Phân tích các nhóm chỉ số tài chính

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính công ty cổ phần xây dựng Tasco (Trang 71)

7. Kết cấu của đề tài

2.2.2. Phân tích các nhóm chỉ số tài chính

2.2.2.1. Hệ số phản ánh khả năng thanh toán

Bảng 2.6: Phân tích khả năng thanh toán giai đoạn 2010-2013

Đơn vị tính : Lần

(Nguồn: BCTC 2010-2013 Công ty CPXD Tasco)

Hệ số khả năng thanh toán tổng quát

Hệ số thanh toán tổng quát (còn đƣợc gọi là hệ số khả năng thanh toán chung) của công ty qua 3 năm liên tiếp từ 2010 đến 2012 đều lớn hơn 1 chứng tỏ với tổng số tài sản hiện có, công ty có khả năng trang trải toàn bộ các khoản nợ. Và hệ số này đang tăng dần, từ 1,066 năm 2011 tăng lên 1,122 năm 2012 và tiếp tục tăng lên 1,224 vào năm 2012 có nghĩa là khả năng thanh toán tổng quát của công ty các năm này có xu hƣớng mạnh dần. STT Chỉ tiêu 31/12/2010 31/12/2011 31/12/2012 31/12/2013 1 Hệ số khả năng thanh toán tổng quát 1,066 1,122 1,224 1.04 2 Hệ số thanh toán hiện hành 3,215 1,778 1,675 0,938 3 Hệ số khả năng thanh toán nhanh 2,927 1,591 1,425 0,76 4 Hệ số thanh toán tức thời 0.095 0,1623 0,124 0,08

63

Nguyên nhân của tình trạng này là do tốc độ tăng của nợ phải trả luôn nhỏ hơn tốc độ tăng của tổng tài sản qua 3 năm, bắt nguồn từ việc công ty không ngừng tăng tỷ trọng của vốn chủ sở hữu, giảm tỷ trọng của nợ trong tổng nguồn vốn. Tuy nhiên hệ số thanh toán tổng quát năm 2013 lại bị suy giảm do vốn chủ sở hữu của công ty suy giảm với tỷ lệ nhiều hơn nợ do chia tách dự án BT21 cho công ty cổ phần Tasco Nam Định

Hệ số thanh toán hiện hành

Hệ số khả năng thanh toán hiện hành của công ty giảm từ mức cao 3,215 vào năm 2010 còn 1,776 vào năm 2011 và giảm xuống còn 1,675 trong năm 2012. Hệ số này trong 3 năm đều trên 1 có nghĩa là trong mỗi kỳ kinh doanh công ty đều có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng tài sản ngắn hạn. Nguyên nhân hệ số thanh toán hiện hành giảm xuống là do tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn nhỏ hơn tốc độ tăng của nợ ngắn hạn. Tuy nhiên vào năm 2013 hệ số thanh toán hiện hành giảm nhỏ hơn 1 vàở mức 0,938, công ty đã không đáp ứng đƣợc khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Đây thực sự là vấn đề lớn khi công ty đã sử dụng một phần nợ ngắn hạn để đầu tƣ cho tài sản dài hạn. Nếu không nhanh chóng cải thiện tình trạng này thì niềm tin của các chủ nợ đối vớicông ty sẽ bị suy giảm.

Hình 2.4:Khả năng thanh toán hiện hành giai đoạn 2010- 2013

1.768 1.929 1.809 1.86 3.215 1.776 1.675 0.938 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 2010 2011 2012 2013

Thanh toán hiện hành ngành xây dựng

Thanh toán hiện hành XD Tasco

64

Khi so sánh với hệ số khả năng thanh toán hiện hành trung bình của ngành xây dựng thì hệ số này của ty năm 2010 cao hon mức bình quân chung còn trong năm 2011, 2012, 2013 thấp hơn mức bình quân chung, có nghĩa là khả năng thanh toán nợ hiện hành của công ty đang trở thành vấn đề cần phải có sự quan tâm hơn. Đặc biệt trong năm vừa qua, năm 2013 trong khi hệ số thanh toán hiện hành bình quân ngành tăng nhẹ thì hệ số thanh toán hiện hành của công ty lại giảm xuống mức dƣới 1.Điều này thực sự sẽ khiến cho các chủ nợ của công ty e ngại

