Với xu thế chọn giống lúa mới ngày nay là có năng suất, chất lượng và thâm canh cao đáp ứng nhu cầu của thị trường thì mặt trái của nó là sự phát triển của sâu bệnh hại.
Mặt khác, canh tác lúa đòi hỏi phải bảo vệ môi trường hạn chế tối đa việc dùng thuốc bảo vệ thực vật nhưng trên thế giới tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ngày càng tăng. Khoảng 80% các loại thuốc bảo vệ thực vật sản xuất ra được sử dụng ở các nước đang phát triển, tốc độ sử dụng tăng khoảng 7 - 8%/năm [13].
Nước ta có khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều tạo điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh hại phát triển mạnh. Hàng năm các loài sâu, bệnh hại gây hại đối với cây trồng nói chung và đối với cây lúa nói riêng là rất lớn. Hơn nữa việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nhiều càng làm cho môi trường sinh thái có xu hướng xấu, phá vỡ thế cân bằng của tự nhiên và dẫn đến các đại dịch về sâu, bệnh hại.
Vì vậy vấn đề cần giải quyết ở đây là tìm ra những giống lúa có khả năng chống chịu sâu bệnh hại tốt.
Vụ mùa 2010 và vụ xuân 2011 tình hình sâu, bệnh hại tại điểm nghiên cứu không có vấn đề gì nghiêm trọng. Các giống lúa đều bị nhiễm sâu, bệnh song mức độ gây hại không đáng kể. Qua theo dõi khả năng chống chịu của các giống lúa tham gia thí nghiệm chúng tôi thu được kết quả ở Bảng 3.5.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bảng 3.5. Tình hình sâu bệnh hại của các giống lúa thí nghiệm trên chân vàn
(ĐVT: điểm)
CT Tên giống
Vụ mùa 2010 Vụ xuân 2011
Bệnh hại Sâu hại Bệnh hại Sâu hại
Đạo ôn Khô vằn Đục thân Rầy nâu Đạo ôn Khô vằn Đục thân Sâu cuốn lá 1 KD18(đ/c) 2 3 1 5 3 2 0 1 ĐS1 0 0 1 3 1 0 1 1 J01 1 4 1 4 1 2 0 1 J02 1 1 0 1 0 0 0 1 HN1 0 1 0 2 1 0 1 1 2 KD18(đ/c) 2 2 0 3 2 2 1 1 ĐS1 1 0 1 2 1 0 0 1 J01 1 2 0 3 1 1 0 1 J02 0 0 1 1 2 0 0 1 HN1 0 1 0 1 0 1 1 1
Bệnh đạo ôn xuất hiện ở giai đoạn cuối đẻ nhánh và làm đòng. Tất cả các giống đều nhiễm bệnh nhẹ, ít chịu ảnh hưởng nhất là giống J01, J02 và HN1.
Bệnh khô vằn xuất hiện giai đoạn chín sữa – vào chắc. Các giống ở cả 2 công thức đều nhiễm nhẹ, riêng giống KD18 và J01 ở CT1 (vụ mùa 2010) là nhiễm ở điểm 3, 4.
Sâu đục thân gây hại nhẹ giai đoạn làm đòng - trỗ. Ở cả 2 công thức, 2 vụ sâu phá hại ở mức độ điểm 0-1.
Sâu cuốn lá phá hại trên toàn bộ diện tích thí nghiệm ở vụ xuân 2011, tuy nhiên mức độ hại nhẹ (điểm 1) cho tất cả các giống lúa thí nghiệm.
Rầy nâu: Phát sinh phát triển ở giai đoạn làm đòng vụ mùa 2010, giống KD18, ĐS1, J01 bị hại ở mức độ điểm 3-5, các giống còn lại bị hại ở mức độ điểm 1 (Bảng 3.5).
