6. Cấu trúc đề tài
2.2.1. Địa danh kì thú
Vẻ đẹp non sông cẩm tú hiện lên qua những vần thơ gợi tả sự mĩ lệ của thiên nhiên mà trước hết là qua những địa danh với sự xuất hiện của những hình ảnh núi non hết sức nên thơ:
Trấn nam minh nẻo thuở xưa, Xuân thu đã mấy có chồng chưa. Dồi thức bạc khi sương rụng, Thoảng mùi hoa thưở gió đưa. Gương mượn trăng soi màu lại tỏ, Tóc khoe mây vén nhặt thì thưa.
Dấu thiêng lượng rộng kiền khôn gộp, Ngọc đá bao nhiêu chứa chẳng từ.
(Ngọc Nữ sơn) Núi non Việt Nam xuất hiện với muôn hình, muôn vẻ, đây là ngọn núi ở phía bắc núi Kì Lân, xã Nam Mật, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa có viên đá giống hình người đứng chắp tay quay về phía nam, đối diện với núi Kim Đồng ở bên kia
sông. Theo thuyết địa lí mê tín xưa thì kiểu đất này là “Ngọc nữ triều nam, Kim đồng
củng bắc”. Đến cuối đời nhà Lê, công chúa Ngọc Hân lấy Nguyễn Huệ ở trong nam,
Chiêu Thống chạy sang đất nhà Thanh ở phương bắc hợp với kiểu đất này. Từ một ngọn núi có hình giống người dân gian ta đã ví đó như hình một Ngọc nữ và đặt tên là núi Ngọc nữ, thêm vào đó yếu tố huyền bí làm cho núi Ngọc nữ càng trở nên có phần linh thiêng, được gắn với những biến cố có thực diễn ra trong nước.
Còn đây là vẻ đẹp kì vĩ của núi Song Ngư:
Sơn thủy so xem chốn hữu tình, Chưng đây mừng thấy lạ hòa thanh. Dăng ngang biển chờn vờn lớn, Cao chọc trời ngần ngật xanh. Muôn kiếp chầu về đến bắc cực, Ngàn thu chống khỏi cõi nam minh. Đời đời trụ thạch quyền trong nước, Thiên hạ nào ai chẳng biết danh.
Núi Song Ngư ở cửa Hội, giáp với huyện Nghi Lộc và huyện Nghi Xuân đều thuộc tỉnh Nghệ Tĩnh. Hai ngọn núi này được miêu tả song song, cao vót,
tròn và đẹp, trông như hai con cá bơi lội dưới làn sóng cả: “Dăng ngang biển
chờn vờn lớn, Cao chọc trời ngần ngật xanh.” Đâu phải nơi nào cũng có những
danh thắng đẹp như vậy, dưới con mắt thi sĩ cảnh núi non bỗng trở nên có hồn,
làm nên vẻ đẹp của dân tộc ta: “Muôn kiếp chầu về đền bắc cực, Ngàn thu
chống khỏe cõi nam Minh.”
Chúng ta còn bắt gặp rất nhiều bài thơ miêu tả cảnh núi non vừa nên thơ
vừa hùng vĩ Chích Trợ Sơn, Quả Sơn, Nam Công Sơn…, trong bài Chích Trợ
Sơn tác giả đã miêu tả ngọn núi ở Nga Sơn (Thanh Hóa) như hình chiếc đũa:
Trấn cõi Nam minh nẻo thuở xưa, Đời Nghiêu nước cả ngập hay chưa? Nguồn tuôn xuống tanh tao sạch, Triều dẫy lên mặt ngọn ưa, Súc xương kình lăm chẳng động. Dò lòng biển sóng khôn lửa, Trời nay dành để An Nam mượn. Vạch trước bình Ngô mãi mới vừa.