Hệ số khả năng thanh toán nhanh

Hệ số khả năng thanh toán nhanh 3 năm từ 2010 đến 2012đều lớn hơn 1 vàbiến động theo chiều hƣớng liên tục giảm xuống. Năm 2010 hệ số này là 2,927 giảm còn 1,591 vào năm 2011, năm 2012 tiếp tục giảm xuống thành 1,425 trong năm 2013 giảm chỉ còn khoảng một nửa so với năm 2012 ở mức 0,76. Trong các khoản mục tài sản ngắn hạn của công ty thì giá trị hàng tồn kho chỉ chiếm khoảng 10% và ít có biến động mạnh vì sự biến động của hệ số thanh toán nhanh có sự tƣơng đồng chặt chẽ với hệ số thanh toán hiện hành.

Hình 2.5:Khả năng thanh toán nhanh giai đoạn 2010- 2013

0.94 0.7 0.69 0.7 2.927 1.591 1.425 0.76 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 2010 2011 2012 2013

Hệ số thanh toán nhanh ngành xây dựng

Hệ số thanh toán nhanh công ty CP XD Tasco

65

So sánh với các doanh nghiệp ngành xây dựng, có thể thấy hệ số thanh toán toán nhanh của công ty trong cả các năm 2010-2012 đều cao hơn nhiều so với mức trung bình của ngành (0,94 năm 2010; 0,7 năm 2011; 0,69 năm 2012). Điều này làm nên uy tín lớn của công ty đối với các chủ nợ, tạo điều kiện giúp công ty dễ dàng tiếp cận, bổ sung nguồn vốn kinh doanh của mình. Tuy nhiên trong năm 2013, hệ số thanh toán nhanh bị suy giảm khá mạnh xuống xấp xỉ mức bình quân của ngành. Sự suy giảm này là dễ hiểu vì nó đồng thời với sự suy giảm của hệ số thanh toán hiện hành trong năm.

Hệ số khả năng thanh toán tức thời

Hệ số khả năng thanh toán tức thời của Xây dựng Tasco nhìn chung khá thấpvà đang có xu hƣớng biến động trái chiều qua các năm. Hệ số này tăng từ 0,095 năm 2010 lên 0,1632 năm 2011, giảm xuống còn 0,124 trong năm 2012 và tiếp tục giảm xuống còn 0,07 trong năm 2013. Hệ số khả năng thanh toán tức thời thấp cho thấy với lƣợng tiền và tƣơng đƣơng tiền hiện có, công ty sẽ gặp khó trong khi các khoản nợ ngắn hạn đến hạn chi trả. Tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hƣởng xấu đến tình hình tài chính của công ty, nguy cơ phá sản có thể xảy ra.

Nhìn một cách khái quát có thể thấy khả năng thanh toán của Xây dựng Tasco từ năm 2010 đến năm 2012 là khá tốt. Năm 2012, các hệ số thanh toán đều cao hơn so với mức trung bình của ngành xây dựng. Đây là một trong những cố gắng đáng ghi nhận. Tuy nhiên sang đến năm 2013, khả năng thanh toán của công ty xấu đi một cách nhanh chóng, các khoản nợ sẽ đáo hạn trong năm tiếp theo không đƣợc đảm bảo an toàn cho việc thanh toán. Điều này là vô cùng nguy hiểm với hoạt động của công ty. Nếu không thê vay nợ thêm hoặc không có đầu tƣ thêm từ chủ sở hữu thì công ty sẽ phải bán tài sản dài hạn đề trả nợ. Chính vì vậy, các nhà quản trị Xây dựng Tasco cần phải có những biện pháp khắc phục ngay để nâng cao năng lực thanh toán của doanh nghiệp, tạo niềm tin trở lại cho nhà đầu tƣ, chủ nợ, các đối tác, bạn hàng, cũng nhƣ ngƣời lao động trong doanh nghiệp.

