Tổ chức công tác phân tích tài chính tại công ty cổ phần xây dựng Tasco

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính công ty cổ phần xây dựng Tasco (Trang 51)

7. Kết cấu của đề tài

2.1.3. Tổ chức công tác phân tích tài chính tại công ty cổ phần xây dựng Tasco

Công ty cổ phần xây dựng Tasco là công ty hạch toán độc lập, có kế toán riêng biệt thực hiện nhiệm vụ kế toán tổng hợp và chi tiết về tình hình hoạt động và kết quả sản xuất kinh doanh. Tại phòng tài chính kế toán, từng nhân viên phụ trách các mảng kế toán riêng biệt. Sau đó, kế toán trƣởng sẽ tổng kết các báo cáo chi tiết của nhân viên để soạn báo cáo tổng hợp trình lên Tổng giám đốc. Quy trình phân tích tài chính tại Công ty đƣợc thực hiện nhƣ sau:

- Chuẩn bị cho công tác phân tích tài chính doanh nghiệp:

Các báo cáo tài chính của Công ty đƣợc lập hàng quý, nửa năm và theo từng năm do đó việc phân tích tại công ty đƣợc tiến hành cùng với việc lập các báo cáo. Tổng giám đốcchỉ định kế toán trƣởng trực tiếp phụ trách công tác này. Kế toán trƣởng tổ chức các bộ phận thực hiện phân tích sau đó tổng hợp và đƣa ra các đánh giá để trình lên ban giám đốc.

- Thông tin được sử dụng trong phân tích tài chính:

Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạtđộngkinh doanh vàThuyết minh Báo cáo tài chính.

- Xử lý thông ti, tiến hành phân tích:

Sau khi thu thập đầy đủ các thông tin cơ bản của Công ty, cán bộ phân tích sẽ xử lý thông tin và tiến hành phân tích. Hiện tại Công ty chỉ sử dụng 2 phƣơng pháp phân tích cơ bản là phƣơng pháp tỷ lệ và phƣơng pháp so sánh. Việc vận dụng các phƣơng pháp này mới chỉ ở mức thấp và ở phạm vi rất thông dụng.

43

Nội dung phân tích: tổng tài sản, cơ cấu nguồn vốn, cơ cấu tài sản, doanh thu, chi phí , lợi nhuận... so sánh số liệu kỳ này với kỳ trƣớc và với kế hoạch.

- Báo cáo kết quả phân tích:

Kế toán trƣởng tổng hợp kết quả phân tích, lập báo cáo phân tích, đƣa ra các nhận xét, đánh giá về tình hình hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính, việc thực hiện so với kế hoạch.

2.2. Thực trạng tình hình tài chính Công ty Cổ phần xây dựng Tasco

2.2.1.Đánh giá khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp

2.2.1.1 Phân tíchkhái quát tình hình tài sản và nguồn vốn

Các khoản vốn của công ty đƣợc lấy từ các nguồn nhƣ lợi nhuận, khấu hao, vốn góp và nợ dài hạn, công ty chủ yếu sử dụng các nguồn vốn này vào việc tăng các loại tài sản. Việc xác định cụ thể vốn lấy từ đâu và đƣợc đầu tƣnhững tài sản nào là hữu ích bởi vì điều này sẽ giúp các nhà quản lý tài chính tìm ra các cách thức tốt nhất để tạo ra và sử dụng hiệu quả các khoản vốn đó. Để phân tích đƣợc cụ thể nội dung này, cầnsử dụng bảng phân tích sự biến động và tình hình tài sản, phân bổ vốn (cơ cấu vốn), kết hợp với việc phân tích tình hình đầu tƣ của doanh nghiệp. Căn cứ vào bảng cân đối kế toán lập năm 2010, 2011, 2012, 2013 có thể lập bảng phân tích cơ cấu tài sản của công ty cổ phần xây dựng Tasco nhƣ sau:

44

Bảng 2.1: Cơ cấu và biến động tài sản giai đoạn 2010-2013

ĐVT: Triệu đồng

(Nguồn: BCTC 2010-2013 Công ty CPXD Tasco)

