Tôn vinh các nhân kiệt Trung Hoa

Một phần của tài liệu phương diện nội dung trong tập thơ hồng đức quốc âm thi tập (Trang 41 - 62)

6. Cấu trúc đề tài

2.3.1. Tôn vinh các nhân kiệt Trung Hoa

Tập thơ Hồng Đức quốc âm thi tập dành nhiều trang viết về các nhân vật

lịch sử Trung Hoa nhằm tôn vinh những nhân kiệt nổi tiếng này. Trong 29 bài vịnh nhân vật lịch sử có 22 bài vịnh nhân vật lịch sử Trung Quốc. Vịnh về các

nhân vật lịch sử Trung Quốc tập trung ở hai thời đại: thời Xuân Thu và thời Hán. Ở thời Xuân Thu có bài vịnh về nhân vật Khổng Tử:

Hiển minh tượng có đức thần minh, Tiết tự hằng noi tiết thượng đinh. Luân lý gây nên nền trị lí,

Uy linh dấu được khí linh dương. Nguồn khơi thánh học thâu chư sử, Giềng cả cương thường diệt lục kinh. Thể dụng rộng ra công dụng đại, Cổ kim danh dậy nức thanh danh.

(Khổng thánh văn miếu)

Bài thơ vịnh về nhân vật Khổng Tử, người nước Lỗ, đời Xuân Thu. Khổng Tử được coi là ông tổ của Nho giáo, đã đề ra học thuyết về cương thường, đạo lí, chủ trương nghĩa tôn quân, Khổng Tử đã viết về đạo tam cương ngũ thường và giãi bày nghĩa lí trong sáu kinh. Từ đời nhà Hán về sau được tôn là bậc chí thánh. Ở nước ta thời phong kiến khắp nơi đều có đền thờ, văn miếu. Ca ngợi tài

năng và công đức của Khổng Tử ở đây các tác giả tập thơ Hồng Đức quốc âm

thi tập đã khẳng định tinh thần hiếu học của nhân dân ta, đặc biệt các Nho sĩ

nghĩ về Khổng Tử như người thầy đầu tiên, người mở đường cho Nho học phát triển, đó không chỉ là tinh thần hiếu học của dân tộc ta mà đó còn là tinh thần tôn sư trọng đạo, một nét truyền thống quý báu của dân tộc ta.

Trong những bài vịnh về nhân vật lịch sử Trung Quốc, chủ yếu các tác giả tập trung vào thời Hán, thời đại được đánh giá là đỉnh cao của vương triều phong kiến Trung Quốc với nhiều nhân vật lịch sử tiêu. Mặc dù các vương triều phong kiến Trung Quốc đều âm mưu xâm lược An Nam gây nên nhũng cuộc chiến tranh đẫm máu song các nhân sĩ Hồng Đức đã đứng trên tinh thần công bằng để ngợi ca những nhân vật lịch sử nổi tiếng của thời đại này, đó là những bài thơ vịnh Hán Cao Tổ, vịnh Hạng Vũ, Trương Lương, Hàn Tín, Tô Vũ, vịnh Quan Thánh, Gia Cát Lượng, Tào Tháo, Triệu Tử Long và một số nhân vật khác. Đây là một bài vịnh tiêu biểu:

Vẽ trái bảy mươi hai nốt ruồi,

Gươm thiêng ba thước tuốt càm chuôi. Sục vào núi trĩ hươu chùn cổ,

Đuổi đến sông Ô khỉ ướt đuôi.

Cho tước chẳng quên người chực giỏ, Phong hầu còn nhớ kẻ cầm muôi. Bốn trăm nghiệp Hán dài lâu bấy, Quá Lỗ vì chưng chút dãi buôi.

