Cách tân ngôn ngữ

Một phần của tài liệu phương diện nội dung trong tập thơ hồng đức quốc âm thi tập (Trang 53 - 62)

6. Cấu trúc đề tài

3.2. Cách tân ngôn ngữ

Hồng Đức quốc âm thi tập là tập thơ được sáng tác chủ yếu bởi tầng lớp

trí thức nho sĩ, chịu ảnh hưởng của văn thơ bác học, văn chương sách vở, chịu

ảnh hưởng của lối thơ cung đình, nhưng tập thơ Hồng Đức quốc âm thi tập chủ

yếu thành công về mặt ngôn ngữ dân tộc và ngôn ngữ đờì sống.

Việc sử dụng tiếng Việt trong tập thơ Hồng Đức quốc âm thi tập tuy còn vụng

từ thuần Việt trong tập thơ cũng khá phong phú. Trong bài Lại vịnh cảnh mùa xuân

có câu thơ:

“Người thơ, khách rượu rộn mời khuyên.”

Với hai từ “Người thơ” đã cho thấy tài thơ của các tác giả. Sử dụng từ

“người thơ” chứ không phải là “thi nhân” thường thấy trong thơ luật Đường,

điều này đã giúp câu thơ vượt ra ngoài khuôn sáo, rũ bỏ sự cũ mòn, mang dáng dấp của lối thơ hiện đại.

Hồng Đức quốc âm thi tập khá điêu luyện trong việc dùng từ láy, đây là một

đặc sắc riêng của ngôn ngữ Việt. Chúng ta đều biết rằng trong hệ thống từ vựng tiếng Việt, từ láy thể hiện rất rõ đặc tính dân tộc của ngôn ngữ, việc sử dụng nhiều từ láy làm cho tính dân tộc trong các sáng thơ ca tăng lên. Hiện tượng sử dụng từ láy đã có

từ Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi, trong tập thơ Hồng Đức quốc âm thi tập các tác

giả tiếp tục phát huy truyền thống đó, thậm chí còn phát triển mạnh mẽ hơn. Tìm

hiểu về từ láy trong tập thơ Hồng Đức quốc âm thi tập sẽ giúp chúng ta thấy được

giá trị biểu hiện nổi bật của loại từ này đối với thơ Đường luật Nôm.

Có thể nói, tập thơ Hồng Đức quốc âm thi tập chiếm vị trí quán quân trong

việc sử dụng từ láy. Theo thống kê của Lã Nhâm Thìn Hồng Đức quốc âm thi

tập có 2580 câu thơ trong đó có đến 558 từ láy, chiếm 26%, như vậy, theo Lã

Nhâm Thìn thống kê thì có 4,4 câu thơ / 1 từ láy. Con số trên đã cho thấy trong

tập thơ Hồng Đức quốc âm thi tập từ láy được sử dụng với tần số khá cao. Điều

đặc biệt trong tập thơ Hồng Đức quốc âm thi tập là không chỉ sử dụng từ láy mà

còn sáng tạo từ láy, đây là sự sáng tạo rất lớn của các tác giả.

Trong bài Ngư giang hiểu vọng:

Sông lồng lộng, nước mênh mênh, Lườn lượn chèo qua, nép nép mình. Gió hiu hiu thuyền bé bé,

Mưa phún phún, nón kềnh kềnh.

Chuông chiềng mỗi mỗi coong coong gióng, Mõ xã lâu lâu cốc cốc lềnh.

Bốn liễu đâu đâu tìm mộng mộng,

Đường về than thản nguyệt chênh chênh.

Với tám câu thơ mà có tới mười sáu cụm từ láy quả là một hiện tượng hiếm thấy. Trong bài thơ từ nào cũng có sắc thái gợi cảm mạnh mẽ, làm cho sự nhận thức hình tượng thơ thêm sâu. Chi tiết nào cũng cụ thể, sinh động, chi tiết nào cũng lung linh, uyển chuyển, ý thơ vừa cô đọng lại vừa dàn trải, tạo được cảm giác như đứng trước cái cảnh vừa xa, vừa gần, nửa hư, nửa thực.

