Khái quát về thị trường sữa Thế giới và Việt Nam

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk trong bối cảnh hội nhập (Trang 41 - 48)

II. Nâng cao năng lực cạnh tranh đối với doanh nghiệp trong nền kinh tế thị

1.Khái quát về thị trường sữa Thế giới và Việt Nam

1.1.Tình hình thị trường sữa Thế giới

a.Sản lượng

Sản lượng sữa thế giới dự đoán sẽ tăng 1% mỗi năm lên 615 triệu tấn. Sản lượng sữa của các nước đều tăng, trong đó sản lượng của các nước đang phát triển dự kiến sẽ tăng nhiều nhất, đạt 249 triệu tấn vào năm 2005. Sản lượng của các nước phát triển và đang quá độ dự kiến sẽ tăng lần lượt 14 triệu tấn và 2 triệu tấn. Hiện nay, 98% sản lượng sữa của các nước phát triển là sữa bò, trong khi 1/3 sản lượng sữa của các nước đang phát triển (ĐPT) là sữa các loài vật khác như dê, trâu, cừu và lạc đà. Sữa các loài động vật khác ngoài bò dự kiến sẽ chiếm 15% tổng sản lượng

sữa thế giới vào năm 2005, so với 13% năm 2000. Số lượng bò sữa và năng suất sữa tăng sẽ góp phần nâng sản lượng sữa thế giới tăng lên. Năng suất sữa của các nhóm quốc gia đều tăng, tuy nhiên số lượng bò sữa chỉ tăng ở các nước ĐPT và một số ít nước phát triển như Niu Di Lân và Ôtxtrâylia.

Nhu cầu sữa ở Châu á tăng sẽ kích thích sản xuất. Sản lượng sữa của ấn Độ sẽ tăng nhanh nhất khu vực và tăng thêm 25 triệu tấn và đạt mức cao nhất thế giới vào năm 2005. Sản lượng sữa của các nước Châu á cũng sẽ tăng, đặc biệt là ở Trung Quốc và Pakixtan. Sản lượng cũng tăng ở Châu Mỹ Latinh và Caribê, tăng 17 triệu tấn tới năm 2005. Động lực chính thúc đẩy sản lượng sữa ở mỗi quốc gia trong khu vực Mỹ Latinh và Caribê là nhu cầu tăng. Còn ở Châu Phi, sản lượng sữa sẽ tăng chậm hơn các khu vực khác do điều kiện kinh tế khó khăn ở một số nước nên nhu cầu không tăng.

ở các nước phát triển, sản lượng sữa dự kiến sẽ tăng 14 triệu tấn, ở châu Đại Dương sản lượng dự đoán sẽ tăng 9 triệu tấn và sẽ đạt 251 triệu tấn và 77 triệu tấn vào năm 2005. Sản lượng sữa ở các nước đang quá độ năm 2005 sẽ tăng 2,5 triệu tấn so với 10 năm trước đó và tập trung ở các nước Đông Âu.

b.Tiêu thụ

Nhu cầu sữa và sản phẩm sữa ở các nước ĐPT dự đoán sẽ tăng 3% năm tới 2005. ở các nước đang quá độ và các nước ĐPT nhu cầu cũng sẽ tăng. Tiêu thụ sữa ở các nước ĐPT vẫn còn ở mức thấp, trung bình 42 kg/người/năm, chỉ bằng 20% mức trung bình ở các nước phát triển. Với thu nhập tăng, tiêu thụ sữa và các sản phẩm từ sữa ở các nước ĐPT dự đoán sẽ tăng và tăng mạnh nhất là ở Châu á, nơi sẽ chiếm gần 60% mức tăng nhu cầu sữa thế giới. Tiêu thụ sữa và sản phẩm sữa trung bình ở toàn Châu á, dự đoán sẽ tăng từ 34 kg/người/năm sẽ tăng lên 43 kg/người/năm 2005. Riêng ở ấn Độ nhu cầu trong nước sẽ tăng 25 triệu tấn chiếm

gần 30% mức tiêu thụ sữa thế giới và nhu cầu cũng sẽ tăng ở một số nước Đông Nam á nhưng ở mức tăng thấp hơn.