(Vịnh vua Cao Tổ nhà Hán) Cao Tổ nhà Hán tên là Lưu Bang, người làng Trung Dương, huyện Bái, quận phong nhà Tần, trước giữ chức đình trưởng đi dẹp trộm cướp, sau diệt được nhà Tần, đánh được Hạng Vũ lên làm vua và sáng nghiệp ra nhà Hán. Nhà Hán làm vua bắt đầu từ Cao Tổ đến đời vua cuối cùng là Hiến Đế là khoảng hơn bốn trăm năm. Bài thơ nhằm ca ngợi tài năng của vua Hán Cao Tổ từ một kẻ nghèo hèn từng nhiều lần thất bại cuối cùng lên làm vua. Bài thơ kể đến việc sau khi lên ngôi vua, Hán Cao Tổ một hôm xa giá qua nước Lỗ, dùng lễ thái lao tế đền thờ Khổng Tử. Sau phái Nho giáo cổ Trung Quốc bàn luận việc này, cho rằng cơ nghiệp nhà Hán sở dĩ được lâu

dài là nhờ Cao Tổ biết tôn sư trọng đạo: “Bốn trăm nghiệp Hán dài lâu bấy, Quá Lỗ

vì chưng chút dãi buôi.” Qua đó tác giả một lần nữa đề cao nho giáo.

Có thể kể đến bài thơ khác vịnh về Gia Cát Lượng, một bộ óc thông minh tuyệt vời:

Chốn Ngọa long cương chí thú yêu, Thấy nghiêng vạc Hán phải ra điều. Khua Ngô vỡ mật tan như ruốc, Đuổi Ngụy chồn gan dạt tựa bèo. Trỏ vẫy quạt lông cầm một cán, Nhiệm màu túi gấm dủ trăm điều. Sức người rứt đỗi thì dường ấy, Tộ Hán song còn có bấy nhiêu.

(Gia Cát Lượng)

Gia Cát Lượng là người nhà Hán, được biết đến trong lịch sử là người có trí thông minh, có tài thao lược vào bậc nhất lúc bấy giờ, Gia Cát Lượng từng

thế chân vạc với nước Ngụy Và nước Ngô, bao lần làm Tào Tháo một gian hùng không kém phần thông minh, xảo trá cũng phải sợ hãi song sự nghiệp nhà Hán

sụp đổ đến nhường ấy Gia Cát Lượng cũng khó mà lấy lại được: “Sức người rứt

đỗi thì dường ấy, Tộ Hán song còn có bấy nhiêu.”

Cảm hứng về các nhân vật lịch sử thời Hán vẫn là cảm hứng mang đậm dấu ấn thời đại. Văn học thời Lê Sơ không thiếu những bài văn, bài thơ so sánh sự nghiệp Lê Thái Tổ với sự nghiệp Lưu Bang, so sánh những nhân tài thời khởi nghĩa Lam Sơn với Hán tam kiệt. Tác giả thời Hồng Đức khai thác đề tài vịnh các nhân vật lịch sử thời Hán để đề cao đạo lí, lí tưởng Nho giáo, phục vụ cho triều đại Lê Thánh Tông và chế độ phong kiến nói chung. Và thực tế dưới triều Lê Thánh Tông Nho giáo phát triển thịnh vượng hơn bao giờ hết, giữ địa vị độc tôn và trở thành quốc giáo, trở thành hệ tư tưởng của chế độ phong kiến, góp phần quan trọng trong việc đưa triều đại nhà Lê phát triển lên đến đỉnh cao.

2.3.2. Niềm tự hào về quá khứ cha ông

Vịnh về các nhân vật Trung Hoa chiếm số lượng nhiều hơn nhưng điều

đáng lưu ý trong tập thơ Hồng Đức quốc âm thi tập là những bài thơ vịnh những

nhân vật lịch sử dân tộc qua đó thể hiện lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc.

Bạch Đằng Giang là bài thơ duy nhất trong tập thơ Hồng Đức quốc âm thi

tập vịnh về địa danh lịch sử:

Lẻo lẻo doành xanh nước tựa dầu, Trăm ngòi, ngàn rạch chảy về chầu. Rửa không thay thảy thằng Ngô dại, Địa mọi lâng lâng khách Việt hầu. Nọ đỉnh Thái Sơn rành rạch đó, Nào bồn Ô Mã lạc loài đâu?

Bốn phương phẳng lặng kinh bằng thóc, Thong thả dầu ta bủa lưới câu.