Bài thơ Họa vần bài vịnh trăng – số 10 cũng là một bài thơ được tạo nên

chủ yếu bởi từ láy:

Cày cạy nàng nào khéo hữu tình, Mặt làu làu, vóc thỏ thanh thanh. Tròn tròn, méo méo in đòi thưở, Xuống xuống, lên lên suốt mấy canh. Tháng tháng liếc qua làu làu đỏ, Đêm đêm liền tới trướng xanh xanh. Yêu yêu, dấu dấu đàn ai gẩy,

Tính tính, tình tình tính tính tinh.

(Hoạ vần bài vịnh trăng – số 10)

Bài thơ có tới 32 từ láy trong tổng số 54 chữ toàn bài với cách sử dụng từ láy như vậy làm cho toàn bài thơ như được mở rộng hơn, có khả năng gợi tình sâu sắc hơn.

Ngoài ra còn rất nhiều bài thơ có sự xuất hiện của từ láy như:

Đường hoa chấp chới tin ong đạo, Dặm liễu thung thăng sứ điệp truyền.

(Lại vịnh cảnh mùa xuân) Hay :

Đậu lá vàng con bướm bướm, Ấp cây gầy guộc cái ve ve.

(Lại vịnh nắng mùa hè – bài 1)

Lừng lẫy phú thơ hát hỏng, Âm thầm quyển sáo đàn đùng.

Như đã nói ở trên tập thơ Hồng Đức quốc âm thi tập không chỉ dừng lại ở việc sử dụng nhiều từ láy mà còn cho thấy nỗ lực sáng tạo của các tác giả ở chỗ

tạo nên rất nhiều từ láy, có nhiều kiểu láy âm đã từng xuất hiện trong Quốc âm

thi tập nhưng phải đến tập thơ Hồng Đức quốc âm thi tập mới xuất hiện kiểu láy

ba như bài thơ Họa vần bài Vịnh trăng – số 10 đã dẫn ở trên xuất hiện kiểu láy

ba: “Tính tính tinh”. Chính sự sáng tạo này góp phần làm cho tập thơ vừa có cái

sâu sắc của Đường thi vừa có cái mộc mạc, giản dị và dí dỏm nhưng đậm đà phong vị dân tộc. Nhờ có những từ láy mà tác phẩm thơ giảm bớt đi sự nặng nề của hình thức thơ Đường bởi từ láy hạn chế tính công thức, ước lệ vốn là đặc trưng của thơ ca cổ điển, đồng thời từ láy làm cho câu thơ trở nên nôm na hơn, khắc phục được lối thơ cung đình, mang tính bác học cao sang, quý tộc, đặc biệt từ láy đem đến cho tập thơ sắc thái dân tộc mà hầu như không thể có trong đường thi, hơn nữa từ láy còn thể hiện được phong cách thời đại, phong cách tác giả. Việc sử dụng thành công từ láy và sáng tạo từ láy đã góp phần quan trọng đối với sự phát triển ngôn ngữ dân tộc trong thơ Nôm Đường luật.

Một đặc điểm quan trọng nữa trên phương diện ngôn ngữ trong tập thơ Hồng

Đức quốc âm thi tập là sử dụng thành ngữ, tục ngữ trong thơ bởi đặc điểm ngắn

gọn, cân đối, hàm súc của nó. Lời ăn tiếng nói của người Việt Nam đúc kết thành thành ngữ, tục ngữ và có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của văn học nói chung, thơ Nôm Đường luật nói riêng. Với cách dùng này các tác giả có thể ví von, so sánh đối tượng này với đối tượng khác một cách hình ảnh, tăng sức gợi cảm:

Song mai nguyệt tỏ thanh bằng nước

(Vịnh cảnh mùa đông – bài 11)

Quân thần hai gánh nặng bằng non

(Vương Tường tạ mẫu – bài 46)

Đường bôn tẩu nhẹ bằng lông

(Tự dật – bài 21)

Ngoài ra có những thành ngữ như: mạt cưa mướp đắng, già chơi trống bỏi,

vẽ rắn thêm chân… cũng được biến đổi một hai yếu tố để đưa vào trong thơ, tạo

Mướp đắng khen ai đổi mạt cưa

(Tương phùng)

Chớ chơi trống bỏi trẻ xem khinh

(Bài trên – bài 14)

Kìa ai vẽ rắn sự còn vương

(Diên Thọ họa đồ - bài 34)

Những thành ngữ, tục ngữ quen thộc vốn sử dụng trong lời ăn tiếng nói sinh hoạt hàng ngày dưới ngòi bút của các tác giả đã trở thành ngôn ngữ nghệ thuật đem lại giá trị biểu đạt cao cho tập thơ.

