Khả năng tích lũy vật chất khô có sự tương quan thuận với năng suất lúa, cây lúa tích lũy được nhiều vật chất khô thì khả năng đạt năng suất cuối cùng cao và ngược lại. Khả năng tích lũy vật chất khô có liên quan tới quá trình quang hợp và quá trình hô hấp, glucoza được tạo ra trong quá trình quang hợp là nguyên liệu cơ bản được cây tổng hợp nên các chất cần thiết cho sự sinh trưởng phát triển của mình như: Sacaroza, tinh bột, protit, xenluloza... Hạt lúa và rơm sau khi được sấy khô hàm lượng nước bị mất đi đại bộ phận các chất còn lại là các chất trên.
Vì khả năng tích lũy vật chất khô là yếu tố cơ sở để cấu thành năng suất lúa nên chúng tôi đã tiến hành theo dõi khả năng tích lũy vật chất khô của các giống lúa và thu được kết quả Bảng 3.4.
Vụ mùa: Các giống lúa khác nhau có khả năng tích lũy chất khô khác nhau. Chất khô thời kỳ trỗ đã có sự thay đổi rõ rệt, giống ĐS1 có khả năng tích luỹ chất khô cả 3 bộ phận ở rễ, thân, lá cao hơn so với đối chứng, các giống khác đều có trọng lượng chất khô thấp hơn hơn đối chứng ở mức độ tin cậy 95%. Chất khô tích lũy tại rễ, thân, lá với các công thức tưới nước khác nhau có sự sai chắc chắn với độ tin cậy 95%. Các giống tham gia thí nghiệm ở công thức tưới nước hạn chế (CT2) đều có trọng lượng khô ở rễ cao hơn công thức tưới nước tập quán (CT1) ở mức độ 95%. Như vậy, công thức tưới đã tác động đến trọng lượng khô của rễ. Tưới ẩm, khô xen kẽ làm cho đất thông thoáng, tạo điều kiện cho bộ rễ ăn sâu và lan rộng sẽ hút được nhiều nước và dinh dưỡng hơn, là tiền đề tạo năng suất cao sau này. Ngược lại, khả năng tích luỹ chất khô tại thân, lá của các giống ở CT2 lại thấp hơn so với CT1.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bảng 3.4. Khả năng tích lũy chất khô của các giống lúa thí nghiệm trên chân vàn
(ĐVT: gam/khóm)
CT Giống lúa Vụ mùa 2010 Vụ xuân 2011
Rễ Thân Lá Rễ Thân Lá 1 KD18(đ/c) 5.18 34.23 28.64 5.85 38.42 33.53 ĐS1 5.15 42.81 35.17 6.25 41.84 36.76 J01 4.72 30.81 21.17 5.68 35.43 31.65 J02 4.82 31.82 21.43 5.32 32.47 22.98 HN1 5.22 35.05 22.86 5.88 36.47 16.76 2 KD18(đ/c) 5.71 31.56 18.72 5.77 36.44 27.12 ĐS1 6.27 31.50 21.49 5.51 35.37 25.29 J01 5.80 31.83 10.27 5.25 21.90 20.35 J02 5.69 30.23 16.96 5.72 26.54 25.23 HN1 6.24 21.77 16.51 6.07 21.95 21.74 CT1 Vs CT2 (Pr>F) Nhắc lại ns ns ns ns ns ns CT * * ns ns * ns Giống ns ns * ns ns ns Giống*CT * * ns ns ns ns LSD 05 0.05 0.15 0.33 0.08 0.66 0.42 CV% 8.4 5.6 6.8 9.3 7.2 6.6
*: Sai khác có ý nghĩa ở mức xác suất P<0,05 ns: Sai khác không có ý nghĩa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
Vụ xuân: Bảng phân tích cho chúng ta thấy sự sai khác về khả năng tích lũy chất khô của các giống khác nhau không có ý nghĩa. Sự sai khác giữa công thức tưới hạn chế và công thức đối chứng tại phần thân khác nhau chắc chắn với độ tin cậy 95%.