0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SẢN XUẤT THỊT VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA GÀ LAI F1 GIỮA GÀ CHỌI, MÍA, HỒ, VỚI GÀ LƯƠNG PHƯỢNG NUÔI TẠI TỈNH BẮC GIANG (Trang 33 -101 )

1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước

Ứng dụng các thành tựu của di truyền học và lai tạo giống gia cầm của thế giới vào thực tiễn chăn nuôi gia cầm ở nƣớc ta đã đƣợc các nhà khoa học quan tâm từ lâu, nhƣng những năm gần đây ứng dụng lai giống mới phát triển mạnh, tạo có đóng góp to lớn cho ngành chăn nuôi. Các công trình nghiên cứu lai tạo đƣợc thực hiện theo 3 hƣớng: 1) lai giữa các giống, dòng gia cầm cao sản nhập nội; 2) lai giữa các giống gia cầm địa phƣơng trong nƣớc; 3) lai giữa một giống là gia cầm cao sản nhập nội với một giống địa phƣơng. Kết quả các công trình nghiên cứu đã đƣợc đăng tải trên nhiều tạp chí chuyên ngành chăn nuôi nhƣ:

Trần Kim Nhàn và cs (2010), [38] nghiên cứu tổ hợp lai giữa gà VCN- G15 với gà Ai Cập; Nguyễn Huy Đạt và cs (2007) [8] nghiên cứu chọn tạo hai dòng gà R1 và R2; Nguyễn Huy Đạt và cs (2007) [7] công bố kết quả nuôi

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

giữ giống gốc các dòng gà Lƣơng Phƣợng tại trại thực nghiệm Liên Ninh; Lƣơng Thị Hồng và cs (2007) [16] đã nghiên cứu khả năng sản xuất của tổ hợp lai giữa gà H’mông với gà Ai cập; Phùng Đức Tiến và cs, (2008) [48] Nghiên cứu khả năng sản xuất của gà bố mẹ Marshall nhập nội; Nguyễn Thị Minh Tâm và cs (2008) [43] Khảo sát tổ hợp lai gà thả vƣờn của pháp giữa giống gà L11 x Mái HB7, Trống G99 x Mái HB7 tại Trạm nghiên cứu thử nghiệm TACN; Phạm Công Thiếu, và cs (2008) [51] công bố Kết quả bƣớc đầu nghiên cứu khả năng sản xuất của ba giống gà nhập nội HW, RID, PGI, Trung tâm thực nghiệm và bảo tồn vật nuôi; Nguyễn Quý Khiêm và cs (2008) [21]: Kết quả bƣớc đầu nghiên cứu chọn tạo bốn dòng gà thịt TP1, TP2, TP3 và TP4… ở hầu hết các công thức lai và hầu nhƣ ở tất cả các đối tƣợng gia cầm khi lai đều cho ƣu thế lai và có thể sử dụng trong sản xuất thịt, trứng có hiệu quả cao hơn các giống địa phƣơng.

1.2.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài

Giống và nguyên liệu di truyền của giống có ý nghĩa quan trọng và quyết định năng suất của chăn nuôi trong đó có chăn nuôi gà thịt. Kể từ những năm hai mƣơi của thế kỷ hai mƣơi (khi chăn nuôi gà broiler bắt đầu phát triển ở Hoa Kỳ và một số nƣớc Tây Âu) cho đến nay đã có nhiều thay đổi về giống. Theo Card (1970) [65] thì giống gà thịt trải qua một số thay đổi nhƣ sau. Thời kỳ những năm hai mƣơi, dùng các giống Wyandotte và Plymouth Rock làm dòng trống và mái là Newhampshire hoặc là Rhodes, năng suất con lai đạt lúc 68 - 75 ngay tuổi là 1,2 - 1,4 kg tiêu tốn thức ăn 2,8 - 3,2kg / kg tăng trọng, phải nuôi đến 12, 13 tuần mới đạt đƣợc 1,8kg bình quân. Từ những năm 70 trở lại đây các giống gà không ngừng đƣợc lai tạo, chọn lọc, cố định các tổ hợp gen cho năng suất cao, ngày một nâng cao các tính trạng sản xuất trong đó có khả năng sinh trƣởng, đồng thời khai thác triệt để nguyên lý ƣu thế lai. Các tổ hợp lai cùng giống (giữa các dòng) và khác

