6. Cấu trúc đề tài
3.1. Cách tân thể loại
Nếu như Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi được coi là tác phẩm mở đường
cho sự phát triển thơ Nôm Đường luật thì tập thơ Hồng Đức quốc âm thi tập
được coi là tác phẩm tiếp tục phát triển thể loại thơ Nôm Đường luật, khẳng định vững chắc hơn vị trí của thơ Nôm Đường luật trong văn học trung đại nói riêng trong nền văn học dân tộc nói chung.
Các tác giả tập thơ Hồng Đức quốc âm thi tập tiếp tục xu hướng phá cách
của Nguyễn Trãi trong Quốc âm thi tập, đôi khi còn mạnh mẽ hơn. Điều này thể
hiện ở sự xuất hiện của thơ sáu chữ. Câu thơ lục ngôn được sáng tạo trên cơ sở câu thơ thất ngôn luật đường của Trung Quốc, là một biểu hiện quan trọng của thi pháp Việt Nam, nó có ý nghĩa xây đắp nền móng cho thơ ca Việt Nam. Tỉ lệ
câu thơ sáu chữ trong tập thơ Hồng Đức quốc âm thi tập không ít hơn là mấy so
với Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi. Theo Nguyễn Phạm Hùng, tập thơ Hồng
Đức quốc âm thi tập có tới 128 bài thất ngôn xen lục ngôn trong đó số câu lục
ngôn là 281 câu. Tỉ lệ bài thất ngôn xen lục ngôn của tập thơ Hồng Đức quốc âm
thi tập là 39%, tỷ lệ câu lục ngôn của tập thơ Hồng Đức quốc âm thi tập là 11%.
Đặc biệt có bài toàn lục ngôn, bài thơ Chùa Non Nước là một minh chứng:
Nơi gọi bồng, nơi gọi nhược, Hai bên góp làm non nước. Đá chồng hòn thấp, hòn cao, Sóng trục lớp sau lớp trước. Phật hư vô, cảnh thiếu thừa, Khách danh lợi buồm xuôi ngược. Vẳng nghe trên gác boong boong, Lẩn thẩn dưới chùa lần bước.
Ngoài ra còn có nhiều bài thơ thất ngôn xen lục ngôn:
Lầu ngọc cao hòa thế giới, Mày ngài rạng khắp sơn hà. Năm hồ những lấy làm song viết, Bốn bể đều nhìn thấy nết na.
(Hằng Nga nguyệt)
Số câu thơ lục ngôn không nhất định, vì vậy số chữ trong các bài thất ngôn xen lục ngôn cũng không nhất định, nó tạo khả năng cho nhịp thơ vận động, biến động, phá vỡ kết cấu cũ để tạo ra kết cấu mới làm cho bài thơ có phần tự do hơn.
Đáng lưu ý là trong khi các tác giả tập thơ Hồng Đức quốc âm thi tập phần
lớn là hội viên hội Tao đàn – những người vốn rất sành thi luật, nhưng khi sáng tác thơ Nôm vẫn có xu hướng phá cách thơ luật.
Cũng trong xu hướng dân tộc hóa hình thức thể loại, một biểu hiện rất đáng lưu ý là: sự xuất hiện những câu thơ Đường luật có tiết tấu kiểu hai câu bảy chữ
trong song thất lục bát, Họa vần bài vinh trăng – bài 7 là một bài thơ xuất hiện
câu thơ với cách ngắt nhịp ¾:
Người nhớ vua/ nhìn sa đũa ngọc Kẻ trông chồng/ ngẫm ruổi mây xanh.
(Họa vần bài vịnh trăng – bài 7)
Với cách ngắt nhịp ¾ như trên chứng tỏ nhiều câu thơ Nôm bảy chữ trong thơ Nôm đường luật đã không theo tiết tấu câu thơ luật Đường của Trung Quốc. Hơn nữa cách ngắt nhịp của câu thơ lục ngôn rất phong phú, có tới sáu lối ngắt nhịp khác nhau: 2/2/2, 4/2, 2/4, 1/3/2, 3/3, 1/2/3, điều đó cũng liên quan đến việc tạo ra các kiểu câu khác nhau của tập thơ phong phú hơn rất nhiều so với kiểu câu của thất ngôn luật Đường Trung Quốc:
Ngàn tương / thuở rụng hạt mưa, Lã chã / thâu đêm gió đưa.
Chút tiếng vàng / cao lại thấp, Rung cành ngọc / nhặt thì thưa…
Cặp câu lục trên vào đề, diễn tả cái khung cảnh chung về mưa đêm, câu thơ ngắt nhịp 2/4 làm cho mạch thơ dàn trải như mở rộng không gian của bài thơ. Nhưng khi miêu tả tiếng mưa rơi cụ thể thì câu thơ chuyển sang nhịp 3/3, làm cho hơi thở trở nên nhanh và mạnh, gây ấn tượng về tiếng mưa rơi.
Trong bài thơ Tự dật, màu sắc tình cảm trong thơ cũng có sự biến hóa theo
nhịp điệu của những cặp câu lục ngôn. Bài thơ thể hiện tư tưởng hoài nghi công danh, phú quý, chủ trương tìm về cuộc sống thanh nhàn. Hai câu đầu nhịp 3/3:
Không như có / có như không, Miễn qua hạ / miễn lọn đông
Hơi thở mạnh và nhanh, như tăng thêm tính chất khẳng định của một quan niệm có màu sắc triết lí đối với cuộc sống. Hai câu thơ tiếp theo nhịp 2/4:
Phú quý / cần câu nghiêm tử, Công danh / con ngựa Tái ông.
