của các giống lúa thí nghiệm
Thời gian sinh trưởng là khoảng thời gian được tính bằng ngày kể từ khi gieo cho đến khi lúa chín (80% số bông/quần thể chín). Thời gian sinh trưởng của cây lúa dao động từ 80 - 240 ngày, cá biệt có giống tới 270 ngày như giống lúa nổi hoặc có giống chỉ có 75 ngày [19]. Thời gian sinh trưởng dài hay ngắn tùy thuộc vào giống và điều kiện môi trường cây lúa sinh trưởng (mùa vụ, đất đai, kỹ thuật canh tác…) cùng một giống nhưng trồng trong hai vụ khác nhau thời gian sinh trưởng cũng khác nhau.
Thời gian sinh trưởng của cây lúa được chia làm hai thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng và thời kỳ sinh trưởng sinh thực. Trong thời kỳ sinh trưởng sinh thực đối với các giống lúa hầu như giống nhau, thời gian từ làm đòng đến trỗ khoảng 30 ngày thời gian từ trỗ đến chín 28 - 30 ngày. Như vậy sự khác nhau về thời gian sinh trưởng của các giống lúa chủ yếu khác nhau ở giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng.
Thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng được tính từ gieo đến khi làm đòng. Đây là giai đoạn hình thành các cơ quan như: Rễ, thân, lá, nhánh và một phần tích lũy dinh dưỡng cho giai đoạn sau, thời kỳ này có các giai đoạn: Nẩy mầm, mạ, đẻ nhánh, vươn lóng.
Thời kỳ sinh trưởng sinh thực được tính từ khi cây lúa làm đòng cho đến khi chín. Nếu thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng quyết định số bông/khóm thì thời kỳ sinh trưởng sinh thực quyết định số hạt/bông, tỷ lệ hạt chắc. Thời kỳ này chia làm các giai đoạn: Làm đòng, trỗ bông, chín sữa, vào chắc, chín.
Do vậy, tìm hiểu thời gian sinh trưởng của cây lúa là rất cần thiết, là cơ sở để chúng ta bố trí cơ cấu cây trồng, cũng như biện pháp kỹ thuật hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả trong sản xuất.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bảng 3.2. Các thời kỳ sinh trƣởng, phát triển của các giống lúa thí nghiệm trên chân vàn vụ mùa 2010 và vụ xuân 2011
CT Giống lúa
Thời gian ngày kể từ khi gieo đến… (ngày)
Vụ mùa 2010 Vụ xuân 2011 Cấy Đẻ nhánh Làm đòng Trỗ bông Chín Cấy Đẻ nhánh Làm đòng Trỗ bông Chín 1 KD18 (đ/c) 18 26 54 85 110 25 38 65 97 126 ĐS1 18 27 60 89 117 25 38 76 109 138 J01 18 25 40 70 102 25 36 52 81 110 J02 18 26 45 73 106 25 36 54 82 110 HN1 18 26 52 82 110 25 37 65 96 125 2 KD18 (đ/c) 18 26 56 87 112 25 37 66 97 128 ĐS1 18 26 63 90 120 25 38 75 108 140 J01 18 25 40 74 104 25 36 52 80 110 J02 18 25 42 76 106 25 37 55 83 112 HN1 18 26 52 80 110 25 38 64 98 128
Trong vụ xuân các giống lúa tham gia thí nghiệm đều gieo cùng một ngày và có tuổi mạ như nhau là 25 ngày nhưng thời gian các giống lúa đẻ nhánh, làm đòng, trỗ bông và chín khác nhau. Tổng của thời gian sinh trưởng các giống dao động từ 110 - 140 ngày, giống có tổng TGST ngắn nhất là J01 và J02 với 110 ngày ở CT1 và 110-112 ngày ở CT2. Giống có thời gian sinh trưởng dài nhất là ĐS1 với 138 ngày (CT1) và 140 ngày (CT2). Như vậy các giống tham gia thí nghiệm thuộc nhóm chín trung bình. Thời gian từ cấy đến làm đòng dao động trong khoảng 27 - 41 ngày. Giống có thời gian từ cấy đến làm đòng sớm nhất là J01 là 27 ngày; muộn nhất là ĐS1 là 41 ngày.
Thời kỳ từ làm đòng đến chín: vào thời kỳ làm đòng cây lúa kết thúc đẻ nhánh. Giai đoạn này có sự chuyển biến căn bản từ sinh trưởng sinh dưỡng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
sang sinh trưởng sinh thực. Kết thúc trỗ bông và bắt đầu giai đoạn chín trong cây lúa có những biến đổi sinh lý, sinh hóa quan trọng. Cây lúa vận chuyển các chất dinh dưỡng vào hạt, do đó ảnh hưởng đến khối lượng hạt, tỷ lệ hạt chắc. Vì vậy, năng suất thực thu chịu ảnh hưởng mạnh nhất của thời kỳ này. Bảng 3.2 cho ta thấy thời gian từ làm đòng đến chín của các giống chênh lệch không nhiều từ 58 đến 65 ngày.