Tập thơ Hồng Đức quốc âm thi tập đã đem vào trong thơ những từ ngữ

bình dân, mang tính chất khẩu ngữ:

Muỗi hỡi mi sinh giáp tí nào, Đêm đêm lẻn đến của phòng tao

(Vằn – Con muỗi),

Ngoài ra còn nhiều từ thuộc lớp từ khẩu ngữ được sử dụng như: tớ, ngươi, ờ, ờ hở, hát hỏng, đàn đùng, …, tuy chưa phải là phổ biến nhưng việc đưa những từ ngữ thuộc lớp từ khẩu ngữ vào trong thể thơ vốn mang tính bác học chính là một phá cách quan trọng.

Đặc biệt trong tập thơ Hồng Đức quốc âm thi tập đã xuất hiện những hư

từ làm cho câu thơ mang tính chất một lời nói tự nhiên hơn, bớt phần hoa mĩ, khô khan:

Trước có đầu sau có đuôi, Lớn hơn mọi vật gọi là voi.

(Voi) Hay:

Ai khinh ta mà ta sợ ai,

Kể loài thông trách kẻ vô loài. Giàu là phận, khó là phận,

Khinh mặc người, trọng mặc người.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 3

Thông qua những cách tân về hình thức thể hiện đã góp phần biểu hiện

nội dung tập thơ Hồng Đức quốc âm thi tập một cách sâu sắc, phải là những

ngòi bút có tâm hồn thi sĩ và có ý thức dân tộc sâu sắc mới có thể tìm tòi sáng tạo những cách biểu hiện nội dung thành công cho tác phẩm.

Như vậy, về hình thức thể hiện, tuy còn có những hạn chế nhất định song

tập thơ Hồng Đức quốc âm thi tập có những thành công, những đóng góp to lớn

về thể loại, về ngôn ngữ. Có vai trò quan trọng trong việc thể hiện những nội dung có tính chất đời thường, thông tục, những nội dung có tính trào phúng trong tập thơ. Điều đó chứng minh các nhà thi sĩ luôn có ý thức tìm về những giá trị đích thực của dân tộc, hạn chế sự ảnh hưởng của các yếu tố ngoại lai.

PHẦN KẾT LUẬN

1. Thơ Nôm Đường luật là một thể thơ dân tộc trải qua quá trình hình thành và phát triển lâu dài, từng bước khẳng định vị trí của mình trong kho tàng thơ ca dân tộc với nhiều sáng tác thành công thuộc về thể loại này, trong đó có

tập thơ Hồng Đức quốc âm thi tập. Sự xuất hiện của thơ Nôm Đường luật chính

là một minh chứng sắc nét cho ý thức tự tôn dân tộc sâu sắc của dân tộc ta.

2. Tập thơ Hồng Đức quốc âm thi tập là một mốc lớn trên tiến trình phát

triển của văn học dân tộc. Về mặt nội dung, tác phẩm vẫn tiếp tục những nội

dung dân tộc đã có từ Quốc âm thi tập, đồng thời mở rộng hơn về phương diện

nội dung. Là một tập thơ đa dạng và phong phú trong nội dung phản ánh song tập

thơ Hồng Đức quốc âm thi tập vẫn thống nhất trong một số nội dung chủ yếu đó

là sự khẳng định triều đại Lê Thánh Tông, khẳng định đề cao vương triều phong kiến nói chung. Xuyên suốt tập thơ là âm hưởng lạc quan ngợi ca cuộc sống thái bình thịnh trị của dân tộc, ngợi ca thời đại, thể hiện lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc sâu sắc. Đặc biệt là xu hướng xã hội hóa trong nội dung phản ánh của

Hồng Đức quốc âm thi tập có bước tiến mới.

3. Về hình thức thể hiện, tập thơ Hồng Đức quốc âm thi tập cũng phát

triển trên tinh thần kế thừa truyền thống trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi.

Có những đóng góp to lớn trên lĩnh vực thể loại và ngôn ngữ. Góp phần khẳng định vị trí vững chắc của thể thơ dân tộc.