ở Châu Mỹ Latinh nhu cầu dự đoán cũng sẽ tăng theo mức thu nhập. Nhu cầu ở Châu Mỹ Latinh và Caribê sẽ tăng mạnh, thêm 16 triệu tấn vào năm 2005. Trong khu vực này Braxin và Mêhicô sẽ có mức tăng tiêu thụ cao nhất, còn Achentina, Chilê và Côlômbia sẽ có mức tăng vừa phải. Nhu cầu ở Châu Phi dự đoán sẽ tăng ít hơn, thậm chí ở nhiều nước nhu cầu và sản phẩm sữa sẽ tăng chậm hơn mức tăng dân số do thu nhập không tăng. Tiêu thụ sữa ở khu vực này vốn đã thấp nay có thể giảm nữa và một số nước sẽ có mức tiêu thụ trung bình chỉ khoảng 10kg/người vào năm 2005.

Tại các nước phát triển, mức tiêu thụ sữa và sản phẩm sữa đã gần bão hoà, do vậy sẽ không tăng nhiều và chủ yếu kết hợp với những thay đổi về loại và dạng sản phẩm sữa kích thích tiêu thụ. Do vậy , mặc dù chiếm phần quan trọng trong tổng tiêu thụ sữa thế giới vào năm 2005, nhóm quốc gia này sẽ chỉ chiếm 10% mức tăng tiêu thụ sữa của cả thế giới. Về cơ cấu tiêu thụ trong nhóm này cũng sẽ thay đổi: họ giảm dần tiêu thụ sữa uống trong khi tăng tiêu thụ phomát. Tiêu thụ các sản phẩm sữa như thực phẩm chế biến sẵn có thành phần là sữa cũng sẽ tăng lên.

Đối với các nước đang quá độ, tổng nhu cầu sẽ chỉ tăng chút ít. Trong nhóm này, nhu cầu ở Đông Âu sẽ tăng mạnh đặc biệt là ở Ba Lan, nhờ điều kiện kinh tế khá lên thu nhập của người dân tăng lên và nhu cầu về sản phẩm từ sữa cũng tăng.

c.Mậu dịch

Khoảng 2/3 nhu cầu nhập khẩu sẽ đến từ các nước ĐPT. Trong khi xuất khẩu sản phẩm sữa từ các nước ĐPT cũng tăng thì những nước này vẫn thiếu cung. Nhu cầu nhập khẩu ở Đông Nam á sẽ tăng mạnh. Ngược lại , do sản lượng tăng mạnh nên nhập khẩu sẽ đến từ các nước ĐPT. Trong khi xuất khẩu sản phẩm sữa từ các nước ĐPT cũng tăng thì những nước này vẫn thiếu cung. Nhu cầu nhập khẩu ở

Đông Nam á sẽ tăng mạnh. Ngược lại , do sản lượng tăng mạnh nên nhập khẩu sản phẩm sữa vào một số nước như Chilê, Braxin sẽ giảm xuống .

Dự đoán các nước phát triển sẽ tiếp tục chiếm phần lớn trong xuất khẩu sản phẩm sữa vào năm 2005, tuy nhiên nhóm xuất khẩu từ nhóm quốc gia này đang tăng dần lên. Phần của Niu Di Lân và Ôtxtrâylia trong xuất khẩu sữa thế giới sẽ tăng mạnh, trong khi Châu Âu sẽ giảm xuống và của Bắc Mỹ sẽ ít thay đổi. Xuất khẩu từ Châu Đại Dương sẽ tăng nhờ chi phí sản xuất của khu vực này thấp hơn.

Về giá cả các sản phẩm sữa trên thế giới cũng có sự thay đổi. Hiện nay người tiêu dùng có xu hướng chuyển từ các sản phẩm giầu sữa như sữa bột nguyên kem, bơ, dầu bơ, sang các sản phẩm trị giá gia tăng như phomát, sữa bột đặc biệt. Sữa bột là sản phẩm thống trị thị trường thế giới về khối lượng và tiêu thụ các loại sữa đóng hộp tiện dụng đang tăng lên .