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

giống có 3; 4,6 hoặc 8 dòng đã xuất hiện và phát triển phổ biến đến ngày nay. Giống gà thƣơng phẩm “Label Rouge” là tổ hợp lai bốn dòng có lông màu vàng hoặc màu nâu vàng của công ty gà Kabir, đây là công ty lớn nhất của Israel do gia đình ZviKatz chủ sở hữu đựơc thành lập năm 1962. Hiện nay công ty có 28 dòng gà chuyên thịt trong đó có 13 dòng gà nổi tiếng. Các nƣớc có chƣơng trình nghiên cứu và phát triển chăn nuôi gà lông màu tiên tiến trên thế giới hiện nay là Pháp, Israel và Trung Quốc với các giống gà nổi tiếng nhƣ sau:

+ Tại Pháp, công ty Sasso đã tiến hành nhân giống, chọn lọc, lai tạo và đã tạo ra giống gà Sasso có khả năng thích nghi cao, dễ nuôi ở các điều kiện nóng ẩm, sức kháng bệnh tốt, chất lƣợng thịt thơm ngon. Hiện nay, hãng đã đƣa ra 18 dòng gà trống với mục đích sử dụng khác nhau. Các dòng sử dụng rộng rãi hiện nay nhƣ: dòng ông X44N, T55, T55N, T77, T77N, T88 và T88N. Về dòng mái hãng có 6 dòng, trong đó có hai dòng đƣợc sử dụng rộng rãi là dòng bà SA31 và SA51, đây là các dòng có khả năng chịu đựng tốt với môi trƣờng nuôi khắc nghiệt và khí hậu nóng ẩm, nhƣng vẫn cho khả năng sản xuất cao. Sản lƣợng trứng thu đƣợc của một gà mái/năm từ 180 - 188 quả. Nuôi thịt đến 63 ngày tuổi đạt 2,2 - 2,3kg/con; TTTA từ 2,38 - 2,46kg (nuôi thâm canh) và từ 3,1 - 3,5kg (nuôi bán thâm canh).

+ Tại Israel, công ty Kabir đã tạo ra giống gà Kabir từ con lai của giống gà địa phƣơng Sinai có sức chịu nóng cao vì chúng mang gen trụi lông cổ Naked neck (Na) với gà White Leghorn, Plymourh Rock. Hiện nay, công ty Kabir tạo ra 28 dòng gà chuyên thịt lông trắng và lông màu. Trong đó, có 13 dòng nổi tiếng bán ra ở khắp thế giới là dòng trống K100, K100N, K400, K400N, K666, K666N, K368 và K66; dòng mái gồm K14, K25, K123 (lông trắng) và K156 (lông nâu).

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Thạch Kỳ gốc Quảng Đông cho phối với gà mái Kabir lông trắng tạo ra giống Thạch Kỳ tạp, từ gà Thạch Kỳ tạp tiếp tục pha tạp với gà Giang Thôn thành gà Tam Hoàng có sức sinh trƣởng và hiệu quả sử dụng thức ăn cao, chịu đựng stress tốt, thích hợp với việc nuôi nhốt và chăn thả ở nhiều quy mô khác nhau. Gà Tam Hoàng có bộ lông màu vàng sáng; da, chân, mỏ đều vàng; thịt thơm ngon; gà Tam Hoàng có 2 dòng nổi tiếng là 882 và dòng Jang Cun. Gà Lƣơng Phƣợng hay còn gọi là Lƣơng Phƣợng hoa có xuất xứ từ ven sông Lƣơng Phƣợng, do xí nghiệp nuôi gà thành phố Nam Ninh - tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) lai tạo ra sau 20 năm nghiên cứu. Ngoài ra còn có các giống nhƣ: gà Long Phƣợng, gà Ma Hoàng... các giống này hiện đƣợc nuôi rất phổ biến ở các vùng nông thôn Trung Quốc.

Dinu.M và Tureu.D, 1965 [75], Dickenson.G.E, 1973 cho biết gà lai hƣớng thịt có tốc độ mọc lông nhanh và khả năng cho thịt cao hơn so với dòng thuần.

