MỤC TIÊU :
Qua bài này học sinh cần :
- Biết được bốn tính chất cơ bản của phép cộng các số nguyên : giao hoán, kết hợp, cộng với 0, cộng với số đối .
- Có ý thức vận dụng các tính chất cơ bản này để tính nhanh và tính toán hợp lý . - Biết tính và tính đúng tổng của nhiều số nguyên .
NỘI DUNG VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP :
Hoạt động 2 : Kiểm tra bài cũ Câu hỏi 1 :
Làm bài tập ?1 của bài học này . Nhận xét về vị trí các số hạng của các tổng và kết quả của các tổng trong ba trường hợp a, b, và c .
PHẦN HƯỚNG DẪN CỦA THẦY GIÁO VÀ HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
PHẦN NỘI DUNG CẦN GHI NHỚ
Hoạt động 3 : Tính chất giao hoán, kết hợp .
- Qua bài tập ?1, HS hãy phát biểu tính chất giao hoán của phép cộng các số nguyên .
- HS làm bài tập ?2 . và phát biểu tính chất kết hợp của phép cộng các số nguyên .
- GV nêu chú ý trong SGK
Hoạt động 4 : Cộng với số 0, cộng với số đối
- GV giới thiệu tính chất cộng với số 0 . - GV giới thiệu ký hiệu số đối của a là
-a .
- Tổng hai số đối nhau bằng bao nhiêu ? - Làm thế nào để chứng minh hai số là
đối nhau ?
- HS làm bài tập ?3 SGK
- Số đối của số a được ký hiệu là -a . Hoạt động 5 : Củng cố a + b = b + a (a + b) + c = a + (b + c) a + 0 = 0 + a = a -(- a) = a v a + (- a) = 0à
- HS làm các bài tập 37, 39, 40 SGK theo nhóm - Kết quả Bài tập 37 : a ) -4 ; b) 0 ; Bài tập 39 : a) - 6 ; b) 6 Bài tập 40 : a 3 -15 -2 0 -a -3 15 2 0 |a| 3 15 2 0 Hoạt động 6 : Dặn dò
- HS học bài theo SGK và làm các bài tập 38, 41 đến 46 . - Tiết sau : Luyện tập
Ngày soạn : Ngày dạy :
Tiết 48 LUYỆN TẬP
MỤC TIÊU :
Qua bài này học sinh cần :
- Củng cố và rèn luyện kỹ năng vận dụng các tính chất của phép cộng các số nguyên .
- Biết sử dụng hợp lý các tính chất để giải toán .
- Rèn kỹ năng sử dụng máy tính điện tử để thực hiện phép cộng số nguyên . NỘI DUNG VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP :
Hoạt động 2 : Kiểm tra bài cũ Câu hỏi 1 :
Nêu các tính chất của phép cộng hai số nguyên . Làm bài tập 41 .
Câu hỏi 2 :
Làm thế nào để chứng minh được hai số là đối nhau ? Chứng minh 3 và -|-3| là hai số đối nhau .
PHẦN HƯỚNG DẪN CỦA THẦY GIÁO VÀ HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
PHẦN NỘI DUNG CẦN GHI NHỚ
Hoạt động 3 : Ứng dụng các tính chất của phép cộng để tính giá trị của biểu thức .
Bài tập 41 :
- Ta thường sử dụng các tính chất gì và lợi dụng các đặc điểm nào để tính hợp lý giá trị một biểu thức ? (giao hoán, kết hợp, các số đối nhau, tròn trăm, chục ... )
Bài tập 41 : A = (-38) + 28 = -10 ; B = 273 +(-123) = 150 C = 99 +(-100)+101 = (99 +101)+(-100) = 200+(-100) = 100 Bài tập 42 :
- Liệt kê tất cả các số nguyên có giá trị tuyệt đối bé hơn 10 rồi tính tổng .
- Tổng quát hoá bài toán này : Tổng
của tất cả các số nguyên có giả trị tuyệt đối bé hơn m bằng 0
Bài tập 42 :
A = 217 +[43 + (-217) + (-23)] = (217 + 43) +[(-217) + (-23)] = 260 + (-240) = 20
Tổng các số có giá trị tuyết xđối bé hơn 10 là :
B = (-9)+(-8)+ ... (-1)+0+1+ ... +8+9 =[(-9)+9]+[(-8)+8]+...+[(-1)+1]+0 = 0
Hoạt động 4 : Dùng số nguyên để biểu diễn một đại lượng có hai hướng ngược nhau
Bài tập 43 :
- Muốn tìm khoảng cách của hai ca nô ta làm như thế nào sau khi đã biểu diễn
Bài tập 43 :
a) 10 + 7 = 17 (km) b) 10 + (-7) = 3 (km)
đại lượng quãng đường theo hướng quy định ?
Bài tập 44 :
- HS giải bài này theo nhóm . Nhóm này ra đề cho nhóm kia trả lời .
Bài tập 44 :
Một người đi từ C về hướng tây 3km và tiếp tục quay lai đi về hướng đông 5km Hỏi người ấy cách C bao nhiêu km ?
Hoạt động 5 : Hướng dẫn sử dụng máy tính
- GV hướng dẫn cho HS tác dụng và cách sử dụng của phím +/- trên bàn phím MTĐT hệ fx500A và fx 500MS hoặc fx 570MS để nhập số nguyên .
- Cho HS thực hành phép cộng số nguyên trên máy tính bài tập 46 và các bài tập đã giải .
Hoạt động 6 : Dặn dò
- HS hoàn chỉnh các bài tập đã hướng dẫn và sửa chữa . - Chuẩn bị bài mới : Phép trừ hai số nguyên .
Ngày soạn : Ngày dạy :
Tiết 49