- Phương pháp theo dõi: Theo Quy phạm khảo nghiệm giống lúa Quốc gia [4] và Viện nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI) [12].
- Các giai đoạn sinh trưởng + Ngày cấy.
+ Ngày bắt đầu đẻ nhánh: Khi 50% số cây xuất hiện nhánh đầu tiên. + Ngày kết thúc đẻ nhánh: Khi lúa đạt dảnh tối đa.
+ Ngày làm đòng: Là ngày có 50% số cây làm đòng.
+ Ngày bắt đầu trỗ: Là ngày có 10% số cây có bông thoát khỏi bẹ lá đòng khoảng 5cm.
+ Ngày kết thúc trỗ: Là ngày có 80% số cấy có bông thoát khỏi bẹ lá đòng khoảng 5cm.
+ Thời gian trỗ bông: Số ngày từ bắt đầu trỗ (10% số cây có bông thoát khỏi bẹ lá đòng khoảng 5cm) đến kết thúc trỗ (80% số cây trỗ):
+ Thời gian chín: Khi có 85% số hạt/ bông trong quần thể chín.
+ Thời gian sinh trưởng (ngày): Tính từ ngày gieo đến khi 85% số hạt/ bông trong quần thể chín.
Phân nhóm:
Nhóm chín sớm: 90-115 ngày
Nhóm chín trung bình: 115 – 125 ngày Nhóm chín muộn: 125-135 ngày
Nhóm chín rất muộn: >135 ngày. - Khả năng đẻ nhánh của lúa:
Chọn mẫu theo phương pháp đường chéo 5 điểm/ô, định kỳ 7 ngày theo dõi 1 lần. Cách theo dõi và chỉ tiêu theo dõi đẻ nhánh theo phương pháp của Viện nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI) và đánh giá theo thang điểm.
+ Điểm 1: Đẻ rất khoẻ > 25 dảnh/ khóm. + Điểm 3: Đẻ khoẻ từ 20-25 dảnh/ khóm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
+ Điểm 5: Đẻ trung bình từ 10-19 dảnh/ khóm. + Điểm 7: Đẻ kém từ 5-9 dảnh/ khóm.
+ Điểm 9: Đẻ rất kém <5 dảnh/ khóm.
Tính toán các chỉ tiêu khác liên quan đến khả năng đẻ nhánh bao gồm: + Đếm số dảnh/khóm.
+ Số nhánh/m2
= số dảnh/khóm x số khóm/m2
+ Sức đẻ nhánh hữu hiệu = số dảnh hữu hiệu số dảnh cơ bản
+ Tỷ lệ nhánh hữu hiệu (%) = số dảnh hữu hiệu
x 100 số dảnh tối đa
- Khả năng tích luỹ chất khô: Đào 5 khóm lúa/ô ở thời kỳ làm trỗ bông cắt riêng lá, thân, rễ rồi rửa sạch, sấy khô đến khi khối lượng không đổi và đem cân.