Năm 1967, trạm nghiên cứu thực nghiệm Bajsogala (thuộc nƣớc cộng hoà Litva) đã tạo gà lai Starbro - 4 (MNOP broiler) từ 4 dòng: 2 dòng Cornick M, N và 2 dòng Plymouth O, P.Theo Horn.P, 1978 con lai giữa 3 dòng gà Plymouth có ƣu thế lai so với dòng thuần về tỷ lệ nuôi sống.

Fairfull.R.W, 1990 [76] cho biết ƣu thế lai về sức sống rất cao, dao động 9-24% và không phải con lai nào cũng thể hiện ƣu thế lai. Đối với gà lai thịt tăng khối lƣợng nhanh là điều quan trọng. Ở gà lai hƣớng thịt, ƣu thế lai về thể trọng bằng 0 ở 1 tuần tuổi, nhƣng tăng dần từ 2-10% ở 8-10 tuần tuổi, ƣu thế lai rất quan trọng khi nuôi gà broiler vỗ béo đến ngày giết thịt vào khoảng 42 hoặc dƣới 42 ngày.Avorinde.K.L, 1991 đã kết luận con lai giữa gà nhập nội và gà Sao của Nigeria có hiệu quả sử dụng thức ăn cao hơn gà địa phƣơng 20,4 -24,2%, song thấp hơn gà nhập nội.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

1.3.1. Giống gà Lương Phượng

Nguồn gốc: Gà Hoa Lƣơng Phƣợng gọi tắt là gà Lƣơng Phƣợng, có xuất xứ từ vùng ven sông Lƣơng Phƣợng Trung Quốc. Đây là giống gà thịt lông màu do xí nghiệp gà thành phố Nam Ninh - Quảng Tây -Trung Quốc lai tạo thành công sau 10 năm nghiên cứu, sử dụng dòng trống địa phƣơng với gà nhập nội. Giống gà Lƣơng Phƣợng đã đƣợc nhiều nƣớc nhập và lai tạo để nuôi thả vƣờn, nuôi bán chăn thả. Qua thử nghiệm ở trong và ngoài nƣớc nhƣ Việt Nam, Lào, Thái Lan... xí nghiệp giống Nam Ninh đã đƣa ra một số chỉ tiêu sản xuất của gà Lƣơng Phƣợng.

Gà Lƣơng Phƣợng đƣợc nhập khẩu vào nƣớc ta qua cửa khẩu quốc tế Quảng Ninh năm 1998. Trung tâm nghiên cứu gia cầm Vạn Phúc đã nhập 1900 con nuôi tại trại thí nghiệm và đƣợc nhân dân ta nuôi ở nhiều nơi.

Đặc điểm: Gà có màu sắc lông đa dạng. Tuổi trƣởng thành, gà mái có màu lông vàng tuyền, vàng đốm hoa hoặc đen đốm hoa; gà trống có màu lông nâu đỏ, cƣờm cổ vàng ánh kim, có con điểm lông đen ở vai, lông đuôi dài xanh đen, cánh ốp sát thân, chân cao trung bình màu vàng. Tỷ lệ màu lông ở gà mái trƣởng thành lúc 140 ngày tuổi ở gà là: vàng rơm 25 -

- 100% cá thể có

mào đơn. Gà Lƣơng Phƣợng có tốc độ mọc lông nhanh chiếm tỷ lệ 89,15%; chỉ có 10,84% mọc lông chậm.

Khả năng đẻ trứng: gà đẻ bói lúc 143 - 147 ngày tuổi, tỷ lệ đẻ 5% lúc 149- 152 ngày. Sản lƣợng trứng/gà mái/68 tuần tuổi đạt 166,5 quả.

Khả năng cho t 12 tuần tuổi đạt khối lƣợng

2,00 - 2,57 kg/con; mức TTTA/1kg tăng khối lƣợng từ 2,78 - 2,81 kg (Nguyễn Huy Đạt và cs (2001) [7], và tỷ lệ nuôi sống cao 96,6% - 99,5% (Đào Văn Khanh, 2002) [20]. Theo tài liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2007), cho biết khối lƣợng gà Lƣơng Phƣợng nuôi đến 12 tuần tuổi là 2 - 2,5 kg, tiêu tốn thức ăn/ kg tăng khối lƣợng là 3,0 - 3,2 kg. Khối

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

lƣợng gà vào lúc đẻ: 1,9 - 2,1kg (gà mái); 2,8 - 3,2 kg (gà trống). Sản lƣợng trứng/10 tháng đẻ là 150 -170 quả/ mái. Tỷ lệ ấp nở 80 - 85 %.