Tập thơ Hồng Đức quốc âm thi tập là một bằng chứng về thời kì phát

triển mạnh, một bước tiến mới của thơ tiếng Việt, đó là kết quả sự cố gắng của cả một thế hệ thi sĩ trong quá trình dân tộc hóa một thể thơ thơ có nguồn gốc ngoại lai trở thành một thể thực sự mang màu sắc riêng của dân tộc.

Sự ra đời của tập thơ Nôm Hồng Đức quốc âm thi tập phản ánh quy luật

phát triển của thơ ca dân tộc.

4. Tập thơ Hồng Đức quốc âm thi tập là một mắt xích quan trọng trên diễn

trình phát triển của thơ nôm đường luật nói riêng và thơ ca dân tộc nói chung.

hình thức biểu hiện linh hoạt, sáng tạo của tập thơ. Thấy được sự vận động và phát triển của thơ ca trung đại ở một thời kì cụ thể của lịch sử văn học Việt Nam. Các tác giả đã sáng tác dựa trên cơ sở tiếp thu những yếu tố tiến bộ, gạt bỏ những hạn chế và trên nền tảng truyền thống dân tộc làm nên bản sắc riêng của thơ dân tộc, vừa mang phong cách thời đại, vừa mang phong cách cá nhân.

Nghiên cứu khóa luận “Phương diện nội dung trong tập thơ Hồng Đức

quốc âm thi tập” người viết mới chỉ giới hạn ở phương diện nội dung và đánh

giá về hình thức biểu hiện của tác phẩm. Đây là điều kiện để bạn đọc nghiên cứu tác phẩm ở những khía cạnh khác như phương diện nghệ thuật trong tập thơ

Hồng Đức quốc âm thi tập, ý nghĩa của tập thơ Hồng Đức quốc âm thi tập đối

với sự phát triển của thơ Nôm Đường luật.

.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lại Nguyên Ân (2001), Từ điển văn học Việt Nam (Từ nguồn gốc đến hết thế

kỉ XIX), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

2. Lại Nguyên Ân (2003), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

3. Nguyễn Huệ Chi (1998), Hoàng đế Lê Thánh Tông, nhà chính trị tài năng,

nhà văn hóa lỗi lạc, nhà thơ lớn, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

4. Nguyễn Huệ Chi – Trần Hữu Tá (2005), Từ điển văn học (bộ mới), Nxb Thế

giới, Hà Nội.

5. Trần Quang Dũng (2005), Hồng Đức quốc âm thi tập trong tiến trình thơ

Nôm Đường luật Việt Nam thời trung đại, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

6. Phạm Trọng Điềm – Bùi Văn Nguyên (1982), Hồng Đức Quốc Âm thi tập,

Nxb Văn học, Hà Nội.

7. Hà Minh Đức (2007), Lê Thánh Tông về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục,

Hà Nội.

8. Lê Bá Hán – Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) (1999), Từ

điển thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

9. Nguyễn Phạm Hùng (2001), Văn học Việt Nam, thế kỉ X đến thế kỉ XX, Nxb

Đại học Quốc gia Hà Nội.

10. Trần Đình Hượu (1999), Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại,

Nxb Giáo dục, Hà Nội.

11.Đinh Gia Khánh (2005), Điển cố văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

12. Đinh Gia Khánh (chủ biên) (2010), Văn học Việt Nam, thế kỉ X – nửa đầu

thế kỉ XVIII, Nxb Giáo dục Việt Nam.

13.Phương Lựu, Nguyễn Xuân Nam (2009), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục,

Hà Nội.

14. Nguyễn Đăng Na (2007), Giáo trình văn học trung đại Việt Nam, tập 1, Nxb

Đại học Sư phạm, Hà Nội.

15.Bùi Văn Nguyên (1984), Văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XVIII,

17. Trần Đình Sử (1998), Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại. Nxb Giáo dục, Hà Nội.

18. Trần Đình Sử (2005), Thi pháp văn học trung đại Việt Nam, Nxb Đại học

Quốc gia Hà Nội.

19. Lã Nhâm Thìn (1998), Thơ Nôm Đường luật, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

Một phần của tài liệu phương diện nội dung trong tập thơ hồng đức quốc âm thi tập (Trang 53 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)