Ban giám đốc.

Một phần của tài liệu Giải pháp cần thiết để phát triển Công ty Cổ phần Dệt 10 - 10 (Trang 52 - 53)

III/ Đánh giá chung về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty

a/ Ban giám đốc.

Giám đốc Công ty là ngời đại diện pháp nhân của Công ty trong mọi giao dịch, trực tiếp điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Giám đốc có các quyền hạn và nhiệm vụ sau:

- Điều hành và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty theo Nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị, Nghị quyết của Đại hội cổ đông, Điều lệ Công ty và tuân thủ pháp luật.

- Bảo toàn và phát triển vốn, thực hiện phơng án kinh doanh đã đợc Hội đồng quản trị phê duyệt và thông qua Đại hội cổ đông.

- Xây dựng và trình Hội đồng quản trị: kế hoạch dài hạn và kế hoạch hàng năm.

- Quyết định các biện pháp tuyên truyền quảng cáo, tiếp thị, các biện pháp khuyến khích mở rộng sản xuất.

- Đề nghị Hội đồng quản trị bổ nhiệm và miễn nhiệm, khen thởng, kỷ luật các chức danh: Phó Giám đốc, Kế toán trởng.

- Quyết định, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thởng đối với cán bộ công nhân viên dới quyền.

- Ký kết các hợp đồng kinh tế theo luật định.

- Báo cáo trớc Hội đồng quản trị tình hình, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

- Có quyền phản đối những quyết định của Hội đồng quản trị nếu thấy trái Điều lệ và trái Nghị quyết của Đại hội cổ đông hoặc trái với Pháp luật. Đồng thời phải có trách nhiệm thông báo ngay cho các Kiểm soát viên.

- Giám đốc Công ty có thể uỷ nhiệm cho các Phó Giám đốc hoặc ngời khác thay mình giải quyết một số công việc của Công ty và chịu trách nhiệm trớc pháp luật về sự uỷ quyền, uỷ nhiệm của mình.

Để hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, Giám đốc nên phụ trách chung và uỷ quyền cho các Phó Giám đốc Công ty điều hành theo từng lĩnh vực. Giữa hai Phó Giám đốc phải có mối liên hệ thờng xuyên, chặt chẽ, tránh tình trạng có công

62 62

Chuyên đề tốt nghiệp

Chuyên đề tốt nghiệp Hà Trọng Hải - Lớp Q7T1 Hà Trọng Hải - Lớp Q7T1 việc mà không ai chỉ đạo hoặc có việc mà hai hay ba ngời cùng chỉ đạo. Từ đó mới tạo nên sự thống nhất cao.

Nhiệm vụ và quyền hạn của Phó Giám đốc:

- Chỉ đạo những lĩnh vực công việc cụ thể và tổ chức thực hiện những nhiệm vụ đợc Giám đốc Công ty giao và chịu trách nhiệm trớc Giám đốc về kết quả công việc đó.

- Thay mặt Giám đốc và đợc sử dụng quyền hạn của Giám đốc để giải quyết các công việc đợc giao. Nhiệm vụ cụ thể của từng Phó Giám đốc đợc phân công theo khối lợng công việc thể hiện bằng văn bản, phù hợp với đặc điểm, yêu cầu đòi hỏi của hoạt động sản xuất kinh doanh và trình độ, năng lực, khả năng nhận hoàn thành công việc của từng ngời ở từng thời kỳ.

- Trong phạm vi công việc đợc giao, các Phó Giám đốc phải chủ động xây dựng chơng trình công tác cho mình thực hiện tốt các bớc: chỉ đạo, tổng hợp và báo cáo kết quả công việc, đề xuất những ý kiến, biện pháp thực hiện công việc với Giám đốc.

- Khi cần kết hợp giữa các khối công việc thì các Phó Giám đốc cần chủ động bàn bạc với nhau để có sự thống nhất, tránh sự chồng chéo hoặc bỏ sót công việc. Tr- ờng hợp không nhất trí thì báo cáo Giám đốc quyết định.

- Các công việc đợc Giám đốc uỷ quyền cho các Phó Giám đốc ở nhà trực tiếp giải quyết khi Giám đốc đi công tác vắng hoặc Phó Giám đốc đi họp thay, khi hoàn thành đều phải báo cáo kết quả giải quyết để Giám đốc biết theo đúng quy chế làm việc của Công ty hiện hành.

- Trờng hợp Giám đốc đi vắng mà khi thực hiện công việc vợt quá quyền hạn của mình, nếu xét thấy công việc có tính cấp bách thì tranh thủ ý kiến của các thành viên trong Ban giám đốc và các thành viên Hội đồng quản trị có mặt mới giải quyết.

Một phần của tài liệu Giải pháp cần thiết để phát triển Công ty Cổ phần Dệt 10 - 10 (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w