Gà Lƣơng Phƣợng: năng suất trứng 165 - 171 quả/mái/10 tháng đẻ, tiêu tốn 2,53 - 2,65 kg thức ăn/10 quả trứng, tỷ lệ trứng có phôi 96%, tỷ lệ nở/tổng trứng ấp 87 - 88% (Nguyễn Huy Đạt và cs, 2001) [7].

Kết quả ngh cs (2004) [65] cho thấy tỷ

lệ đẻ của đàn gà lai (trống Sasso dòng X44 x mái Lƣơng Phƣợng) nuôi sinh sản đến 68 tuần tuổi trung bình đạt 52,3 - 52,38%, năng suất trứng đạt 173,8 - 175,7 quả/mái. Tiêu tốn thức ăn/10 trứng là 2,99 - 3,00 kg. Tỷ lệ trứng có phôi 93,0 - 93,5%. Gà lai nuôi thịt lúc 63 ngày tuổi, khối lƣợng cơ thể đạt 2369,5 - 2377,39g/con cao hơn so với gà Lƣơng Phƣợng 30,61 - 31,05%, tỷ lệ nuôi sống cao 95,94 - 96,66%, tiêu tốn thức ăn 2,46 - 2,67 kg/kg tăng khối lƣợng cơ thể.

Theo kết quả nghiên cứu tổ hợp lai 3/4 máu Lƣơng Phƣợng và 1/4 máu Sasso X44 cho thấy gà lai nuôi thịt đến 70 ngày có tỷ lệ nuôi sống 96%. Khối lƣợng cơ thể cao hơn gà Lƣơng Phƣợng 11,67%. Tiêu tốn thức ăn/1 kg tăng khối lƣợng cơ thể thấp hơn gà Lƣơng Phƣợng nuôi thịt 0,19 kg. Các chỉ tiêu tỷ lệ thân thịt, thịt đùi, thịt ngực đều cao hơn gà Lƣ

cs, (2003) [45]).

Theo Nguyễn Duy Hoan và cs (1998) [12] thì gà Lƣơng Phƣợng dễ nuôi, có tính thích nghi cao, chịu đựng tốt khí hậu nóng ẩm, đòi hỏi chế độ dinh dƣỡng không cao, có thể nuôi nhốt, bán công nghiệp hay thả vƣờn. Do có những ƣu điểm trên, hiện nay gà Lƣơng Phƣợng đã đƣợc nuôi nhiều ở các trang trại và hộ gia đình ở nông thôn cũng nhƣ ở thành thị và đƣợc ngƣời chăn nuôi ƣa chuộng.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nghiên cứu nhất là trong việc dùng làm con lai để lai tạo với các giống gà khác, tạo ra con lai có sức sản xuất cao hơn.

1.3.2. Giống gà Hồ

Gà Hồ là một giống gà nội nổi tiếng, xuất xứ từ làng Lạc Thổ, xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Gà Hồ đƣợc tạo ra, tồn tại và phát triển qua nhiều thế kỷ, đƣợc tuyển chọn thông qua các cuộc thi gà truyền thống nên màu sắc lông tƣơng đối thuần nhất. Theo nghiên cứu của Bùi Hữu Đoàn, Nguyễn Văn Lƣu (một số đặc điểm sinh học và khả năng sản xuất của gà Hồ) nhƣ sau:

Đặc điểm ngoại hình: Gà Hồ có tầm vóc tƣơng đối lớn, thô. Khối lƣợng gà trƣởng thành con trống đạt 4,5 - 5 kg, con mái đạt 3,5 - 4 kg. Gà Hồ có thân dài, kết cấu chắc khoẻ. Gà trống có “đầu công, mình hình cốc, cánh hình vỏ trai, đuôi hình nơm”, mào nụ (mào sít) chân ngắn, đùi dài, vòng chân tròn, các ngón tách rời nhau. Gà mái ngực nở, chân cao vừa phải, mào trái dâu, các giống gà nội khác thì gà Hồ có tầm vóc to, chậm chập và hiền lành hơn. Gà Hồ mọc lông chậm nên khả năng chống rét rất kém. Gà Hồ mới nở chỉ có hai màu lông cơ bản là vàng nhạt và nâu nhạt, trong đó chủ yếu là màu vàng nhạt (92,5%), rất ít con có màu nâu nhạt (7,5%). Nhƣ vậy, màu sắc lông của gà Hồ mới nở khá thuần nhất, chƣa có sự phân ly rõ rệt tính trạng màu sắc lông ở gà Hồ sơ sinh. Gà trƣởng thành, gà trống Hồ có hai màu lông cơ bản màu đen (mã lĩnh) và màu mận chín (mã mận), trong đó chủ yếu là màu lông mận chín chiếm 66,67%, màu lông đen chiếm 33,33%. Gà mái có ba màu lông cơ bản là trắng vàng (mã thó), nâu sọc (mã sẻ) và nâu nhạt (mã nhãn), trong đó màu lông trắng vàng chiếm 44,17%, tiếp đến là nâu nhạt chiếm 32,5% và nâu sọc chiếm 23,33%. Cả gà trống và gà mái đều có màu da vàng hơi hồng, riêng gà trống ở những nơi trụi lông (cổ, ngực, đùi, xung quanh hậu môn...) da có màu đỏ nhƣ gà chọi, khi giết thịt cả trống và mái có da màu vàng, thịt trắng.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

trống 4,5 - 5,0kg; con mái đạt 3,5 - 4,0kg. Sản lƣợng trứng thấp, chỉ đạt 60 quả/mái/năm; tỷ lệ nở/trứng ấp 75 - 80%. Bản năng ấp trứng của gà Hồ mái là rất kém, do chúng quá ít lông, chân to, vụng về mặc dù chúng có tính ấp bóng rất cao, thƣờng kéo dài từ 10 - 20 ngày. Gà Hồ nuôi con vụng, hay dẫm chết con, thời gian nuôi con kéo dài từ 3 - 4 tháng, khi khối lƣợng cơ thể gà con đạt 1,0 - 1,2 kg gà mẹ mới bỏ con. Đây là những nguyên nhân làm giảm sức đẻ trứng của gà mẹ, gây khó khăn cho việc nhân đàn.

Khả năng tăng trọng của gà Hồ rất chậm, nuôi 12 tuần tuổi mới đạt khối lƣợng 1,3 kg ở con trống, 1,1 kg ở con mái. Từ nhƣợc điểm trên nên chăn nuôi gà Hồ chậm phát triển do hiệu quả chăn nuôi thấp.

1.3.3. Giống gà Mía

Gà Mía là giống gà hƣớng thịt, khi mới nở gà con có màu lông trắng, 3 lông cánh chính màu đen chiếm 80%. Màu lông nâu nhạt có kẻ sọc trên lƣng chiếm 20%. Lúc trƣởng thành con trống có mào đơn, lông màu đỏ sẫm xen kẽ lông đen ở cánh và đuôi, các hàng vảy phía trƣớc chân màu vàng và hai hàng vảy phía hai bên chân màu đỏ. Con mái có mào đơn, lông có màu nâu nhạt giống màu lá mía khô, lông ngắn và ép sát thân, da chân vàng. Gà Mía có đặc điểm mọc lông chậm. Ở gà trống đến 15 tuần tuổi lông mới phủ kín thân. Gà mái hay đòi ấp (thông thƣờng đẻ hơn 10 trứng là đòi ấp).

Nguồn gốc: Gà Mía có nguồn gốc từ làng Mía, thôn Mông Phu, xã Đƣờng Lâm - thị xã Sơn Tây - tỉnh Hà Tây. Gà Mía trống có lông màu đỏ sẫm xen kẽ lông đen ở đuôi, đùi, lƣờn, hai hàng lông cánh chính có màu xanh biếc. Gà Mía mái có lông màu vàng nhạt, cổ có điểm lông màu nâu, cánh và đuôi có điểm lông màu đen. Gà Mía có mào đơn và đỏ, mỏ và chân màu vàng, da màu đỏ nhạt, lúc nhỏ gà ít lông, lớn lên lông mới phủ kín mình. Gà Mía là

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SẢN XUẤT THỊT VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA GÀ LAI F1 GIỮA GÀ CHỌI, MÍA, HỒ, VỚI GÀ LƯƠNG PHƯỢNG NUÔI TẠI TỈNH BẮC GIANG (Trang 33 -101 )

×