3.2.5. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất
Cũng như tất cả các cây trồng khác, trong sản xuất lúa năng suất là mục tiêu cuối cùng và là một chỉ tiêu kinh tế quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại hay không tồn tại của một giống lúa.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
Mặt khác, năng suất là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả của một giống. Khả năng cho năng suất của các giống lúa được thể hiện qua các yếu tố cấu thành năng suất như:
+ Số bông/m2, số hạt chắc/bông, khối lượng 1.000 hạt, các yếu tố này liên quan chặt chẽ với nhau.
+ Số bông/m2 phụ thuộc vào quá trình đẻ nhánh hữu hiệu và số cây trên đơn vị diện tích.
Dựa vào điều kiện đất đai, chế độ dinh dưỡng, khí hậu ở địa phương và đặc điểm của từng giống để quyết định mật độ cấy, tỷ lệ đẻ nhánh từ đó sẽ quyết định số bông, số hạt, tỷ lệ hạt chắc và năng suất cuối cùng.
Bảng 3.6. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm trên chân vàn trong vụ mùa 2010
CT Tên giống Số bông/m2 (bông) Tổng số hạt/bông Số hạt chắc/bông (hạt) Tỷ lệ hạt chắc (%) KL 1000 hạt (g) NSLT (tạ/ha) NSTT (tạ/ha) 1 KD18(đ/c) 249.2 147.3 114.8 78.0 20.3 58.1 49.38 ĐS1 232.4 125.0 104.2 83.4 26.7 64.7 53.23 J01 210.0 101.6 85.6 84.2 28.1 50.5 40.65 J02 224.0 94.6 81.0 85.7 28.5 51.7 41.13 HN1 218.4 110.7 92.5 83.6 28.2 57.0 50.12 2 KD18(đ/c) 254.8 151.4 116.7 77.1 20.6 61.3 51.32 ĐS1 280.0 108.5 91.2 84.1 26.9 68.7 59.23 J01 252.0 88.5 76.3 86.2 28.6 55.0 43.67 J02 260.4 84.2 72.7 86.4 28.7 54.4 43.22 HN1 257.6 100.6 84.9 84.4 28.5 62.3 51.83 CT1 Vs CT2 (Pr>F) Nhắc lại ns ns ns ns ns ns ns CT ns ns ns ns * * * Giống ns * * * * * * Giống*CT ns ns ns ns ns ns ns LSD 05 30.61 13.45 12.00 1.32 0.17 4.54 3.12 CV% 7.3 8.8 7.5 5.4 1.0 12.4 16.0
*: Sai khác có ý nghĩa ở mức xác suất P<0,05 ns: Sai khác không có ý nghĩa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn * Số bông/m2.
Trên ruộng lúa số bông/m2
phụ thuộc rất nhiều vào năng lực đẻ nhánh và sức đẻ nhánh hữu hiệu. Như vậy, muốn nâng cao số bông trên đơn vị diện tích nhất thiết phải tác động, thúc đẩy hai yếu tố trên một cách hài hoà nhất. Thực tế cho thấy rằng quần thể ruộng lúa có quy luật tự điều chỉnh, không cho phép cấy dày hay thưa quá vì không phù hợp với những lợi ích về kinh tế và kỹ thuật.
Để cấy với mật độ hợp lý phải căn cứ vào giống, đất đai, phân bón, mùa vụ, nếu muốn tăng số bông chúng ta phải đảm bảo mật độ gieo cấy và bón thúc để lúa đẻ sớm, đẻ tập trung, hạn chế lúa đẻ lai rai và đẻ nhánh vô hiệu. Đồng thời để tăng khả năng đẻ nhánh hữu hiệu phải đảm bảo chất lượng mạ tốt, cấy đúng kỹ thuật (nông tay, thẳng hàng, đều tay), đúng mật độ và đúng tuổi mạ, làm đất kỹ, chăm sóc phân bón đầy đủ hợp lý và điều quan trọng nhất là phải cấy đúng thời vụ.
