MỤC TIÊU :
Qua bài này học sinh cần :
- Có kỹ năng cộng hai số nguyên cùng dấu .
- Bước đầu hiểu được quan hệ thực tế từ các ví dụ cụ thể . NỘI DUNG VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP :
Hoạt động 1 : Kiểm tra nề nếp tổ chức lớp và sự chuẩn bị học tập của học sinh . Hoạt động 2 : Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi 1 :
Thế nào là số nguyên dương ? Cho biết mối quan hệ giữa tập hợp N , tập N* và tập hợp các số nguyên dương .
Câu hỏi 2 :
Số nguyên âm là gì ? Hôm qua ông A nợ 3 đồng . Hôm nay ông A lại nợ tiếp 5 đồng . Hỏi hai ngày qua, ông A nợ bao nhiêu đồng ? Dùng các phép tính và ký hiệu số nguyên âm để trình bày bài giải .
PHẦN HƯỚNG DẪN CỦA THẦY GIÁO VÀ HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
PHẦN NỘI DUNG CẦN GHI NHỚ
Hoạt động 3 : Cộng hai số nguyên dương
- Những số nguyên nào được gọi là cùng dấu với nhau ? Có thể xem số nguyên dương là số tự nhiên khác 0 ? - Việc cộng hai số nguyên dương được
tiến hành như thế nào ?
- GV giới thiệu qua hình ảnh trục số để minh hoạ .
- Thử cộng hai giá trị tuyệt đối của hai số hạng, so sánh kết quả .
Cộng hai số nguyên dương là cộng hai số tự nhiên khác 0 .
Ví dụ : (+425) + (+120) = 545
Hoạt động 4 : Cộng hai số nguyên âm
- Thế nào là hướng dương, hướng âm trên trục số ?
Quy tắc :
- HS đọc ví dụ trong SGK , GV phân tích và dùng trục số để minh hoạ cách giải .
- Kết quả của phép cộng hai số nguyên âm là một số gì ?
- Thử cộng hai giá trị tuyệt đối của hai số hạng và só sánh với kết quả để rút ra quy tắc .
- HS làm bài tập ?2 SGK
âm, ta cộng hai giá trị tuyệt đối của chúng rồi đạt dấu "-" trước kết quả .
Ví dụ : (-302) + (-258) = -560
Hoạt động 5 : Củng cố và dặn dò
- HS làm bài tập 23,24 tại lớp theo nhóm . - Học bài theo SGK , làm bài tập 25 ,26 ở nhà . - Chuẩn bị bài mới : Cộng hai số nguyên khác dấu .
Ngày soạn : Ngày dạy : Tiết 45