Chỉ tiêu 31/12/2013 31/12/2012 31/12/2011 31/12/2010

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷtrọng

A- TÀI SẢN NGẮN HẠN 269.715 89,2% 328.672 34.4% 554.097 47.7% 449.546 77.4%

I. Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền 22.743 7,5% 24.342 2.5% 50.575 4.4% 13.338 2.3%

1. Tiền 2.413 0,8% 7012 0.7% 1071 0.1% 443 0.1%

2. Các khoản tƣơng đƣơng tiền 20.330 6,7% 17.330 1.8% 49.504 4.3% 12.895 2.2%

II. Các khoản đầu tƣ tài chính ngắn hạn 70 0,02% 0 0.0% 2995 0.3% 15.350 2.6%

1. Đầu tƣ ngắn hạn 70 0,02% 0 0.0% 2995 0.3% 15.350 2.6%

III. Các khoản phải thu 194.396 64,3% 247.807 25.9% 429.617 37.0% 374.746 64.5%

1. Phải thu của khách hàng 171.521 56,8% 132.124 13.8% 75.435 6.5% 21.099 3,6%

2. Trả trƣớc cho ngƣời bán 3 0,00% 100.116 10.5% 347.377 29.9% 304.433 52,4%

5. Các khoản phải thu khác 22.872 7,6% 15.568 1.6% 6.804 0.6% 49.214 8.5%

IV. Hàng tồn kho 51.255 17% 48.967 5.1% 58.514 5.0% 40.180 6.9%

1. Hàng tồn kho 51.255 17% 48.967 5.1% 58.514 5.0% 40.180 6.9%

V. Tài sản ngắn hạn khác 1.251 0,4% 7.556 0.8% 12.397 1.1% 5.933 1.0%

2. Thuế GTGT đƣợc khấu trừ 0 0% 6.925 0.7% 11.695 1.0% 3.463 0.6%

3. Thuế và các khoản khác phải thu NN 0 0% 0.66 0.0% 0 0.0% 0 0.0%

4. Tài sản ngắn hạn khác 1.251 0,4% 631 0.1% 702 0.1% 2470 0.4%

B- TÀI SẢN DÀI HẠN 32.483 10,8% 627.006 65.6% 608.060 52.3% 131.155 22.6%

II. Tài sản cố định 23.508 7,8% 625.668 65.5% 606.723 52.2% 130.329 22.4%

1. Tài sản cố định hữu hình 18.658 6,2% 15.127 1.6% 14.651 1.3% 15.294 2.6%

- Nguyên giá 29.368 9,7% 22.719 2.4% 19.170 1.6% 17.048 2.9%

- Giá trị hao mòn luỹ kế (*) (10.710) -3,5% -7.592 -0.8% -4.519 -0.4% -1.754 -0.3%

2. Tài sản cố định thuê tài chính 1.914 0,6% 3.324 0.3% 4.362 0.4% 1.011 0.2%

3. Tài sản cố định vô hình 2.936 1% 3.058 0.3% 3.180 0.3% 3.303 0.6%

4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 0 0% 604.159 63.2% 584.530 50.3% 110.721 19.1%

IV. Các khoản đầu tƣ tài chính dài hạn 8.000 2,7% 0 0.0% 0 0.0% 0 0.0%

V. Tài sản dài hạn khác 975 0,3% 1.338 0.1% 1.337 0.1% 826 0.1%

1. Chí phí trả trƣớc dài hạn 779 0,3% 1.091 0.1% 1.090 0.1% 775 0.1%

3. Tài sản dài hạn khác 196 0,1% 247 0.0% 247 0.0% 51 0.0%

45

Từ bảng 2.1 có thể thấy: Tổng tài sản tăng mạnh trong năm 2011 .Cụ thể, tổng tài sản thời điểm cuối năm tăng 581.456 triệu đồng lên gấp 2 lần so với đầu năm. Tuy nhiên sang năm 2012, quy mô tổng tài sản của công ty lại quay đầu giảm 206.479 triệu đồng tƣơng đƣơng giảm 18% so với đầu năm. Sang đến năm 2013, tổng tài sản của công ty tiếp tục giảm xuống dƣới mức của đầu năm 2010. Điều cho thấy quy mô sản xuất kinh doanh của công ty liên tục có sự thay đổi.