Vụ mùa 2010, số bông/m2 của các giống biến động từ 210,0 – 280,0 bông. Thấp nhất là giống J01 đạt 210 bông/m2
(CT1) và 252 bông/m2 (CT2); cao nhất là giống KD18 với 249,2 bông/m2 (CT1) và ĐS1 là 280 bông/m2
(CT2) nhưng sự sai khác không có ý nghĩa giữa các giống. Công thức khác nhau số bông/m2 khác nhau không có ý nghĩa; tương tác giữa công thức và giống cũng không có ý nghĩa. Các giống tham gia thí nghiệm ở CT2 đều có số bông cao hơn CT1 ở mức độ 95%. Như vậy, công thức tưới có tác động đến số bông/m2
của giống.
Vụ xuân 2011, Các giống khác nhau có ảnh hưởng khác nhau chắc chắc tới số bông/m2
ở mức độ tin cậy 95%. Số bông/m2 của các giống biến động từ 240,8 - 285,6 bông/m2. Trong đó tất cả các giống lúa thí nghiệm đều có số bông/m2 thấp hơn giống đối chứng là 277,2 bông/m2 (CT1) và 285,6 bông/m2 (CT2) ở mức độ tin cậy 95%. Công thức khác nhau ảnh hưởng không có ý nghĩa tới số bông/m2. Tương tác giữa giống và công thức không có ý nghĩa.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bảng 3.7. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm trên chân vàn trong vụ xuân 2011
CT Tên giống Số bông/m2 (bông) Tổng số hạt/bông Số hạt chắc/bông (hạt) Tỷ lệ hạt chắc (%) KL 1000 hạt (g) NSLT (tạ/ha) NSTT (tạ/ha) 1 KD18(đ/c) 277.2 140.8 110.9 78.8 21.2 65.19 54.18 ĐS1 271.6 109.6 94.8 86.4 27.0 69.49 59.23 J01 243.6 98.8 87.5 88.6 28.3 60.32 48.35 J02 240.8 104.3 90.4 86.7 28.5 62.06 49.83 HN1 268.8 110.4 92.5 83.8 28.3 70.37 59.72 2 KD18 (đ/c) 285.6 147.7 115.9 78.5 21.1 69.86 59.35 ĐS1 277.2 112.1 93.8 83.6 27.2 70.70 61.64 J01 249.2 96.2 88.7 92.2 28.5 63.00 51.62 J02 252.0 103.1 90.4 87.7 28.5 64.95 53.34 HN1 277.2 112.8 94.0 83.3 28.2 73.48 63.28 CT1 Vs CT2 (Pr>F) Nhắc lại ns ns ns ns ns ns ns CT ns ns ns ns * * * Giống ns * * * * * * Giống*CT ns ns ns ns ns ns ns LSD 05 69.30 18.5 14.00 3.4 1.0 5.09 5.15 CV% 15 9.6 8.4 7.2 6.5 13 15.5
*: Sai khác có ý nghĩa ở mức xác suất P<0,05 ns: Sai khác không có ý nghĩa
* Số hạt chắc/bông.
Hạt chắc/bông là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến năng suất. Thời kỳ quyết định hình thành số hạt chắc/bông bắt đầu từ thời kỳ phân hoá đòng đến cuối thời kỳ vào chắc (từ trước trỗ 30 ngày đến sau trỗ 15 ngày). Thực tế không phải tất cả những hạt được hình thành đều là hạt chắc mà còn có những hạt lép do nhiều nguyên nhân như: Do điều kiện ngoại cảnh không thuận lợi, do
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
ảnh hưởng của chăm sóc không hợp lý, đất đai, phân bón, sâu bệnh hại và một phần do đặc tính của giống.
Vụ mùa 2010, Giống khác nhau có ảnh hưởng khác nhau chắc chắn tới số hạt chắc/bông ở mức tin cậy 95%, biến động từ 76,3 - 116,7 hạt/bông. Giống KD18 có số hạt chắc/bông cao nhất đạt 114 hạt (CT1) và 116,7 hạt (CT2), cao hơn các giống khác chắc chắn với độ tin cậy 95%. Các công thức tưới nước khác nhau ảnh hưởng không có ý nghĩa tới số hạt chắc/bông. Không có sự tương tác giữa giống và công thức đến số hạt chắc/bông. Mặc dù KD18 là giống có số hạt chắc/bông đạt cao nhất nhưng tỷ lệ chắc lại thấp nhất, chỉ đạt 78% (CT1) và 77,1% (CT2) do số lượng hạt ở cổ bông bị lép nhiều. Trong khi đó các giống khác (loài Japonica) thì tỷ lệ hạt chắc đạt 83,4 - 86,4%, cao hơn KD18 ở độ tin cậy 95%. Giống J01 và J02 đạt tỷ lệ hạt chắc cao nhất (86,2-86,4%) ở CT2.