(Chích Trợ Sơn)
Quả núi dưới ngòi bút khắc họa của nhà thơ là một quả núi trơ trọi một mình, ngọn cao vót lên, trông tưởng như hình chiếc đũa cắm trong chiếc vạc,
ngọn núi ấy hiên ngang đứng giữa trời dầu cho “Súc xương kình lăm chẳng
động”. Bọn giặc xâm lược ở đây được miêu tả như loài cá hung ác hay ăn hại
các loài cá bé, đối lập với sự oai nghiêm sừng sững của núi Chiếc Đũa, với cái tên rất mộc mạc ấy thôi nhưng núi Chiếc Đũa chính là một của lãnh thổ Việt Nam, dân tộc Việt Nam, vẻ đẹp và sự hiên ngang của nó chính là vẻ đẹp của đất nước An Nam. Qủa núi ấy được chân trọng ví như núi Chiếc Đũa là của trời, trời dành cho nước An Nam mượn để mãi mãi đánh tan bọn xâm lược như nhà Ngô
ngày trước thì dân An Nam mới vừa lòng “Trời nay dành để An Nam mượn,
Cảnh ngút ngàn của trời mây non nước Thần Phù lại được miêu tả độc đáo:
Phân cõi Nam châu đất Ái châu,
Bút Vương khôn mạc cảnh Thần Phù. Muối pha bãi bạc sông sâu hoáy, Chàm nhuộm cây xanh núi tuyệt mù. Hói quán, mây ngàn tuôn ngùn ngụt, Chợ quê, sóng biển dức ù ù.
Kìa ai rửa sạch trong niềm tục, Một chiếc thuyền câu trở nguyệt thu.
(Thần Phù Sơn)
Núi Thần Phù ở xã Nga Thiện, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa, núi non
hòa quyện vào nhau làm cho bức tranh thủy mặc thêm sinh động “Muối pha bãi
bạc sông sâu hoáy, Chàm nhuộm cây xanh núi tuyệt mù.” Đặc biệt bức tranh ấy
còn có sự xuất hiện hoạt động của con người, hình ảnh con người như một điểm nhấn, gợi cảm giác ở đây núi non hiểm trở hung dữ nhưng lại rất thân thiện với
con người An Nam “Một chiếc thuyền câu trở nguyệt thu.”
Không chỉ có núi non hùng vĩ và trữ tình, cảnh trời Nam còn được tô vẽ bằng những con sông thơ mộng, càng làm cho bức tranh cảnh trí thiên nhiên thêm phần sinh động:
Dòng tuôn ba ngả lạ dường bao? Bát ngát đòi phen mặt bích đào. Phá phá ngàn kia lùa đột ngột, Phè phè bãi nọ rửa tanh tao. Cá ăn mặt nước tan vầng thỏ, Triều rẽ đầu non lụt bóng dao. Xẩy thấy một thuyền trong thuở ấy, Dường như ngư phủ lạc nguồn Đào.
(Tam Kỳ Giang)
Dòng sông ấy với màu xanh ngọc bích tuôn chảy, đôi lúc cũng rất mạnh mẽ
bụi bẩn tanh tao để trở nên thanh khiết hơn, bóng trăng soi chiếu xuống mặt nước dường loan ra bởi tiếng quẫy của chú cá tinh nghịch. Cảnh đẹp có sông, có núi hài hòa hiện lên như cảnh đẹp thần tiên chốn nhân gian.
Đâu phải nơi đâu cũng có được những cảnh đẹp như vậy hay thiên nhiên ưu ái ban tặng cho người dân An Nam như một món quà dành cho những biết yêu quý nó.
Thiên nhiên được khắc thông qua hình ảnh động, đền, miếu, chùa chiền, ta bắt gặp vẻ đẹp vừa lung linh vừa hoang sơ của động Bạch Nha:
Một chốn kiền khôn một chốn xuân, Đã dành phong cảnh thú thanh tân. Quanh co nước biếc dành muôn khảm, Chồng chập non xanh đá mấy lần, Quét bụi trần không một sở,
Xui lòng khách hứng mười phân. Nhàn nào đấng thánh xem ngày trước, Biết được hư không mấy có thần.