1.2.Tình hình trong nước 1.2.1.Nhu cầu tiêu thụ sữa

Nhu cầu trong nước: Sau những năm đổi mới, đời sống của nhân dân được cải thiện, nhu cầu tiêu dùng sữa trong nước đang và sẽ tiếp tục tăng nhanh cùng với mức thu nhập của nhân dân và sự hình thành lối sống công nghiệp trong xã hội, đặc biệt là ở các thành phố, đô thị và các khu vực đang phát triển.

Theo ước tính của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ,nếu năm 1990 lượng sữa tiêu thụ bình quân/người/năm chỉ đạt 0,47 kg, thì năm 1995 đã tăng lên đến 2,05 kg, năm 1998 trên 5 kg, năm 2000 là 6,5 kg và năm 2001 là 7,0 kg. Như vậy, so với năm 1990, năm 2001 sức tiêu thụ sữa của cả nước tăng gấp 14,8 lần, tổng lượng sữa tiêu thụ quy ra sữa tươi tương đương 460.000 tấn. Với tốc độ phát triển kinh tế của đất nước và sự cải thiện chất lượng cuộc sống người dân hiện nay, nước ta đặt mục tiêu nâng mức sữa tiêu dùng bình quân/đầu người/năm từ 7 kg năm 2001, lên 9 kg vào năm 2005 và 12 kg vào năm 2010.

Biểu đồ

( Nguồn : Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn )

Thị trường xuất khẩu :

Theo thống kê của Bộ Thương mại, năm 2003 giá trị xuất khẩu sữa của Việt Nam là 64 triệu USD. Thị trường xuất khẩu các sản phẩm sữa của Việt Nam chủ yếu bao gồm các nước: Irắc, Lào, ý, Mỹ, Canada, Pháp, Nga, Đức, CH Séc, Ba lan, Trung Quốc… Trong đó, thị trường xuất khẩu sữa lớn nhất là Irắc, tỷ trọng xuất khẩu sang thị trường này đang sụt giảm từ năm 2003 đến nay. Theo ý kiến của một số chuyên gia, sự suy giảm này chỉ mang tính tạm thời, dự kiến giá trị xuất khẩu sang thị trường Irắc sắp tới sẽ phần nào hồi phục khi tình hình chính trị tại đây dần đi vào ổn định.

1.2.2.Tình hình sản xuất sữa trong nước

Sản lượng sữa nguyên liệu sản xuất trong nước năm 1998 đạt trên 36.000 tấn, năm 1999 đạt 39.000 tấn, năm 2000 đạt 54.000 tấn và năm 2001 ước đạt 65.000-

70.000 tấn. So với lượng sữa tiêu dùng thì sản xuất sữa nguyên liệu trong nước hiện nay mới đáp ứng được 10 - 12% nhu cầu tiêu dùng, còn lại khoảng 90% phải nhập khẩu. Năm 2000, tổng các sản phẩm sữa nhập bằng con đường chính ngạch quy ra sữa bột khoảng trên 50.000 ngàn tấn, tương đương với 400.000 - 450.000 tấn sữa tươi. Năm 2002, theo thống kê của Bộ Thương mại, giá trị nhập khẩu các sản phẩm từ sữa của Việt Nam là 122 triệu USD, năm 2003 là 164 triệu USD, tăng 37% so với năm 2002 và còn tiếp tục tăng trong năm 2004.

Như vậy, với tình hình sản xuất và tiêu thụ sữa trong nước nêu trên, ngành sữa Việt Nam còn rất nhiều cơ hội để phát triển sản xuất sữa nội địa thay thế hàng nhập khẩu. Tốc độ tăng trưởng ngành sữa Việt Nam dự đoán sẽ được duy trì ở mức 20%/năm.

1.2.3.Tình hình cạnh tranh trong ngành

Hiện nay, trên thị trường có 7 công ty chính trong ngành sữa là: Công ty Vinamilk, Công ty TNHH Cô gái Hà Lan - DutchLady, Công ty TNHH Nestle Việt Nam, Công ty Nutifood, Công ty Cổ phần Hanoi Milk, Công ty Đại Tân Việt, Công ty F&N, và nhiều công ty có quy mô sản xuất nhỏ khác. Các công ty này hiện đang cạnh tranh khá gay gắt trên đa số các phân khúc của thị trường.

Đối với các sản phẩm sữa tươi, sữa chua uống, sữa đặc, Vinamilk đang chiếm vị trí dẫn đầu thị trường. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đối với các sản phẩm sữa bột và bột dinh dưỡng, Vinamilk chiếm khoảng 35% thị trường nội địa. Khoảng 65% thị phần còn lại thuộc các sản phẩm của các công ty: Dutch Lady, Nestle, Abbot (Hoa Kỳ), Anlene (New Zealand), Dumex, Mead Johnson (Hoa Kỳ) …

Nguyên vật liệu cho ngành chế biến sữa Việt Nam hiện nay được lấy từ hai nguồn chính: sữa bò tươi được thu mua từ các hộ nông dân chăn nuôi bò sữa trong nước và nguồn sữa bột ngoại nhập.

Nguồn sữa tươi thu mua từ các hộ nông dân chỉ cung cấp được khoảng 10%- 15% nguyên liệu cho các nhà máy trong nước, còn lại 85% nguồn nguyên liệu là sữa bột nhập ngoại. Hiện nay, các sản phẩm sữa tiêu dùng hàng ngày như sữa tiệt trùng, sữa bột nguyên kem, sữa bột cho trẻ em và sữa đặc có đường trên thị trường sữa Việt Nam phần lớn được sản xuất từ sữa bột nguyên liệu nhập khẩu.

Như vậy, nghề chăn nuôi bò sữa của Việt Nam vẫn còn một thị trường rất rộng lớn để phát triển. Tuy nhiên, nghề nuôi bò sữa hiện nay chỉ ở quy mô nhỏ, sản lượng thấp, với nhiều thách thức còn tồn tại như: thiếu giống bò sữa tốt, thích hợp với điều kiện chăn nuôi của Việt Nam, tổ chức sản xuất chưa hợp lý, thiếu tính tập trung và chuyên nghiệp, trình độ chăn nuôi thấp, thiếu vốn đầu tư dài hạn, thú y và các dịch vụ kỹ thuật còn hạn chế …

Nhận định được tầm quan trọng và các thách thức đối với ngành nuôi bò sữa, Thủ Tướng Chính Phủ đã ra quyết định 167 ngày 26/10/2001 về một số chính sách phát triển bò sữa của Việt Nam thời kỳ 2001 - 2010 (phụ lục). Theo đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã và đang tiếp tục triển khai các biện pháp phát triển ngành chăn nuôi bò sữa của Việt Nam đến năm 2010 với mục tiêu đưa tỷ trọng sữa tươi sản xuất trong nước so với tổng lượng sữa tiêu dùng từ 11,4 % năm 2001, lên 20% năm 2005, và lên 40% vào năm 2010. Bên cạnh việc hỗ trợ về mặt chính sách của Nhà nước nêu trên, các công ty sữa cũng đang có những biện pháp hỗ trợ tích cực cho người nông dân chăn nuôi bò sữa, đồng thời đầu tư xây dựng các mô hình chăn nuôi bò sữa mới và các cơ sở chế biến sữa ngay tại nguồn nguyên liệu.

Như vậy, dự kiến trong tương lai, ngành sữa Việt Nam sẽ dần giảm tỷ trọng sữa nguyên liệu nhập khẩu, thay thế vào đó là nguồn nguyên liệu sữa tươi, đảm bảo

chất lượng sản phẩm sữa cho người tiêu dùng và góp phần thúc đẩy các ngành hỗ trợ trong nước.

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk trong bối cảnh hội nhập (Trang 41 - 48)