Vụ xuân 2011, số hạt trên chắc/bông dao động từ 87,5 - 115,9 hạt. Giống khác nhau có ảnh hưởng khác nhau chắc chắn tới số hạt chắc/bông ở mức tin cậy 95%. Cao nhất vẫn là giống KD18 đạt 110,9 hạt (CT1) và 115,9 hạt (CT2), cao hơn các giống khác chắc chắn với độ tin cậy 95%. Tuy nhiên, tỷ lệ hạt chắc của giống này lại thấp hơn các giống thí nghiệm khác rất nhiều. Trong khi các giống thuộc loài Japonica đạt tỷ lệ hạt chắc 83,6 - 88,6%, thậm chí là 92,2% (giống J01 ở CT2) thì giống KD18 chỉ đạt 78,5 - 78,8% ở cả 2 CT. Đây là sự khác biệt nổi trội giữa giống lúa loài Indica và loài Japonica. Các công thức khác nhau ảnh hưởng không có ý nghĩa tới số hạt chắc/bông. Tương tác giữa giống và công thức không có ý nghĩa.
* Khối lượng nghìn hạt.
Khối lượng nghìn hạt cũng là yếu tố ảnh hưởng rất lớn tới năng suất, khối lượng nghìn hạt là tương đối ổn định theo từng giống, ít bị thay đổi do ảnh hưởng của chăm sóc, đất đai, phân bón, sâu bệnh hại. Khối lượng nghìn hạt do đặc tính của giống quyết định và do hai thành phần tạo nên đó là vỏ trấu và lượng tinh bột tích luỹ trong đó, kích thước vỏ trấu phụ thuộc vào sự biến đổi chút ít của bức xạ mặt trời trong 2 tuần trước khi nở hoa, do đó các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
giống khác nhau có khối lượng nghìn hạt khác nhau. Khối lượng nghìn hạt của các giống tham gia thí nghiệm biến động từ 20,3 - 28,7 gam (vụ mùa) và 21,1 - 28,5 gam (vụ xuân). Giống khác nhau có ảnh hưởng khác nhau chắc chắn tới khối lượng nghìn hạt ở mức độ tin cậy 95%. Các giống J01, J02, HN1 có khối lượng nghìn hạt tương đương nhau (28,1 - 28,7 gam) đạt cao nhất so với các giống tham gia thí nghiệm ở mức tin cậy 95%. Công thức đạt thấp nhất là KD18 (20,3-20,6 gam ở vụ mùa và 21,2 gam ở vụ xuân). Công thức khác nhau ảnh hưởng không có ý nghĩa tới khối lượng nghìn hạt. Tương tác giữa giống và công thức không có ý nghĩa.
* Năng suất lý thuyết.
Năng suất lý thuyết phản ánh tiềm năng năng suất của từng giống lúa. Năng suất lý thuyết là kết quả tổng hợp các yếu tố cấu thành năng suất.
Trong thí nghiệm vụ mùa, năng suất lý thuyết của các giống lúa thí nghiệm biến động từ 50,5 - 68,7 tạ/ha. Các giống khác nhau có ảnh hưởng khác nhau chắc chắn tới năng suất lý thuyết ở mức độ tin cậy 95%. Cao nhất là giống ĐS1 đạt 64,7 tạ/ha (CT1) và 68,7 tạ/ha (CT2), cao hơn đối chứng (đạt 49,38 – 51,32 tạ/ha) chắc chắn với độ tin cậy 95%. Giống HN1 năng suất đạt tương đương đối chứng. Các giống còn lại năng suất đạt thấp hơn đối chứng ở độ tin cậy 95%. Các công thức khác nhau có ảnh hưởng khác nhau chắc chắn tới năng suất lý thuyết ở mức độ tin cậy 95%. Công thức tưới nước hạn chế năng suất tăng so với công thức đối chứng ở mức độ tin cậy 95%. Tương tác giữa giống và công thức không có ý nghĩa.