Cơ cấu tài sản của công ty biến động trong các năm 2010-2012 theo chiều hƣớng: tăng dần tỷ trọng TSDH, giảm dần tỷ trọng TSNH. Tuy nhiên, diễn biến trong năm 2013 thì ngƣợc lại, tỷ trọng tài sản ngắn hạn tăng mạnh, tỷ trọng tài sản dài hạn giảm. Cuối năm 2010, tỷ trọng TSDH là 22,6%; tỷ trọng này tăng lên 52,3% vào cuối năm 2011 vào cuối 65,6% vào năm 2012, tƣơng ứng tỷ trọng TSNH giảm từ 77,4% năm 2010 còn 47,7% năm 2011 và 34,4% năm 2012. Năm 2013, cơ cấu tài sản của công ty lại đảo chiều mạnh mẽ, tỷ trọng của TSNH chiếm89,2% và tỷ trọng của tài sản dài hạn chỉ còn 10,8%. Nguyên nhân là do trong năm 2013 tài sản dài hạn của công ty giảm đi rất nhiều so với tài sản ngắn hạn.

Hình 2.1: Biến động và cơ cấu tài sản giai đoạn 2010-2013

22,6% 52,3% 65,6% 10,8% 77,4% 47,7% 34,4% 89,2% .0 200000.0 400000.0 600000.0 800000.0 1000000.0 1200000.0 1400000.0 2010 2011 2012 2013 TSDH TSNH

46

Tài sản ngắn hạn của công ty chiếm tỷ trọng giảm dần trong tổng tài sản trong giai đoạn 2010-2012 nhƣng sau đó lại tăng lên trong năm 2013, về giá trị tuyệt đối, tài sản ngắn hạn có xu hƣớng giống với xu hƣớng của tổng tài sản đó là tăng trong năm 2011 từ mức 449.546 triệu đồng của đầu năm lên mức 554.097 triệu đồng cuối năm, tăng 23,3%, chiếm 47,7% tổng tài sản. Sang năm 2012, tài sản ngắn hạn của công ty lại giảm xuống còn 328.672 triệu đồng tại thời điểm cuối năm, giảm 41% so với thời điểm đầu năm, chiếm 34,4% tổng tài sản. Cuối năm 2013, giá trị của tài sản ngắn hạn giảm chỉ còn 269.715 triệu đồng nhƣng lại chiếm 98,2% giá trị tổng tài sản.

Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tài sản ngắn hạn của công ty đó là các khoản phải thu. Năm 2010, các khoản phải thu là 374.746 triệu đồng, chiếm 77,4% giá trị tài sản ngắn hạn và chiếm đến 64,5% giá trị tổng tài sản. Năm 2011, giá trị của các khoản phải thu có giảm về mặt tỷ trọng nhƣng về giá trị tuyệt đối vẫn tăng lên mức 429.617 triệu đồng, chiếm 77,5% giá trị tài sản ngắn hạn và 37% giá trị tổng tài sản. Năm 2012, các khoản phải thu là 247.807 triệu đồng chiếm 75% giá trị tài sảnngắn hạn và 25,9% giá trị tổng tài sản. Năm 2013, giá trị khoản phải thu giảm còn 194.396 triệu đồng chiếm 71% giá trị tài sản ngắn hạn.Đây là điều đáng lo ngại đối với tình hình tài chính của doanh nghiệp khi mà nguồn vốn của công đang bị chiếm dụng một cách nghiêm trọng. Tuy tỷ trọng các khoản phải thu trên tài sản ngắn hạn qua các năm có giảm nhƣng giá trị tuyệt đối vẫn luôn duy trì ở mức cao.

Biến động của khoản mục các khoản phải thu ngắn hạn chủ yếu là do tác động của các khoản phải thu khách hàng và khoản mục ứng trƣớc cho ngƣời bán: Cuối năm 2010,các khoản phải thu của khách hàng là 21.099 triệu đồng tƣơng đƣơng 5,6% giá trị khoản phải thu. Đến cuối năm 2011, các khoản phải thu khách hàng là 75.435 triệu đồng tƣơng đƣơng 17,5% giá trị khoản phải thu. Năm 2012 các khoản phải thu khách hàng còn 132.124 triệu đồng chiếm 53,3% giá trị khoản phải thu. Năm 2013, giá trị của khoản mục phải thu của khách hàng còn 171.521 triệu đồng, chiếm 88,2% giá trị khoản phải thu. Giá trị của khoản phải thu của khách hàng tăng lên không ngừng và chiếm tỷ trọng này càng lớn trong tổng tài sản cũng nhƣ trong các khoản phải thu tuy nhiên nếu so sánh tƣơng quan của khoản phải thu

