6. Cấu trúc đề tài
2.2.3. Dân chúng ấm no
Sự giàu đẹp của đất nước còn được thể hiện thông qua những vần thơ miêu tả vẻ đẹp của cuộc sống lao động, gắn hình ảnh người lao động với những công
việc hết sức nhỏ bé, bình dị. Tập thơ Hồng Đức quốc âm thi tập dành khá nhiều
trang thơ vịnh về vẻ đẹp lao động, đó là chùm thơ vịnh ngư, tiều, canh, mục cùng làm ăn vui vẻ tấp nập trong xã hội của bốn thành phần lao động chủ yếu trong xã hội đã được miêu tả bằng những lời văn đẹp đẽ.
Đây là bài thơ miêu tả cảnh lao động của người làm nghề chài lưới:
Pha lê muôn khảm thức lom om. Xảy thấy thằng chài đứng đấy nom. Manh áo quàng, mang lụp xụp, Quai chèo xách, đứng lom khom. Ngư hà vẫy đuôi trú ẩn,
Âu lộ hay cơ ngó nhòm.
Có kẻ làm ơn nheo nhẻo mách, Kìa kìa Phạm Lãi mái kia mom.
(Ngư)
Hình ảnh người ngư dân hiện lên với công việc thường ngày của mình để kiếm sống, tuy đó không còn là một công việc xa lạ đối với người dân nhưng qua bài thơ ta mới có dịp nhìn ngắm kĩ hơn hình ảnh người dân làm nghề chài
lưới một cách cụ thể, tỉ mỉ đến như vậy “Mảnh áo quàng, mang lụp xụp, Quai
chèo xách, đứng lom khom”, với manh áo xộc xệch bởi công việc, người ngư
dân vẫn tiếp tục lom khom chèo lái con thuyền thực hiện công việc của mình. Người ngư dân hiện lên trên nền trong sáng của bức tranh, đó là khoảng nước được miêu tả trong sáng như pha lê, bên dưới làn nước trong xanh ấy là từng đàn cá, tôm quẫy nước tìm nơi trú ẩn. Hình tượng người ngư dân được tác giả đem so sánh với Phạm Lãi, người đời xuân thu, làm quan nước Việt, sau khi đã giúp Việt vương Câu Tiễn diệt được nước Ngô báo thù cho nước Việt liền đổi họ tên và buông thuyền đi ngao du ở ngũ hồ. Với cách so sánh này khiến người đọc có liên tưởng đến người dân làng chài với công việc chài lưới kia cũng giống như đang ngao du trên sông nước, qua đó cho thấy cuộc sống tươi đẹp mà họ đang được hưởng. Người làm việc rừng rú, đốn củi cũng rất thảnh thơi:
Nửa bó yên hà mang đủng đỉnh,
Đôi bên phong nguyệt quảy lom khom. Triều Nghiêu, ngày Thuấn mình ăn ở, Đỉnh thạch, non Thai, mặt nước nhòm.
Hình ảnh bác nông phu lại càng được tô vẽ, thần thánh hóa:
Một cày, một cuốc, phần đà đành,
Song viết ai bằng song viết canh. Diệt vắt, tay cầm quyền tướng quý, Thừa lưa thóc chứa lộc công khanh. Công A hành đến trời biết,
Tiết Tử Lăng còn núi xanh.
(Vịnh người đi cày) Hình ảnh người làm nghề chăn thả, nhất là chăn nuôi trâu cũng được thi vị hóa một cách cụ thể và gửi gắm vào đó khí thế vương giả:
Song viết ai bằng song viết mục,
Nhật nguyệt đôi vầng tấm nón nan. Giang san ngàn dặm một dò trúc, Sách xưa Hồ, Thích hãy còn truyền. Đời thịnh Thuấn. Nghiêu mừng ấy phúc.
(Vịnh người chăn trâu) Chính vì thế mới có cảnh thảnh thơi ngồi trò chuyện rôm rả của những người lao động:
Đêm rượu, ngày rồi họp bốn người, Cùng bày sở thú bảo nhau chơi. Con trâu tớ béo cơm người trắng, Đốn củi ngươi nhiều cá tớ tươi. Gặp thuở thái bình người mến tớ, Chứa lòng ưu ái tớ cùng người. Cắp cầm con tuyết tình cờ tới, Bỏ nón, lùi chân khặc khặc cười.
(Tứ thú thương thoại)
Đó là những lời trò chuyện chân thành chia sẻ về đời sống no đủ của mình trong thời buổi thái bình. Công việc của họ rất nhỏ bé thôi, chỉ là đánh cá, chỉ là đốn củi, là người nông dân đầu tắt mặt tối, là anh mục đồng thôi, nhưng chính những công việc vốn đã rất quên thuộc ấy đang từng ngày làm cho đất nước ta càng trở nên giàu đẹp hơn bằng những thành quả lao dộng của mình.
Để được một đất nước giàu mạnh, một phần nhờ công đức lớn lao của nhà vua
và triều đình nhưng một phần chính nhờ nước ta “Rừng vàng, biển bạc” như nhân
dân ta vốn tự hào. Sự dồi dào về tài nguyên rừng, biển đã đem đến cho người dân nguồn sống dư dả thêm vào đó là đức tính lao động cần cù vốn có của dân tộc ta biến những thứ có sẵn trong tự nhiên phục vụ cho cuộc sống của con người.
Thơ xưa vốn chỉ chuộng những cái gì hoa mĩ, cao sang, quyền quý nhưng
trong tập thơ Hồng Đức quốc âm thi tập, một tập thơ được đánh giá là nặng lối
cung đình lại xuất hiện những bài thơ với những hình ảnh hết sức nhỏ bé, tầm thường, tuy chưa phải là nhiều nhưng tác phẩm đã bắt đầu chú ý đến những yếu tố giản dị trong cuộc sống, phát hiện ra cái đẹp trong những hình ảnh vốn được coi là tầm thường đó. Bài thơ trực tiếp ca ngợi vẻ đẹp của cuộc sống lao động và tôn vinh hình tượng người lao động, đó chính là một cách ngợi ca sự giàu đẹp của đất nước. Đất nước ta giàu đẹp không chỉ nhờ những danh thắng, những cảnh vật đẹp đẽ trong tự nhiên mà đất nước ta giàu đẹp chính nhờ hoạt động lao động thầm lặng của nhân dân góp phần dựng xây đất nước