(Bạch Đằng Giang)

Sông Bạch Đằng là con sông thuộc huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh, bắt nguồn từ Lục Đầu Giang, chảy ra cửa biển Nam Triệu, đây là dòng sông gắn với công cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Con sông Bạch Đằng được biết

đến như một chứng nhân lịch sử chống giặc ngoại xâm hào hùng của dân tộc ta, tại nơi này đã từng chôn nhiều xác quân thù, năm 938, Ngô Quyền giết được Lưu Hoằng Tháo, tướng nhà Nam Hán, năm 980 cũng tại con sông này Lê Đại Hành giết được Hầu Nhân Bảo tướng nhà Tống, đến năm Trùng Hưng thứ tư, tức năm 1288, Trần Quốc Tuấn bắt sống được Ô Mã Nhi, tướng Nhà Nguyên, chúng đều là những danh tướng của Trung Quốc sang Việt Nam với âm mưu diệt sạch nước Nam nhưng con sông Bạch Đằng đã biến chúng thành những tên tướng thất trận nhục nhã. Nói đến sự thất bại của giặc xâm lược đồng thời bài thơ cũng đang đề cao chiến thắng của ta. Con sông Bạch Đằng quả là chốn “địa linh” với ba lần chiến thắng giặc ngoại xâm tại đây thể hiện ý chí quật khởi của dân tộc ta. Con sông Bạch Đằng không chỉ nhắc nhở quân giặc về thất bại của chúng mà còn là niềm tự hào dân tộc sâu sắc của dân tộc ta, nhắc nhở thế hệ sau ghi nhớ những chiến công oanh liệt của cha ông ta.

Chỉ có duy nhất một bài thơ viết về sông Bạch Đằng, dù vậy cũng đã nói lên được niềm tự hào dân tộc sâu sắc trước chiến công huy hoàng trong quá khứ và ý thức của con người thời đại về cuộc sống thanh bình trong hiện tại.

Ở mảng nội dung này các tác giả chủ yếu đề cao những tấm gương cứu nước thời Hùng Vương như Phù Đổng Thiên Vương, Chử Đồng Tử; thời nghìn năm đấu tranh giành quyền tự chủ như Lí Ông Trọng, Trưng Vương, Triệu Trinh Nương. Đặc biệt vịnh về những nhân vật lịch sử đương thời như Lê Khôi, Lương Thế Vinh, Nguyễn Trực,…:

Đó là Phù Đổng Thiên Vương được nhắc đến trong bài thơ Xung Thiên

thần vương:

Tinh anh dấu được khi kiền khôn, Thiên tướng vang lừng tám cõi đồn. Nghe tiếng Hùng Vương bèn nảy việc, Mảng danh nghịch tặc đã kinh hồn. Vợt vàng ngựa sắt hằng di để,

Nghe tiếng Hùng Vương bèn nảy việc, Mảng danh nghịch tặc đã kinh hồn.

Vợt vàng ngựa sắt hằng di để, Làng Gióng non Trâu miếu hãy còn. Tự điển trời nam ngôi đệ nhất, Âm phò quốc thế vững bằng non.

(Xung Thiên thần vương)

Bài thơ là sự ngợi ca Thần Vương hay còn gọi là Phù Đổng Thiên Vương, người Tiên Du, Bắc Ninh. Dưới thời đại Hùng Vương quân nhà Ân sang xâm lấn, thần cưỡi ngựa sắt đánh tan giặc, khi đến núi Vệ Tinh thì bay lên trời. Hùng vương sai lập đền thờ ở làng Phù Đổng. Đến thời Lê Đại Thành Vương ngầm giúp sức đánh được quân nhà Tống. Lê Đại Thành phong là Thượng đẳng thần. Lý Thái Tổ phong là Xung Thiên thần vương.

Trước những nhân vật lịch sử của dân tộc các tác giả không chỉ ngợi ca công lao của họ mà còn bày tỏ lòng biết ơn trước sự hi sinh vì dân tộc của họ:

Trợ dân dẹp loạn trả thù mình,

Chị nhủ cùng em cất nghĩa binh. Tô Định bay hồn vang một trận, Lĩnh nam mở cõi vững trăm thành. Mời rày bảo vị ra ơn rộng,

Đã dội hoa quan xuống phúc lành. Còn nước, còn non, còn miếu mạo, Nữ Trung đệ nhất đấng tài danh.