47

so với doanh thu thuần thì tốc độ tăng của phải thu của khách hàng vẫn thấp hơn. Nếu các khoản phải thu của khách hàng tăng lên thì các khoản ứng trƣớc cho ngƣời bán lại có xu hƣớng giảm. Các khoản ứng trƣớc của công ty ở đây chủ yếu là các khoản công ty phải ứng trƣớc cho ngƣời dân để giải phóng mặt bằng phục vụ cho dự án BT21. Trong quá trình xây dựng thì các khoản mục này sẽ dần đƣợc phân bổ để chuyển sang sang khoản mục chi phí xây dựng dở dang của công ty.

Khoản mục phải thu ngắn hạn của công ty liên tục tăng lên nhƣng nếu xét về đặc thù kinh doanh của công ty Cổ phần xây dựng Tasco, cũng nhƣ trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu khiến hầu hết các doanh nghiệp đều gặp rất khó khăn đặc biệt là các doanh nghiệp ngành xây dựng thì sự tăng lên của các khoản phải thu cũng có thể lý giải đƣợc.

Với đặc thù ngành nghề kinh doanh của công ty là thi công xây dựng các công trình lớn, thời gian thi công kéo dài, công ty buộc phải áp dụng chính sách tín dụng dài hạn, doanh thu tăng kéo theo khoản phải thu của khách hàng tăng. Bên cạnh đó, trong điều kiện khó khăn chung của nền kinh tế, để có đƣợc hợp đồng, tăng doanh thu, công ty đã chú trọng xây dựng các chính sách tín dụng, thanh toán hấp dẫn thông qua việc hạ thấp yêu cầu về tỷ lệ tạm ứng, mở rộng thời thời hạn tín dụng, chia làm nhiều lần thanh toán nhằm thu hút khách hàng cũng nhƣ tăng khả năng cạnh tranh với các đối thủ. Thêm vào đó là tình trạng nợ đọng lòng vòng, chủ đầu tƣ gặp khó khăn về tài chính nên không có năng lực chi trả cho công ty cũng là một nguyên nhân làm cho các khoản phải thu luôn ở mức cao. Việc áp dụng các chính sách tín dụng không linh hoạt, cùng với việc quản lý các khoản phải thu chƣa tốt dẫn tới tình trạng công ty bị chiếm dụng vốn khá nhiều, khả năng thu hồi vốn gặp khó khăn.

Một loại tài sản ngắn hạn nữa chiếm vị trí quan trọng trong tài sản ngắn hạn của công ty đó là hàng tồn kho. Dựa vào thuyết minh báo cáo tài chính, có thể chỉ ra trong cơ cấu hàng tồn kho của Xây dựng Tasco, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang chiếm phần lớn, còn nguyên vật liệu; công cụ, dụng cụ chiếm tỷ trọng rất nhỏ.

48

Với đặc điểm ngành nghề kinh doanh chủ yếu là xây dựng các công trình giao thông, cơ sở hạ tầng thì việc công ty duy trìgiá trị nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ trong tài sản ngắn hạn ở mức ổn định, về giá trị tuyệt đối cuối năm 2010 là 594 triệu, cuối năm 2011 là 595 triệu, cuối năm 2012 là 958 triệu và cuối năm 2013 là 51.255 triệu đồng. Trong cả 3 năm 2011, 2012, 2013, tỷ trọng hàng tồn kho trong tổng tài sản có xu hƣớng tƣơng đối ổn định. Cụ thể, tỷ trọng hàng tồn kho trong tổng tài sản năm 2011 là 6,9% sang đến năm 2011 chiếm 5%,sang năm 2012 vẫn ổn định ở mức 5,1% và tại năm 2013, tỷ trọng hàng tồn kho chiếm 17% giá trị tổng tài sản. Điều này cho thấy công ty quản lý tốt vấn đề hàng tồn kho.