(Bạch Nha Động)
Bài thơ miêu tả động Bạch Nha, một sơn động ở xã Trị Nội, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa, nằm ở phía tả núi Thần Phù, trong động có chùa và một tòa tượng phật có bia đá dài một trượng sáu thước và khắc một chữ phật to, theo Lê Qúy Đôn đó là chữ của vua Thánh Tông triều Lý, trong hang có rất nhiều dơi nên còn được gọi là Bạch ác động. Hang động này không chỉ là một danh thắng bình thường mà nó còn gắn với bút tích của vị vua thời lý, phải thấy rằng cảnh ở chốn này đẹp và linh thiêng nhường nào mới khiến bậc đế vương viếng thăm và để lại bút tích của mình.
Chùa phật tích hiện lên với nét vẽ chân thực:
Ngấc mặt trông lên phật tích san, Non cao vòi vọi khác phàm giang. Chim bay rặng liễu dường thoi dệt, Nước chảy ao sen tựa suối đàn.
Thông bảy tám hàng che kiểu tán, Mây năm ba thức phủ thay màn. Thi nhân rằng có đâu hơn nữa, Cho khách xin làm một bức đoan.
(Phật Tích sơn tự)
Chốn thanh tịnh được khắc họa với những nét bút hết sức giản dị nhưng lại tôn lên vẻ đẹp mộc mạc, bình dị mà không hề ảm đạm, cảnh thanh tĩnh ở nơi đây khiến lòng người càng trở nên thư thái, toàn tâm nhìn ngắm và hòa mình vào cảnh vật xung quanh. Cuối câu thơ tác giả trực tiếp khẳng định vẻ đẹp của chùa Phật Tích:
“Thi nhân rằng có đâu hơn nữa, Cho khách xin làm một bức đoan.”
Ngoài ra có thể kể đến rất nhiều những ngôi chùa, đền, miếu xuất hiện ở nhiều nơi trên lãnh thổ Việt Nam như chùa Thiên Phúc, đền Trấn Vũ, chùa Pháp Vũ, chùa Pháp Vân, chùa Trấn Quốc, chùa Non Nước, …, kiến trúc các đền chùa được xây dựng đều chứa đựng dấu ấn văn hóa của dân tộc Việt, vừa mang dấu ấn chung của kiến trúc Đông phương, đồng thời những công trình
kiến trúc này hiện lên không chỉ chứa đựng yếu tố thẩm mĩ, tráng lệ: “Trân
châu tráng lệ tầng tầng xếp, Kim ngọc đoan trang rực rỡ in.” mà còn cho
thấy được sự linh thiêng của nó: “Nghiệm xem ấm ti thần nông bấy, Phổ độ
nào đâu chẳng phỉ nguyền.” Sở dĩ đền chùa ở nước ta xuất hiện nhiều như
vậy bởi dân ta vốn sùng ái đạo phật, có đức tin vào bản chất nhân đạo của phật giáo, hơn nữa vốn sống lạc quan yêu đời nên người dân An Nam luôn hướng đến sự cao đẹp. Như vậy, bằng việc miêu tả hệ thống đền chùa tập thơ
Hồng Đức quốc âm thi tập không chỉ làm hiện lên cảnh đẹp giang sơn ta mà
còn phần nào nói lên bản sắc văn hóa của dân tộc ta.
2.2.2. Bốn mùa tốt tƣơi, tuần hoàn bí ẩn
Thiên nhiên tươi đẹp, rực rỡ trên đất nước ta còn hiện lên thông qua những bài thơ vịnh bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, những bài thơ vịnh bốn mùa trong tập
thơ Hồng Đức quốc âm thi tập chiếm số lượng khá lớn, có tới 20 bài thơ vịnh về
bốn mùa trong tập thơ này, đây là bộ phận quan trọng góp phần làm nên diện mạo tươi đẹp của giang sơn Đại Việt.
Mùa xuân hiện lên đầy sức sống và quyến rũ ngòi bút người thi sĩ vịnh về nó, ta thấy xuất hiện hàng loạt những bài thơ vịnh mùa xuân:
Một khí trời đắp đổi vần,
Ba tháng đông lại ba tháng xuân. Sinh thành mọi vật đều tươi tốt,
Đầm ấm ngày nào chẳng đượm nhuần
(Vịnh cảnh mùa xuân)
Đây là sự sinh sôi nảy nở của của vạn vật trước khí trời ấm áp của mùa xuân, sự tốt tươi của cảnh vật đầu xuân báo hiệu một một năm mới no đủ, hạnh phúc cho muôn dân.
