Đánh giátình hình tài chính công ty cổ phần xây dựng Tasco

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính công ty cổ phần xây dựng Tasco (Trang 84)

7. Kết cấu của đề tài

2.2.3 Đánh giátình hình tài chính công ty cổ phần xây dựng Tasco

Mặc dù những năm từ 2010 đến 2013, kinh tế thế giới nói chung và tình hình kinh tế Việt Nam nói riêng còn nhiều khó khăn, nhƣng với sự nỗ lực của các cấp lãnh đạo và toàn thể cán bộ công nhân viên, cùng với sự tin tƣởng của đối tác, bạn hàng, công ty đã đạt đƣợc nhiều thành tựu đáng kể, có nhiều những điểm sáng trong bức tranh tài chính. Bên cạnh đó tình hình tài chính của công ty cũng còn nhiều điểm tồn tại đòi hỏi phải khắc phục trong thời gian tới.

Điểm mạnh

- Về doanh thu và lợi nhuận:

Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty liên tục tăng cao trong các năm qua, năm 2010 đạt 185.211 triệu đồng, năm 2011 đạt 307.520 triệu đồng, năm 2012 đạt 1.124.511 triệu đồng, năm 2013 đạt mức1.188.309 triệuđồng. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ trong cả 3 năm đều vƣợt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Sự tăng trƣởng nhanh chóng của doanh thu thuần làđiều kiện vô cùng thuận lợi cho công ty có thể phát triển mạnh mẽ trong tƣơng lai.

76

Trong cả 3 năm lợi nhuận trƣớc và sau thuế của công ty tuy không thể có mức tăng tƣơng ứng với doanh thu nhƣng đều dƣơng và ở mức chấp nhậnđƣợc, cụ thể: lợi nhuận sau thuế năm 2010 là 3.325 triệu đồng, giảm xuống còn 2.637 triệu đồng trong năm 2011, sau đó tăng lên thành 3.338 triệu đồng vào năm 2012 và đạt mức 3.533 triệu đồng trong năm 2013. Lợi nhuận trƣớc và sau thuế của công ty quacác năm đều vƣợt với chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Trong bối cảnh khó khăn hiện tại thì đâylà mức lợi nhuận đáng mơ ƣớc so với nhiều doanh nghiệp cùng ngành xây dựng.

- Về biến động của tài sản, nguồn vốn:

Từ năm 2010 đến năm 2012, giá trị tổng tài sản của công ty tăng mạnh do sự tăng lên đáng kể của giá trị tài sản cố định mà cụ thể ở đây là giá trị của khoản mục xây dựng dở dang của dự án BT21. Cơ cấu tài sản vì thế cũng theo chiều hƣớng tăng tỷ trọng tài sản dài hạn, giảm tỷ trọng tài sản ngắn hạn. Cùng với đó là tỷ trọng nợ phải trả trong tổng nguồn vốn ở mức cao và đang có xu hƣớng giảm xuống, tỷ trọng vốn chủ sở hữu tăng lên. Tuy nhiên trong năm 2013, giá trị của tổng tài sản lại giảm mạnh do việc chia tách công ty, toàn bộ giá trị tài sản của dự án BT21 đƣợc chuyển giao cho công ty khác quản lý và khai thác cùng với đó là một phần giá trị của vốn chủ sở hữu và giá trị của các khoản vay để thực hiên dự án này cũng đƣợc chuyển giao. Tỷ trọng của nợ phải trả mà chủ yếu ở đây là nợ dài hạn tăng lên đáng kể. Giá trị của các khoản mục tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình và tài sản thuê tài chính là những tài sản biểu hiện cho tiềm năng hoạt động có sự tăng trƣởng ổn định.

- Về hiệu suất sử dụng tài sản:

Hiệu quả quản lí các khoản phải thu của công ty đƣợccải thiệnđáng kể qua các năm. Số ngày của kỳ thu tiền bình quân trong các năm 2010, 2011 là rất cao, năm 2010 là 370 ngày, năm 2011 là 402 ngày. Hai năm tiếp theo, số ngày của kỳ thu tiền bình quân đƣợc cải thiện đáng kểxuống còn 108 ngày của năm 2012 và 67 ngày của năm 2013. Tuy nhiên về giá trị tuyệt đối của khoản mục các khoản phải thu của khác hàng vẫn cònở mức cao và không ngừng tăng lên. Điều nàyđòi hỏi phải có nhiều biện pháp hơn nữađể tăng cƣờng quản lý khoản mục phải thu của khách hàng.

77

Công tác quản lí và sử dụng hàng tồn kho của công ty đạtđƣợc hiệu quả cao, hệ số vòng qua hàng tồn kho luôn ở mức tốt vàđƣợc tăng lên mức rất cao trong năm 2012 và 2013. Điều này tạo tiền đề thuận lợi để công ty nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lƣu động.

Trong các năm qua, hiệu quả sử dụng tài sản của công ty là rất tốt. Các hệ sốvòng quay tài sản cốđịnh, vòng quay tài sản lƣuđộng, vòng quay tổng tài sảnđạt mức cao trong các năm 2012, 2013. Công ty đã tận dụng tốt các tài sản của mình trong hoạtđộng sản xuất kinh doanh. Các khoảnđầu tƣ ngoài lĩnh vực kinh doanh chính chiếm tỷ trọng nhỏ, không đáng kể.