Tiền và tƣơng đƣơng tiền là khoản mục chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản của công ty tuy nhiên qua 3 năm 2010, 2011, 2012 khoản mục này có sự biến động khá mạnh, trong đó thì các khoản tƣơng đƣơng tiền chiếm tỷ lệ lớn hơn. Tiền mặt tăng của công ty tăng mạnh từ đầu năm 2011 có giá trị 443 triệu đến đầu năm 2012 là 1.071 triệu, tăng 142% so với đầu năm 2011, đến cuối năm 2012 là 7.012 triệu, tăng gần gấp 7 lần, sang đến năm 2013 giá trị tiền mặt lại đổi chiều giảm còn 2.412 triệu đồng. Các khoản tƣơng đƣơng tiền cũng có sự tăng giảm mạnh, tăng trong năm 2011 từ mức 13.338 triệu đầu năm lên mức 50.575 triệu cuối năm, giảm trong năm 2012 xuống còn 17.330 triệu cuối năm và tăng lên trong năm 2013 đạt mức 20.330 triệu đồng. Tuy có biến động mạnh nhƣng do tỷ trọng của khoản mục tiền và tƣơng đƣơng tiền trong tài sản ngắn hạn và tổng tài sản của công ty là nhỏ nên sự tăng giảm này không ảnh hƣởng nhiều đến sự biến động của tổng tài sản và của tài sản ngắn hạn. Việc tiền mặt tăng lên là để đáp nhu cầu sản xuất kinh doanh của công ty trong việc chi trả cho các khoản vay và nợ đến hạn; trả cho ngƣời cung cấp hàng hóa, dịch vụ; chi để mua sắm đầu tƣ TSCĐ và TSDH khác.

Các khoản đầu tƣ tài chính ngắn hạn của công ty có xu hƣớng giảm và trở về mức 0 trong năm 2012. Điều này cho thấy trong giai đoạn 2010- 2012 công ty đã tận dụng đƣợc tối đa nguồn vốn của mình, đầu tƣ tập trung vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính, không có nguồn vốn dƣ thừa cho việc đầu tƣ tài chính ngắn hạn. Tuy nhiên đầu tƣ ngắn hạn lại tăng nhẹ lên mức 70 triệu vào cuối năm 2013 thể hiện việc doanh nghiệp có nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong ngắn hạn.

49

Trong những năm 2010-2012, tài sản dài hạn của công ty có xu hƣớng tăng lên và ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của công ty. Cụ thể: Đầu năm 2011 giá trị của tài sản dài hạn là 130.329 triệu, chỉ chiếm 22,6% tổng tài sản. Đến cuối năm 2011, giá trị tài sản dài hạn tăng đột biến lên mức 608,060 triệu đồng, tăng 477.731 triệu đồng tƣơng ứng với 3,67 lần, chiếm 52,3% tổng tài sản. Trong năm 2012, tuy tổng tài sản của công ty giảm 18% nhƣng giá trị của tài sản dài hạn vẫn tăng lên mức 627.668 triệu đồng, tăng 18.946 triệu(3%).Tuy nhiên trong năm 2013, giá trị của tài sản cố định lại giảm mạnh về cả giá trị tuyệt đối lẫn tỷ trọng trong tổng tài sản.Biến động của tài sản dài hạn làm ảnh hƣởng lớn tới cơ cấu tài sản của công ty.

Sự tăng lên tài sản dài hạn về mặt giá trị tuyệt đối cũng nhƣ tỷ trong chủ yếu là do biến động trong khoản mục nằm trong tài sản cố định của công ty đó là chi phí xây dựng dở dang. Năm 2010, giá trị khoản mục này là 110.721 triệu đồng, chiếm 19,1% giá trị tổng tài sản và 84,3% giá trị tài sản dài hạn. Năm 2011, giá trị của chi phí xây dựng dở dang là 584.530 triệu đồng, tăng 5,29 lần trở thành khoản mục chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản của doanh nghiệp(50,3%). Đến năm 2012, giá trị của khoản mục này tiếp tục tăng lên mức 604.159 triệu đồng bất chấp việc tổng tài sản của doanh nghiệp giảm.

Tuy nhiên, đến cuối năm 2013, giá trị của tài sản cố định giảm đột ngột xuống còn 23.507 triệu đồng, chỉ còn chiếm 7,8% giá trị tổng tài sản. Sự biến

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính công ty cổ phần xây dựng Tasco (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)