(Trưng vương)

Bài thơ vịnh về Trưng Trắc, người huyện Mê Linh, là một người hùng dũng. Khi đất nước bị giặc xâm lược, chồng bị giết bởi tên thái thú Trương Định, bà bèn cùng em là Trưng Nhị dấy quân đánh phá quận Giao Chỉ. Tô Định phải chạy về Nam Hải. Một người phụ nữ chân yếu tay mềm dưới thời phong kiến lẽ ra chỉ biết nữ công gia chánh vậy mà đã giám xung phong trận mạc khiến bao phen giặc khiếp đảm đủ để thấy mối thù nhà nợ nước nặng đến thế nào và bản lĩnh của những người con đất An Nam ra sao. Chị em Trưng vương bình định được 65 thành ở Lĩnh Nam và xưng vương. Sau Mã Viện đem quân sang

giao chiến, Trưng vương tử trận, tưởng nhớ công ơn của bà người dân đã lập

đền thờ tự. Bà xứng đáng là “Nữ Trung đệ nhất đấng tài danh”, cho đến nay cứ

đến ngày 6 tháng hai âm lịch là ngày kỉ niệm hai bà.

Ngợi ca những nhân vật anh hùng trên chiến trận tập thơ Hồng Đức quốc âm

thi tập cũng không quên ngợi ca những anh hùng trong thời dựng xây đất nước:

Chiếu thư thượng đế xuống đêm qua,

Gióng thánh tin đài kíp tới nhà. Cẩm tú mấy hàng về động ngọc, Thánh hiền ba chén ướt hồn hoa. Khí thiêng đã lại thu sơn nhạc, Danh lạ còn truyền để quốc gia. Khuất ngón tay than tài cái thế, Lấy ai làm trạng nước Nam ta.

(Điếu cao – Hương Lương trạng nguyên) Bài thơ nói lên tâm trạng thương tiếc của nhà vua cũng như của nhân dân ta trước cái chết của Lương Thế Vinh, người xã Cao Hương, huyện Cảnh Nghị, ông vốn là người thông minh hơn người, năm 23 tuổi đỗ trạng nguyên khoa quý mùi, niên hiệu Quang Thuận thứ tư năm 1463, ông làm quan đến Hàn Lâm viện

thừa chỉ, biên soạn nhiều sách giáo khoa trong đó có quyển Toán pháp đại

thành. Tài năng và công lao to lớn của ông được tập thơ Hồng Đức quốc âm thi

tập ghi lại bằng thái độ trân trọng.

Sự nghiệp dựng nước của dân tộc ta gắn liền với sự nghiệp giữ nước. Kể từ khi Hùng Vương dựng nước nước ta luôn phải đối phó với thế lực phong kiến phương bắc với tiềm lực hùng mạnh, nước ta từng chịu hàng ngàn năm Bắc thuộc nhưng lòng yêu nước sâu sắc của nhân dân ta đã làm thất bại mọi âm mưu xâm lược của kẻ thù, bằng chứng là nước Nam ta tồn tại vững mạnh và phát triển ở tương lai. Đặc biệt nhân tài nước Nam thì thời nào cũng có.

Có thể thấy cảm hứng chung bao trùm chủ đề, đề tài viết về nhân vật lịch sử Việt Nam là cảm hứng yêu nước và tự hào dân tộc. Vịnh các nhân vật lịch sử Việt Nam, các tác giả có ý thức về sự gắn bó chặt chẽ giữa họ với đất nước,

nhân dân, dân tộc. Phù Đổng Thiên Vương “Âm phù quốc thế vững bằng non”,

Chử Đồng Tử giúp „Triệu việt nạn xong nên nghiệp cả”. Dân tộc ta trường tồn

nhờ có họ: “Anh linh miếu dõi lừng hương khói, Còn nước, còn non, tiếng hãy

còn.”; “Còn nước, còn non, còn miếu mạo, Nữ trung đệ nhất đấng tài danh.”