Điểm yếu

- Về khả năng thanh toán:

Khả năng thanh toán của công ty trong các năm từ năm 2010 đến 2012 đều đƣợc đảm bảo. Hệ số thanh toán hiện hành, hệ số thanh toán nhanh, thanh toán tức thời đƣợc đảm bảo và cao hơn mức bình quân chung của ngành. Điều này đã tạo cho công ty sự đảm bảo khá chắc chắn khi đi vay vốn, tạo đƣợc niềm tin cho các chủ nợ. Tuy nhiên đến cuối năm 2013, việc chia tách công ty đã làm khả năng thanh toán của công ty đã xấu đi rất nhiều. Tài sản ngắn hạn giảm xuống trong khi giá trị nợ ngắn hạn lại tăng lên. Hệ số thanh toán hiện hành xuống dƣới mức giới hạn 1, để có thể thanh toán cho những khoản nợ sắp đáo hạn, công ty có nguy cơ phải bán đi cả tài sản dài hạn của mình. Điều này thực sự là vấn đề nghiêm trọng đòi hỏi ban lãnh đạo công ty phải có biện pháp điều chỉnh ngay trong thời gian sớm nhất.

- Về hiệu quả quản lý chi phí:

Trong các năm qua, hiệu quả quản lý chi phí của công ty chƣa thực sự tốt. Điều này thể hiện ở việc giá vốn hàng bán của công ty chiếm tỷ trọng lớn và ngày càng tăng lên trong doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ, tỷ trọng nàylần lƣợt trong các năm 2010 đến 2013 là 95,5%; 96%; 99%; 98,7%. Chi phí quản lý doanh nghiệp cũng liên tục gia tăng với tốc độ rất nhanh. Chính điều này khiến lợi nhuận của công ty trong các năm qua không có sự tăng trƣởng đáng kể nào dù cho đã có tiền đề rất tốt khi doanh thu tăng rất mạnh.

78 - Về khả năng tạo tiền:

Dòng tiền đƣợc tạo ra từ hoạt động của công ty có sự biến động mạnh trong các năm qua. Dòng tiền dƣơng trong năm 2010 và 2011 nhƣng lại âm trong năm 2012 và 2013. Dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh, từ hoạt động tài chính đều cũng có sự biến động khó lƣờng và thƣờng ngƣợc chiều nhau. Dòng tiền từ hoạt động đầu tƣ luôn âm. Đây cũng là một vấn đề mà lãnh đạo công ty cần quan tâm để hạn chế những tình huống công ty có thể bị thiếu hụt lƣợng tiền mặt.

Nguyên nhân

- Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu diễn ra trong những năm gần đây đã dẫn tới đợt suy thoái kinh tế có quy mô lớn, ảnh hƣởng đến nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam. Hệ quả của nó là nhu cầu về xây dựng giảm xuống. Đồng thời giá cả các yếu tố đầu vào nguyên vậtliệu xây dựng, nhiên liệu tăng mạnh khiến công ty gặp khó khăn trong công tác quản lý chi phí ảnh hƣởng đến kết quả kinh doanh.

- Năm 2010 và năm 2011, tình hình kinh doanh gặp rất nhiều khó khăn chủ yếu do sự tăng đột biến về giá của các yếu tố đầu vào. Bên cạnh đó lãi suất các khoản vay tăng mạnh làm chi phí lãi vay của công ty cao hơn rất nhiều so với kế hoạch. Trong thời gian này công ty phải chịu mức lãi vay bình quân từ 18 - 23% đối với các ngân hàng, đây thực sự là một gánh nặng quá lớn cần phải vƣợt qua.

- Mặc dù công ty bƣớc đầu đã nhận thức đƣợc vai trò của phân tích tài chính nhƣng Ban lãnh đạo công ty chƣa đánh giá đúng tầmquan trọng của phân tích tài chính. Phân tích tài chính chỉ đƣợc coi là hoạt động kèm theo hoạt động quyết toán sổ sách kế toán năm. Ngoài ra việc sử dụng kết quả cũng chủ yếu trong lĩnh vực quản lý tài chính chứ chƣa trở thành một phần cơ sở giúp Ban giám đốc ra quyết định, hay định hƣớng hoạt động cho các phòng ban chức năng hoặc vận dụng cho các lĩnh vực khác nhƣ lập kế hoạch kinh doanh đầu tƣ, quản lý và đánh giá dự án….

- Hiện nay, nhiệm vụ phân tích tài chính của công ty chỉ do kế toán tổng hợp đảm nhiệm. Số lƣợng cán bộ phân tích thiếu, trình độ cán bộ phân tích yếu do kế toán tổng hợp chỉ đƣợc đào tạo về nghiệp vụ kế toán, kiến thức và kinh nghiệp tài chính hạn chế. Số liệu dùng để phân tích chủ yếu dựa vào báo cáo tài chính, mà báo

79

cáo tài chính chỉ diễn tả tình hình tài chính vào thời điểm cuối kỳ báo cáo nên thƣờng phản ánh không thực sự cụ thể về tình hình tài chính của công ty.

Từ những phân tích về tình hình tài chính của công ty cổ phần xây dựng Tasco, luận văn có đƣa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh đối với Công ty, đồng thời đƣa ra một số kiến nghị đối với các cơ quan quản lý về tài chính, xây dựng.

80

CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG TASCO

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính công ty cổ phần xây dựng Tasco (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)