66

2.2.2.2. Các hệ số phản ánh hiệu quả hoạt động của tài sản

Bảng 2.7: Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản giai đoạn 2010-2013

Đơn vị tính : Vòng, ngày

Vòng quay hàng tồn kho

Vòng quay hàng tồn kho của công ty có sự biến động mạnh và luôn ở mức cao qua các năm. Từ 8,1 vòng của năm 2010 xuống còn 5,99 vòng của năm 2011, tăng mạnh lên mức 20,75 vòng năm 2012, sau đó tiếp tục tăng lên 23,42 trong năm 2013. Vòng quay hàng tốn kho của công ty trong năm 2012 tăng đột biến so với năm 2011, nguyên nhân là do sự tăng lên mạnh mẽ của doanh thu trong năm trong khi số dƣ bình quân hàng tồn kho chỉ tăng ở mức độ vừa phải. Công ty đã khai thác rất tốt các tài sản trong kho của mình.

Ở đây cũng phải lƣu ý tới đặc điểm về hàng tồn kho của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng do nguyên vật liệu để xây dựng đƣợc chuyển trực tiếp từ nhà cung ứng đến thẳng công trình mà không qua nhập kho, sản phẩm do công ty của việc xây dựng là các công trình có giá trị lớn, khi hoàn thành cũng sẽ đƣợc bàn giao ngay cho chủ đầu tƣ để quyết toán, không nhập kho dƣới dạng thành phẩm nhƣ những doanh nghiệp sản xuất. Hàng tồn kho của công ty chủ yếu là các công cụ dụng cụ cùng với các nguyên vật liệu cần phải dự trữ, và thƣờng chiếm tỷ trọng nhỏ trong tài sản ngắn hạn. Chính điều này làm cho vòng quay hàng tồn kho của các công ty xây dựng thƣờng cao hơn những công ty sản xuất hàng hóa khác.

Kỳ thu tiền bình quân

Kỳ thu tiền bình quân trong các năm đƣợc cải thiện đáng kể, nhất là các năm 2012, 2013. Cụ thể, năm 2010 công ty cần đến 370 ngày để thu hồi khoản nợ, nhƣng năm 2011 thời gian cần thiết tăng lên là 402 ngày, và đến năm 2012 còn là 108 ngày và sang năm 2013 còn 67 ngày.

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

1. Vòng quay hàng tồn kho 8,1 5,99 20,75 23.42 2. Kỳ thu tiền bình quân 370 402 108 67 3. Vòng quay tài sản cố định 2,75 0,83 1,825 3,66 4. Vòng quay tài sản lƣu đông 0,8 0,61 2,547 3,97 5. Vòng quay tổng tài sản 0,62 0,35 1,06 1,8

67

Điều này là dễ giải thích vì trong các khoản mục tài sản ngắn của doanh nghiệp, khoản mục phải thu chiếm tỷ trọng cao nhất. Khả năng thu hồi công nợ của công ty là khá tồi, nhất là trong năm 2011, điều này làm giảm sự hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của công ty khi một lƣợng lớn vốn của công ty bị chiếm dụng. Có một số lý do làm cho kỳ thu tiền bình quân của công ty lớn:

+ Nguyên nhân chủ quan: Nhân viên kế toán công nợ chƣa theo dõi sát sao trong công việc thu hồi công nợ, mà trách nhiệm hoàn toàn thuộc về ngƣời quản lý dự án nên nhiều khi còn cả nể, chƣa mạnh dạn trong công tác đòi nợ. Mặt khác theo nguyên tắc doanh thu của công ty đƣợc ghi nhận tại thời điểm xuất hóa đơn và bàn giao hàng hóa cho khách hàng nhƣng phải đợi đến hơn 1 năm (năm 2010 và năm 2011) mới thu đƣợc công nợ thì quá tệ. Vì vậy công ty cần tăng cƣờng hơn nữa việc theo dõi, quản lý công nợ phải thu.