Cũng về mùa xuân, bài thơ Lại vịnh cảnh mùa xuân làm hiện lên không
khí tươi vui rạng rỡ của cảnh vật:
Thiều quang làm cảnh rạng xuân thiên. Đường hoa chấp chới tin ong đạo.
(Lại vịnh cảnh mùa xuân)
Xuân đến cảnh vật như chợt bừng tỉnh trước ánh sáng tinh khôi, tươi sáng mà xuân đem đến, ong, bướm nô đùa cùng sắc xuân, tình yêu cũng càng trở nên tươi đẹp hơn trước niềm vui của mùa xuân.
Cảnh trí mùa hè hiện lên trong thơ Hồng Đức mang những đặc trưng riêng của một đất nước nhiệt đới:
Thức xuân một khí hãy còn khoe, Phút đã nam ngoa đến tiết hè.
Đằng đẵng ngày chầy dương tán nắng, Đùn đùn bóng rợp phủ màn hòe.
Khúc hòa ngu cấm đàn cầm ngọc, Chức thẳng hi hòa cửa sổ the. Trong ấy vây nên cò một cuộc, Khéo đâu vang tiếng cái ve ve.
Trong thơ là nét đặc trưng của mùa hè với bóng nắng lan tỏa, với cái nóng thường trực, với tiếng muỗi kêu vo ve.
Không phải ai cũng có thể dùng tiếng thơ để lột tả những đặc điểm của mùa hè, chỉ với ngòi bút điêu luyện, con mắt quan sát tinh tường mới có thể làm được, các nhà thơ thời Hồng Đức rất tinh tế, nhạy cảm khi phản ánh chân thực, sinh động bức tranh hè, đó không chỉ là cảnh thiên nhiên mà còn phản ánh sinh hoạt của con người, tạo nên những hình tượng nghệ thuật mới mẻ mà quen thuộc trong cuộc sống của người dân quê:
Nước nồng sùng sục đầu rô trỗi
Ngày nắng trang trang lưỡi chó lè.
Và con người thì phải đương đầu với cái nóng ngột ngạt:
Người nằm trướng vóc mồ hôi mướt
Kẻ hái rau tần nước bọn se .
(Lại vịnh nắng mùa hè)
Qua những câu thơ này, người đọc cảm nhận cụ thể cái oi ngột của trưa hè nơi đồng ruộng: mùi nồng của bùn, hơi nhớp nháp của mồ hôi, cái đắng se của
nước bọt. Hình tượng “đầu rô trỗi”, "lưỡi chó lè” là hình tượng rất thực, rất
điển hình cho nắng hè ở nông thôn đồng bằng bắc trung bộ. Phải là người yêu tha thiết quê hương đất nước, các thi nhân thời Hồng Đức mới viết nên các câu thơ đậm chất dân tộc và dân giã đến như vậy.
Mùa hè không chỉ có cái nóng nực, ngột ngạt mà mùa hè cũng rất thi vị, rất đẹp, rất tươi :
Hồng bay Lựu, màn vây Liễu, Hương nức sen bóng rợp hòe.
Tường nọ nhặt khoan vang tiếng cuốc, Càn kia dắng dỏi gẩy cầm ve.
Lầu cao gió mát, người vô sự, Khúc nam huân văng vẳng nghe.‟‟
Bất chấp sự nóng nực, oi ả ta vẫn thấy hiện lên bức tranh hè với đầy đủ âm thanh, màu sắc, hương thơm, đó là màu hồng rực rỡ của hoa Lựu, là nét đẹp yêu kiều của rặng Liễu còn có cả bóng Hòe rợp mát, trong không gian hòa nức mùi hương sen, thêm vào đó là âm thanh rộn ràng của tiếng cuốc kêu, tiếng ve ngân, tiếng nhạc văng vẳng.
Trong văn học trung đại mùa thu vốn chiếm nhiều giấy mực của các nhà
thơ, thu trong tập thơ Hồng Đức quốc âm thi tập cũng hiện lên với đầy đủ
đường nét riêng:
Lác đác ngô đồng mấy lá bay, thu hiu hắt lọt hơi may.