TIỂU KẾT CHƢƠNG 2

Với những phương diện nội dung như trên tập thơ Hồng Đức quốc âm thi

tập trở thành tập thơ chữ Nôm với nội dung phong phú và sâu sắc. Tập thơ

không chỉ cho thấy một thời đại thịnh trị của chế độ phong kiến Việt Nam, đó còn là tiếng thơ ca ngợi công lao to lớn của nhà Lê với lịch sử dân tộc, đặc biệt là sự anh minh sáng suốt của vị vua nổi tiếng Lê Thánh Tông, đó còn là sự ngợi ca đất nước thanh bình, giàu đẹp với những vần thơ chan chứa niềm vui, niềm tự hào, và đó còn là sự biết ơn, lòng tự hào dân tộc sâu sắc trước những trang sử hào hùng của dân tộc gắn liền với tên tuổi chói lọi của các vị anh hùng hào kiệt

Như vậy, bên cạnh một số hạn chế nhất định, tập thơ Hồng Đức quốc âm

thi tập trở thành một cột mốc quan trọng trong diễn trình phát triển của nền

văn học dân tộc với nội dung vừa đa dạng, phong phú vừa thống nhất và sâu sắc trong ý nghĩa biểu hiện, đồng thời đó bằng chứng về một thời đại hoàng kim của chế độ phong kiến.

CHƢƠNG 3

MỘT VÀI PHƢƠNG DIỆN TRONG HÌNH THỨC THỂ HIỆN

HỒNG ĐỨC QUỐC ÂM THI TẬP

Tập thơ Hồng Đức quốc âm thi tập không chỉ có giá trị to lớn về mặt nội

dung mà còn thành công trong hình thức thể hiện. Khó có thể đề cập đến mọi khía cạnh trong hình thức thể hiện nội dung tập thơ, ở đây tôi chỉ đề cập đến hai khía cạnh đó là cách tân về thể loại và cách tân về ngôn ngữ.

3.1. Cách tân thể loại

Nếu như Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi được coi là tác phẩm mở đường

cho sự phát triển thơ Nôm Đường luật thì tập thơ Hồng Đức quốc âm thi tập

được coi là tác phẩm tiếp tục phát triển thể loại thơ Nôm Đường luật, khẳng định vững chắc hơn vị trí của thơ Nôm Đường luật trong văn học trung đại nói riêng trong nền văn học dân tộc nói chung.

Các tác giả tập thơ Hồng Đức quốc âm thi tập tiếp tục xu hướng phá cách

của Nguyễn Trãi trong Quốc âm thi tập, đôi khi còn mạnh mẽ hơn. Điều này thể

hiện ở sự xuất hiện của thơ sáu chữ. Câu thơ lục ngôn được sáng tạo trên cơ sở câu thơ thất ngôn luật đường của Trung Quốc, là một biểu hiện quan trọng của thi pháp Việt Nam, nó có ý nghĩa xây đắp nền móng cho thơ ca Việt Nam. Tỉ lệ

câu thơ sáu chữ trong tập thơ Hồng Đức quốc âm thi tập không ít hơn là mấy so

với Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi. Theo Nguyễn Phạm Hùng, tập thơ Hồng

Đức quốc âm thi tập có tới 128 bài thất ngôn xen lục ngôn trong đó số câu lục

ngôn là 281 câu. Tỉ lệ bài thất ngôn xen lục ngôn của tập thơ Hồng Đức quốc âm

thi tập là 39%, tỷ lệ câu lục ngôn của tập thơ Hồng Đức quốc âm thi tập là 11%.

Đặc biệt có bài toàn lục ngôn, bài thơ Chùa Non Nước là một minh chứng:

Nơi gọi bồng, nơi gọi nhược, Hai bên góp làm non nước. Đá chồng hòn thấp, hòn cao, Sóng trục lớp sau lớp trước. Phật hư vô, cảnh thiếu thừa, Khách danh lợi buồm xuôi ngược. Vẳng nghe trên gác boong boong, Lẩn thẩn dưới chùa lần bước.

Một phần của tài liệu phương diện nội dung trong tập thơ hồng đức quốc âm thi tập (Trang 41 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)