+ Việc đàm phán hợp đồng kinh tế của công ty chƣa tốt, để phía bên mua hàng chiếm đƣợc nhiều quyền chủ động hơn trong việc thanh toán chậm.

+ Nguyên nhân khách quan là do đối tƣợng khách hàng của công ty. Sản phẩm chủ yếu của công ty là các công trình xây dựng có sử dụng vốn NSNN. Các hợp đồng của công ty thƣờng ký với thời hạn thực hiện dài. Thời gian bàn giao công trình xong đến lúc nghiệm thu đƣa vào sử dụng mất rất nhiều thời gian và có độ trễ thực hiện khá cao, do lực lƣợng kỹ thuật của công ty phân tán hoặc một số trƣờng hợp công trìnhgặp khó trong việc giải phóng mặt bằng, không có mặt bằng để thi công đúng thời hạn trên hợp đồng.

+ Một nguyên nhân khác cũng đáng chú ý: dƣới tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu việc giải ngân các nguồn vốn ngân sách cũng bị quản lý chặt chẽ hơn, thời gian giải ngân chậm hơn. Tình hình bất động sản đóng băng nên các chủ đầu tƣ cũng chƣa có khả năng chi trả công nợ.

Vòng quay tài sản cố định

Số vòng quay tài sản cố định nói lên cƣờng độ sử dụng tài sản cố định, đồng thời cũng cho biết đặc điểm ngành nghề kinh doanh và đặc điểm đầu tƣ. Từ năm 2010 đến năm 2013, số vòng quay tài sản cố định của công ty biến động khá mạnh, cụ thể nhƣ sau:

68

Năm 2011, vòng quay tài sản cố định là 0,83 vòng tức là trên 1 đồng tài sản cố định công ty có thể tạo đƣợc 0,83 đồng doanh thu. So với năm 2010, thì khả năng tạo ra doanh thu từ 1 đồng tài sản cố định giảm tới 1,92 đồng tƣơng đƣơng với 70%. Tài sản cố định bình quân năm 2011 tăng rất mạnh thêm 301.072 triệu đồng tƣơng đƣơng với 446,3% so với năm 2010 trong khi đó doanh thu thuần tăng thêm 122.309 triệu đồng tƣơng đƣơng với 66%.

Năm 2012, số vòng quay có sự cải thiện đáng kể khi đạt mức 1,825 vòng tăng 0,995 vòng tức là một đồng tài sản cố định đã đem lại cho công ty thêm 0,995 đồng nữa so với năm trƣớc. Dù cho tài sản cố định của công ty vẫn tăng thêm 67,2% nhƣng sự tăng đột biến của doanh thu trong năm này vẫn đủ cho số vòng quay TSCĐ tăng lên.

Công ty tiếp tục duy trì đƣợc đà tăng vòng quay tài sản cố định ở mức cao khi năm 2013, giá trị của vòng quay tài sản cố định đạt mức 3,36%. Nhƣng cũng phải lƣu ý là mức tăng này chủ yếu là do giá trị tài sản cố định tại cuối năm 2013 giảm mạnh so với thời điểm cuối năm 2012 làm tài sản cố định bình quân cả năm giảm.

Vòng quay tài sản lưu động

Số vòng quay TSLĐ của công ty có sự biến động tăng trong năm 2011 và giảm trong năm 2012. Cụ thể trong 2 năm 2011 và 2012 số vòng quay TSLĐ là khá thấp: 0,61 trong năm 2011, giảm 0,19 so với mức 0,8 của năm 2010.