Ngàn kia cách nước so le địch, Mái nọ bên tường đủng đỉnh chày. Lan chổng bãi nam ngàn dặm rợp, Nhạn về ải bắc mấy hàng bày.
Quý Ưng, Tống Ngọc dường bao nữa, khi ấy nhiều người cám cảnh thay.
(Lại vịnh cảnh mùa thu)
Bức tranh mang phong vị Đường thi nhưng không kém phần giản dị, gần gũi với cảnh sắc Việt Nam. Trong thơ xuất hiện những hình ảnh đặc trưng cho mùa thu: lá ngô đồng, hơi may, cỏ lau, chim nhạn. Tuy là những hình ảnh mang tính tượng trưng cao song khi đọc bài thơ ta cảm nhận được cảm xúc chân thành của thi nhân trước vẻ đẹp của mùa thu.
Ánh trăng là hình ảnh quen thuộc trong thơ ca, là người bạn chân thành của
người thi sĩ và ánh trăng thường gắn với mùa thu, trong tập thơ Hồng Đức quốc âm
thi tập hình ảnh trăng xuất hiện rất nhiều trong thơ, bài thơ Thu thiên nguyệt lãng
tác giả viết:
Bốn mùa no bốn thiếu mùa nào,
Trăng một thu chầy vặc vặc cao. Hây hẩy gió vàng thông ải nhạn, Làu làu bóng ngọc suốt nhà giao.
Dãi dầm chén khách kề hiên cúc, Nhẹ chở thuyền ai ngược động đào. Có kẻ lòng còn ưu ái cũ,
Ngồi năm trông nhẫn xế lầu cao.
(Thu thiên nguyệt lãng)
Mùa thu đem theo hơi gió lạnh tràn từ phương bắc xuống phương nam, đây là thời khắc biến chuyển của thời gian từ hè chuyển sang thu. Trong thơ xuất hiện hình ảnh bóng trăng sáng tỏ tưởng như có thể chiếu xuống tận đáy sông, đáy biển, trước vẻ đẹp như vậy khiến ta không khỏi liên tưởng tới tích ngày xưa Đào Tiềm thường cùng khách uống rượu, ngắm hoa cúc dưới bóng trăng huyền diệu.
Gió heo may của mùa thu qua đi nhường chỗ cho mùa tiếp theo trong năm. Mùa đông là mùa cuối cùng trong năm báo hiệu bởi cái lạnh thấu xương:
Vù vù đòi chốn trận kim phong
Canh chầy ngọc lậu trong băng tuyết.
(Lại vịnh cảnh mùa đông)
Mùa đông không có cái ấm áp của trời xuân, cũng không có cái nắng oi nồng của mùa hạ, cũng không có tiết trời se lạnh như mùa thu mà mùa đông khiến con người ta rùng mình bởi cái buốt giá căm căm tưởng như thấu da thịt con người:
Đòi phương lạt sạt trận hàn phong
Da diết người thay bấy hỡi đông.
(Vịnh cảnh mùa đông)
Thế nhưng vòng tuần hoàn của thời gian sẽ xua đi cái giá lạnh của mùa đông để đón nhận một mùa xuân mới, sự chớm nở của nụ hoa mai là một dấu hiệu, phải có con mắt tinh tế mới có thể nắm bắt được sự biến chuyển đó.
Đến với thiên nhiên bốn mùa chính là đến với những vẻ đẹp vừa quen thuộc, vừa bí ẩn của vòng tuần hoàn tự nhiên.
Ngoài ra trong tập thơ Hồng Đức quốc âm thi tập ta còn thấy xuất hiện
chùm thơ vịnh nguyệt khá đặc sắc. Nếu như ở phần trên non sông đất nước được miêu tả theo chiều dài của thời gian năm canh, bốn mùa, cùng với những danh
lam thắng cảnh nổi tiếng thì ở đây tác giả đã mở rộng không gian đất trời. Không gian bao la, bát ngát đã được trang điểm, tô màu lung linh rực rỡ cùng