II. Nâng cao năng lực cạnh tranh đối với doanh nghiệp trong nền kinh tế thị
3. ý nghĩa của việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
1.1.1. Thị trường thế giới
a.Giá các sản phẩm sữa trên thị trường thế giới có xu hướng ngày càng tăng , cho nên Việt Nam có lợi thế cạnh tranh khi xuất khẩu sản phẩm , giúp tăng thu ngoại tệ cho đất nước
Giá các sản phẩm sữa trên thị trường thế giới đã tăng trong suốt cả năm 2004. Chỉ số giá của FAO ( 1990-92=100) đối với sản phẩm sữa đạt 156 điểm trong tháng 11/2004, tăng 26% so với tháng 11/1003, và đạt mức cao nhất kể từ năm 1990 là năm chỉ số giá của FAO bắt đầu được tính. Giá tăng chủ yếu do nhu cầu tăng ở Châu á trong bối cảnh nguồn cung xuất khẩu bị hạn chế và giảm trợ cấp xuất khẩu.
Đối với từng loại sản phẩm, giá xuất khẩu đã tăng như sau: phomát tăng 33%, bơ tăng 28%, sữa bột tách bơ tăng 20% và sữa bột nguyên chất tăng 17%.
Bảng 1 : Giá sản phẩm sữa xuất khẩu ( USD / tấn FOB )
2003 2004 T.11 T.9 T.10 T.11 Sữa bột tách bơ 1.829 2.100 2.138 2.188 Sữa bột nguyên chất 1.853 2.100 2.113 2.175 Phomát“Cheddar“ 2.075 2.763 2.763 2.763 Bơ 1.554 1.850 1.900 1.988 ( Nguồn : www.fao.org) Giá trên thị trường sữa quốc tế rất nhạy cảm với sự biến động của nguồn cung. Thị trường tương đối mỏng, với khối lượng mậu dịch chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong sản lượng sữa. Trợ cấp xuất khẩu cũng làm trầm trọng thêm biến động giá bởi trợ cấp tăng hoặc giảm ngược chiều với biến động giá. Khi giá trên thị trường thế giới tăng, trợ cấp xuất khẩu cũng giảm tương ứng, khiến giá thị trường tiếp tục tăng. Kể từ đầu năm 2004, trợ cấp xuất khẩu của EU đã giảm tương ứng, khiến giá thị trường tiếp tục tăng. Kể từ đầu năm 2004, trợ cấp xuất khẩu của EU đã giảm từ 82
USD/tấn xuống còn 38 USD trong tháng 11/2004 đối với sữa bột tách bơ, từ 225 USD xuống còn 170 USD đối với bơ, và từ 120 USD xuống còn 75 USD đối với phomat “Gouda“. Dự trữ can thiệp ở EU đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ mùa thu 2002.
Tổng sản lượng sữa thế giới năm 2004 ước tính đạt 611,5 triệu tấn, tăng 1,9%, so với chỉ tăng 1,1% trong năm 2003, chủ yếu nhờ tăng sản lượng ở Châu á, Mỹ Latinh, Niu Dilân.
b.Sản lượng sữa toàn thế giới nhìn chung là tăng, nhưng tăng không đáng kể
Bảng 2 : Sản lượng sữa ( Triệu tấn )
2002 2003 2004 Toàn thế giới 593,6 600,1 611,5 EU 126,7 126,8 125,5 ấn Độ 84,6 87,0 91,3 Mỹ 77,1 77,2 77,5 Nga 33,5 33,3 31,9 Pakixtan 27,7 28,4 29,1 Braxin 22,8 23,5 24,4 Trung Quốc 14,0 17,5 21,0 Niu Dilân 13,9 14,4 15,0 Ukraina 14,1 13,6 13,6 Ba Lan 11,8 11,9 11,9 Mêhicô 9,6 9,9 10,0 Ôxtrâylia 11,3 10,3 10,0 áchentina 8,5 7,9 9,5 ( Nguồn : www.fao.org) ở các nước phát triển, sản lượng sữa của Niu Dilân năm 2003/04 ( tháng 6/tháng 5) tăng 4,2% sau khi đã tăng 3,6% trong năm 2002/03. Ngược lại, sản lượng sữa của Ôxtrâylia năm 2003/04 ( tháng 7/tháng 6 ) giảm 2,5% sau khi đã giảm 8,8 % trong năm 2002/03, là năm bị hạn hán. ở Mỹ sản lượng sữa tăng vào cuối năm 2004 do giá sữa trong nước tăng.
Sản lượng sữa ở Canađa năm 2004 phục hồi 3% sau khi giảm liên tục trong 2 năm trước đó, trong khi đó sản lượng của Nhật Bản đạt mức năm 2003. Sản lượng sữa của EU-25 giảm 1%. 10 nước thành viên mới gia nhập EU ngày 1-5-2004 đã được điều chỉnh sản lượng sữa theo hạn ngạch sản xuất được phân, và nhanh chóng đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng EU. Xuất khẩu, chủ yếu từ Ba Lan và Slovakia đã đạt mức kỷ lục nhờ khác biệt giá đáng kể ở các nước EU-25.
Sản lượng sữa ở Nga trong năm 2004 giảm 4,2% chủ yếu do giảm đàn bò sữa và nguồn cung thức ăn chăn nuôi bị hạn chế. ở Ukraina, sản lượng tăng vào cuối năm và đạt mức năm 2003.
Sản lượng sữa tiếp tục tăng ở hầu hết các nước đang phát triển. Sản lượng sữa của Trung Quốc năm 2004 ước tính tăng 20%, đạt 21 triệu tấn sau khi có tốc độ tăng 25%/năm trong 2 năm liền trước đó, chủ yếu do sản lượng tính theo đầu người thấp, nhu cầu tiêu thụ gia tăng, cải thiện tiếp thị và giá sản xuất trong nước có lãi. ở ấn Độ, nước sản xuất sữa lớn nhất thế giới, sản lượng năm 2003/04 ( tháng 4/tháng 3 ) tăng 4,9%. Sản lượng ở Thái Lan và Philíppin cũng tiếp tục tăn trong năm 2004 nhờ giá sữa thuận lợi ở thị trường trong nước .
ở Mỹ Latinh, sản xuất sữa phục hồi trong năm 2004 sau khi bị đình đốn và mất ổn định kinh tế vĩ mô trong nhưng năm gần đây. Đặc biệt, sự phá giá mạnh của các đồng bản tệ ở một số nước sản xuất chủ yếu đã làm tăng giá xuất khẩu, song làm mất ổn định thị trường đầu vào của thức ăn gia súc. ở áchentina, sản lượng sữa năm 2004 phục hồi gần 20% sau khi suy giảm 7% và 11% trong năm 2 năm trước đó. ở Braxin, sản lượng sữa nhập khẩu lớn nhất về bơ ( với EU-25 thì đứng hàng thứ 2 ).
Trong những năm gần đây, sữa bột nguyên chất nổi lên thành sản phẩm xuất khẩu chủ yếu tăng với tốc độ nhanh nhất, có nhu cầu lớn .
1.1.2. Thị trường trong nước :
Với dân số ngày càng tăng (vào năm 2000, dân số cả nước là 81 triệu người), đời sống người dân được cải thiện nhiều và người tiêu dùng quen dùng sữa, thì mức tiêu dùng sẽ còn tăng lên.
Đời sống người dân ngày càng cao (thể hiện qua mức GDP hàng năm là 1999: 5.239.786 VNĐ/người, năm 2001: 6.117.000 VNĐ/người, năm 2003: 7.583.000 VNĐ/người, năm 2004 là 8.694.000 VNĐ/người), nhu cầu sử dụng sữa ngày càng lớn. Năm 1990 lượng sữa tiêu thụ bình quân/người/năm chỉ đạt 0,47 kg, năm 1995 đã tăng lên đến 2,05 kg, năm 1998 trên 5 kg, năm 2000 là 6,5 kg và năm 2001 là 7,0 kg. Như vậy, so với năm 1990, năm 2001 sức tiêu thụ sữa của cả nước tăng gấp 14,8 lần, tổng lượng sữa tiêu thụ quy ra sữa tươi tương đương 460.000 tấn (Nguồn : Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
b.Nhà nước ta đang tạo điều kiện thuận lợi để phát triển ngành sữa ( môi trường chính trị – pháp luật )
Nhà nước ta đã quan tâm đến vấn đề sản xuất sữa ngay từ khi hoà bình lập lại, cho nhập một số bò Lang Trắng Đen của Trung Quốc, sau đó thêm khoảng 1.500 bò sữa Holstein Frise thuần chủng của Cuba …Song song với việc nhập bò sữa cao sản từ nước ngoài, trong nhiều năm, Nhà nước đã đầu tư cho nghiên cứu lai tạo bò sữa với bò lai Sind, và tạo ra bò lai F1 1/2; F2 3/4; F2 5/8 … máu bò Holstein Frise
Mới đây, vào ngày 26/04/2005 Bộ trưởng Bộ Công nghiệp đã ký Quyết định số 22/2005/QĐ-BCN về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp Sữa Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, theo đó thực hiện một số biện pháp và chính sách phát triển chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam thời kỳ 2001- 2010, bố trí công nghiệp phải gắn liền với vùng nguyên liệu.
Ngoài ra, Nhà nước ta đã có một loạt các chính sách để phát triển đàn bò, như mua một con bò sữa thì được hỗ trợ vay 5 triệu, “ xây dựng mô hình công nghệ cao
phát triển đàn bò sữa quy mô cấp xã “, chương trình phát triển bò sữa nông thôn được triển khai ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh.
Mặt khác do nhu cầu ngày càng phong phú và tăng cao, trong khi đàn bò sữa cung cấp không quá 10% nhu cầu chế biến của các nhà máy sữa … Số còn lại phải nhập khẩu. Cho nên cách đây chưa lâu, đầu tháng 3, Phó Thủ tướng Vũ Khoan đã ký ban hành Quyết định số 46/2005 điều chỉnh danh mục hàng nhập khẩu áp dụng hạn ngạch thuế quan. Theo đó , kể từ ngày 1/4 các lô hàng sữa nguyên liệu kể cả chưa cô đặc hay cô đặc, đều được nhập khẩu tự do, không bị hạn chế về khối lượng như trước đây.
1.2.Những thách thức đối với ngành sữa Vinamilk trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực
1.2.1.Thị trường thế giới.
a. Phụ thuộc vào công nghệ nước ngoài
Hiện nay, hầu hết các nhà máy sữa của ta có dây chuyền máy móc toàn được nhập khẩu từ nước ngoài (chủ yếu là nhập khẩu dây chuyền của hãng Petra Pack của Thuỵ Sĩ). Các dây chuyền nhập khẩu từ hãng này chủ yếu là những dây chuyền như thanh trùng, tiệt trùng, máy rót, dây chuyền đóng gói bao bì, dán ống hút …
b.Phụ thuộc nước ngoài về nguyên liệu ( 85% là nhập khẩu )
Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện sản lượng sữa Việt Nam đáp ứng chưa được 15% nhu cầu của dân chúng và phải nhập khẩu 85% còn lại.
Mặc dù Nhà nước đã chú trọng vào việc phát triển đàn bò sữa trong nước, nhưng hàng năm ta vẫn phải nhập khẩu sữa nguyên liệu.Vừa qua còn xảy ra hiện tượng người nông dân bán bò sữa bằng giá bò thịt, hay cũng có thời gian nhà máy thì cứ thu mua sữa, nhưng do không có điều kiện bảo quản, có khi người nông dân còn cho bò uống sữa thay nước.