Mạch thơ bị ngắt chậm lại do sự phân bố chữ ở nhịp sau dài hơn, làm cho ý thơ ngưng đọng lại.
Có thể thấy thơ thất ngôn xen lục ngôn được sáng tác khá thành thục:
Sơn thủy so xem chốn hữu tình, Chừng đây mừng thấy lạ hòa thanh. Dăng ngang biển chờn vờn lớn, Cao chọc trời ngần ngật xanh. Muôn kiếp chầu về đền bắc cực, Ngàn thu chống khỏe cõi nam minh…
(Song ngư sơn)
Hình tượng trung tâm của bài thơ được miêu tả bằng câu lục ngôn, câu thơ
ngắn, mạch thơ nhanh, do đó mà nổi bật lên một cách rõ rệt Qua những dẫn chứng vừa nêu trên có thể thấy rằng sự vận dụng thể lục ngôn
trong các bài thơ Nôm luật Đường xuất phát từ yêu cầu bản thân nghệ thuật
Tập thơ Hồng Đức quốc âm thi tập vừa kế thừa thành tựu từ Quốc âm thi
quốc âm thi tập thể hiện ở khuynh hướng muốn tìm đến những chức năng mới cho thể loại. Đó là hiện tượng dùng Đường luật để trào phúng và tự sự
Trong tập thơ Hồng Đức quốc âm thi tập, đã hình thành một hệ thống thơ
trào phúng, có chỗ tiếp cận với thơ ca trào phúng dân gian. Đó là một loạt những bài thơ trào phúng rải rác trong các mục, cụ thể như những bài thơ tả Con cóc, Con rận, Con muỗi, Cái quạt, Cối xay, Cây đánh đu…
Đây là hình ảnh một thiếu nữ qua bài Cái quạt:
Lưng mềm yểu điệu mười năm tuổi,
Má điểm yên chi bảy tám khuyên…
(Cái quạt)
Còn đây là hình ảnh người phụ nữ qua bài Cây đánh đu:
Tế hậu thổ khom khom cật,
Vái hoàng thiên ngử ngử lòng. Tám bức quần hồng bay phấp phới, Hai hàng chân ngọc đứng song song.
(Cây đánh đu)
Còn nhiều nét trào phúng khác nhau trong nhiều bài thơ khác nhau, như
qua bài Quả sơn:
Ngày ngắm gương ô đáy nước,
Đêm cài lược thỏ trên không. Tới nay tuổi đã bao nhiêu tá,
Trình trịch bền gan chủa lấy chồng?
(Quả sơn)
Hoặc qua bài Tượng Bà Banh:
Chốn long cung cảnh giới này, Ủa ai đứng đó lõa lồ thay!
Miệng cười hơn hớn hoa yên nhị, Má đỏ hồng hồng tóc vén mây. Ấy rắp phất cờ trêu ghẹo tiểu, Hay toan bốc gạo thử thầy…
Như vậy thơ trong tập thơ Hồng Đức quốc âm thi tập không chỉ có yếu tố trữ tình mà còn có yếu tố trào phúng làm cho thơ trở nên tự do hơn, phóng túng hơn. Phần lớn những bài thơ này được xác định là của vua Lê Thánh Tông.
Nhìn chung tính chất trào phúng trong thơ cho thấy thơ Nôm Đường luật đang dần gỡ bỏ sự khuôn sáo cứng nhắc của thơ đường để đi vào cuộc sống nhân dân, gần gũi với sinh hoạt đời thường.
Hồng Đức quốc âm thi tập còn là một tập thơ mang đậm chất tự sự, có thể
nói đây là tập thơ Nôm Đường luật mang tính tự sự sớm nhất trong các sáng tác thơ ca Việt Nam. Thơ vịnh sử và kể chuyện là yếu tố tự sự của tác phẩm này. Trước Hồng Đức quốc âm thi tập đã có một số bài thơ vịnh sử và kể chuyện bằng chữ Nôm. Song yếu tố tự sự với tư cách là những câu chuyện kể ngắn về cuộc đời các nhân vật lịch sử và những con người khác thường, bằng chữ Nôm
thì phải tới tập thơ Hồng Đức quốc âm thi tập mới biểu hiện rõ, chính yếu tố tự
sự giúp chúng ta hình dung được những đặc điểm tiêu biểu nhất trong cuộc đời các nhân vật lịch sử của Việt Nam và Trung Quốc như: Trưng vương, Lương Thế Vinh, Chử Đồng Tử, Hán Cao Tổ, Hạng Vũ, Gia Cát Lượng…
Tự sự ở đây không hoàn toàn là một dòng tự sự mà đan kết chặt chẽ giữa tự sự với trữ tình. Vì vậy, đó là những câu chuyện, song mỗi bài thơ lại là một tác phẩm trữ tình, nói lên tâm trạng của nhà thơ về một cảnh ngộ tiêu biểu trong cuộc đời nhân vật. Có thể xem đây là những mầm mống của truyện Nôm sau này.
Như vậy, xét về hình thức thể hiện trong tập thơ Hồng Đức quốc âm thi tập,
tác phẩm tiếp tục truyền thống phá cách đã có từ Quốc âm thi tập, góp phần dân
tộc hóa thể loại thơ Nôm đường luật trên con đường phát triển của thể thơ này. Tác phẩm cũng chính là một cơ sở quan trọng cho sự ra đời của các đỉnh cao thơ Nôm trong những thế kỉ sau này.