Tăng khối lƣợng tƣơng đối của gà thí nghiệm

Một phần của tài liệu đánh giá khả năng sản xuất thịt và hiệu quả kinh tế của gà lai f1 giữa gà chọi, mía, hồ, với gà lương phượng nuôi tại tỉnh bắc giang (Trang 56 - 58)

Tăng khối lƣợng tƣơng đối đƣợc tính bằng % chênh lệch giữa khối lƣợng của 2 lần cân chia cho khối lƣợng trung bình của 2 lần cân đó. Nó biểu hiện tốc độ tăng khối lƣợng của đàn gà sau một thời gian nuôi dƣỡng. Qua đó ngƣời chăn nuôi biết nên tác động nhƣ thế nào và vào thời điểm nào là phù hợp nhất để có đƣợc tăng khối lƣợng của gà tốt nhất với lƣợng thức ăn ít nhất. Kết quả tăng khối lƣợng tƣơng đối của gà thí nghiệm đƣợc chúng tôi thể hiện ở bảng 3.4:

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 3.4: Tăng khối lƣợng tƣơng đối của gà thí nghiệm

Đơn vị: % Giai đoạn F1 (♂M x ♀LP) F1 (♂C x ♀LP) F1 (♂H x ♀LP) X m X X mX X mX 0 - 1 78,53±0,28 79,63±0,77 78,99±0,16 1 - 2 65,68±0,15 60,17±0,97 59,56±0,19 2- 3 40,70±0,52 44,91±0,59 44,31±0,44 3 - 4 37,45±0,30 37,02±0,97 38,34±0,28 4 - 5 34,61±0,55 37,70±0,66 40,18±0,46 5 - 6 29,77±0,53 30,10±0,96 30,08±0,58 6 - 7 26,45±0,56 25,78±0,28 24,92±0,09 7 - 8 22,75±0,34 22,32±0,24 21,75±0,29 8 - 9 16,82±0,30 16,80±0,41 16,49±0,36 9 - 10 12,26±0,25 12,85±0,67 13,12±0,11 10 -11 11,78±0,28 10,79±0,31 11,31±0,04 11 - 12 9,38± 1,18 8,54±0,12 9,14±0,53

Kết quả bảng 3.4 cho thấy, cả 3 loại gà thí nghiệm đều có tốc độ tăng khối lƣợng tƣơng đối đạt cao nhất ở tuần tuổi đầu tiên, sau đó giảm dần ở các tuần tuổi tiếp theo. Kết quả thí nghiệm ở tuần tuổi đầu tiên trên 3 giống gà F1 (♂M x ♀LP), F1 (♂C x ♀LP), F1 (♂H x ♀LP) có tốc độ tăng khối lƣợng tƣơng ứng là 78,53% và 79,63% và 78,99%; ở 4 tuần tuổi là: 37,45%, 37,02% và 38,34%; tại 8 tuần tuổi tốc độ sinh trƣởng tƣơng đối giảm xuống tƣơng ứng là 22,32% ở gà lai F1 (♂C x ♀LP), và 21,75% ở gà F1 (♂H x ♀LP), ở 12 tuần tuổi thì tăng khối lƣợng tƣơng đối giảm xuống còn rất thấp tƣơng ứng là 9,38%, 8,54% và 9,136%.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Nếu xem kết quả riêng rẽ của từng lô ta thấy rằng, tăng khối lƣợng tƣơng đối của đàn gà thí nghiệm đạt cao nhất ở 3 tuần tuổi đầu tiên, ở giai đoạn từ 5 - 8 tuần tuổi giảm dần, đến giai đoạn 8 - 12 tuần tuổi tăng khối lƣợng tƣơng đối giảm rất nhanh: cụ thể gà lai F1 (♂M x ♀LP) 78,53% ở tuần thứ nhất giảm xuống còn 9,38% ở tuần thứ 12; gà lai F1(♂C x ♀LP) từ 79,63 giảm xuống còn 8,54% ở tuần thứ 12 và gà lai F1 (♂H x ♀LP) giảm 78,99% xuống còn 5,16% ở tuần thứ 12.

Từ kết quả theo dõi về chỉ tiêu tăng khối lƣợng tƣơng đối của gà thí nghiệm cho thấy rằng thời gian nuôi càng kéo dài thì chỉ tiêu này càng giảm, dẫn đến hiệu quả chăn nuôi giảm. Vì vậy, trong chăn nuôi cần phải quan tâm tới việc chọn giống vật nuôi có tốc độ sinh trƣởng nhanh, khả năng sản xuất thịt sớm, thời gian nuôi ngắn sẽ đem hiệu quả kinh tế cao.

3.4. Khả năng sử dụng và chuyển hóa thức ăn

Một phần của tài liệu đánh giá khả năng sản xuất thịt và hiệu quả kinh tế của gà lai f1 giữa gà chọi, mía, hồ, với gà lương phượng nuôi tại tỉnh bắc giang (Trang 56 - 58)