Nguyên nhân của sự suy giảm này là do tốc độ tăng lên của TSLĐ bình quân cao hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần. Năm 2012, chỉ số này đƣợc cải thiện rõ rệt đạt mức 2,547. Và đến năm 2013, chỉ số này tiếp tục tăng lên mức 3,97%.biến động trong năm này là do trong khi doanh thu thuần tăng lên mạnh mẽ thì giá trị bình quân của TSLĐ lại giảm đi.

Vòng quay tổng tài sản

Số vòng quay tổng tài sản giảm xuống 0,35 trong năm 2011 từ mức 0,62 trong năm 2010. Sau đó lại quay đầu tăng lên mức 1,06 trong năm 2012.

Các phần phân tích ở trên cho thấy TS của công ty tăng trong năm 2011 chủ yếu là do trong năm công ty tăng cƣờng đầu tƣ vào TSDH, nguồn đầu tƣ này nằm ở

69

khoản mục chi phí xây dựng cơ bản dở dang và chƣa đƣợc thanh toán theo tiến độ xây dựng, chƣa thể đem lại doanh thu cho công ty, dẫn tới tốc độ tăng doanh thu chƣa tƣơng xứng với tốc độ tăng của tài sản, làm giảm vòng quay tổng tài sản.

Trong năm 2012,giá trị của tổng tài sản giảm nhẹ do công ty thu hồi đƣợc các khoản phải thu, đồng thời doanh thu tăng mạnh do các hạng mục thuộc công trình xây dựng đƣợc hoàn thành và bàn giao đặc biệt là dự án BT21 đã làm cho số vòng quay tổng tài sản của công ty tăng lên đáng kể.

Cuối năm 2013, giá trị tổng tài sản của công ty giảm mạnh so với đầu năm làm cho giá trị bình quân của tổng tài sản trong năm giảm đi đáng kể, trong khi đó doanh thu thuần vẫn tăng nhẹ so với năm trƣớc là cho vong quay tổng tài sản tiếp tục tăng lên đạt mức cao nhất của công ty là 1,8 vòng.

Nhìn chung về hiệu quả sử dụng tài sản của công ty trong 3 năm qua có thể thấy: trong năm 2011, hiệu quả sử dụng tài sản của công ty chƣa đƣợc cao và giảm xuống so với năm 2010. Điều này có thê lý giải là do trong năm này, công ty có sự đầu tƣ rất lớn vào tài sản của mình để thúc đây hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhƣng đặc thù về sản phẩm của ngành xây dựng, nhất là đối với xây dựng cơ sở hạ tầng thì để hoàn thành một công trình từ lúc bắt đầu khởi công đến khi bàn giao công trình, ghi nhận doanh thu sẽ mất một khoản thời gian khá lớn. Vì thế sự đầu tƣ mạnh mẽ tài sản của doanh nghiệp chƣa đem lại hiệu quả ngay trong năm đó và doanh thu tăng lên không nhiều. Vào năm 2012, những tài sản đƣợc đầu tƣ trong năm trƣớc đem lại cho công ty mức tăng trƣởng vƣợt bậc của doanh thu thuần trong khi đó tổng tài sản của công ty lại có xu hƣớng giảm xuống làm các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng tài sản đƣợc cải thiện ở mức tốt hơn. Trong năm 2013, giá trị tổng tài sản và tài sản cố định giảm mạnh trong khi doanh thu thuần vẫn ở mức cao do các khoản đầu tƣ từ năm trƣớc đem lại làm hiệu suất sử dụng tài sản đạt đƣợc mức rất cao. Tuy nhiên sang năm 2014, khi dự án BT21 đã hoàn thành, doanh thu từ dự án này không còn thì công ty rất khó cho công ty có thể duy trì đƣợc hiệu suất sử dụng tài sản cao nhƣ trong năm 2013.

70

2.2.2.3 Các hệ số phản ánh khả năng sinh lời

Quá trình kinh doanh của doanh nghiệp là quá trình hình thành và sử dụng vốn

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính công ty cổ phần xây dựng Tasco (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)