Vụ xuân, Giống đạt năng suất cao nhất là giống HN1 (70,37 - 73,48 tạ/ha) , sau đó là giống ĐS1 (69,49 - 70,70 tạ/ha) cao hơn KD18 (65,19 - 69,86 tạ/ha) ở độ tin cậy 95%. Các giống J01, J02 năng suất thấp hơn đối chứng. Các công thức khác nhau có ảnh hưởng khác nhau chắc chắn tới năng suất lý thuyết ở mức độ tin cậy 95%. Công thức tưới nước hạn chế năng suất tăng so với công thức đối chứng ở mức độ tin cậy 95%. Tương tác giữa giống và công thức không có ý nghĩa.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
Năng suất thực thu của các giống phản ánh khả năng cho năng suất và khả năng chống chịu với các điều kiện bất thuận trong cùng điều kiện canh tác.
Vụ mùa, năng suất thực thu của các giống đạt từ 40,65 - 59,23 tạ/ha. Các giống khác nhau có ảnh hưởng khác nhau chắc chắn tới năng suất thực thu ở mức tin cậy 95%. Giống ĐS1 có năng suất cao nhất đạt 53,23 tạ/ha (CT1) và 59,23 tạ/ha (CT2) cao hơn giống đối chứng KD18 (đạt 49,38 - 51,32 tạ/ha) chắc chắn với độ tin cậy 95%. Giống HN1 có năng suất tương đương đối chứng, các giống còn lại năng suất thấp hơn đối chứng ở độ tin cậy 95%. Các công thức khác nhau có ảnh hưởng khác nhau chắc chắn tới năng suất thực thu ở mức tin cậy 95%. Năng suất thực thu của công thức tưới nước hạn chế tăng chắc chắn so với công thức đối chứng ở mức độ tin cậy 95%. Tương tác giữa giống và công thức không có ý nghĩa.
Vụ xuân, năng suất thực thu của các giống đạt từ 48,35 - 63,28 tạ/ha. Các giống khác nhau có ảnh hưởng khác nhau chắc chắn tới năng suất thực thu ở mức tin cậy 95%. Ở CT1, giống HN1 và giống ĐS1 có năng suất cao nhất đạt 59,23 - 59,72 tạ/ha cao hơn giống đối chứng KD18 (đạt 54,18 - 59,35 tạ/ha) chắc chắn với độ tin cậy 95%. Ở CT2, giống HN1 có năng suất cao nhất đạt 63,28 tạ/ha, sau đó là giống ĐS1 đạt 61,64 tạ/ha cao hơn so với đối chứng, các giống còn lại năng suất thấp hơn đối chứng ở độ tin cậy 95%. Các công thức khác nhau có ảnh hưởng khác nhau chắc chắn tới năng suất thực thu ở mức tin cậy 95%. Năng suất thực thu của công thức tưới nước hạn chế tăng chắc chắn so với công thức đối chứng ở mức độ tin cậy 95%. Tương tác giữa giống và công thức không có ý nghĩa.
Như vậy, ở cả 2 vụ giống ĐS1 đều cho năng suất cao hơn giống KD18 ở độ tin cậy 95%. Giống HN1 đã thể hiện rất rõ khả năng thích ứng của giống trong điều kiện vụ xuân. Giống J01 và J02 mặc dù tỷ lệ hạt chắc/bông và trọng lượng 1.000 hạt vượt trội so với các giống khác nhưng do khả năng đẻ nhánh thấp dẫn đến số bông/m2 không đạt vì vậy năng suất thấp hơn so với đối chứng và so với các giống khác ở cả 2 CT tưới nước; cần có những nghiên cứu để tăng số bông/m2 của 2 giống này.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn