Chất lượng hàng hoá dịch vụ

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk trong bối cảnh hội nhập (Trang 27 - 30)

II. Nâng cao năng lực cạnh tranh đối với doanh nghiệp trong nền kinh tế thị

2.3.Chất lượng hàng hoá dịch vụ

Nếu trước kia giá cả sản phẩm là yếu tố khá quan trọng thì ngày nay nó phải nhường chỗ cho chỉ tiêu chất lượng sản phẩm. Trên thực tế, cạnh tranh bằng giá cả là một trong những giải pháp mang tính hạ sách, nó làm giảm lợi nhuận thu về. Ngược lại, với một sản phẩm có chất lượng vượt trội với mức giá ngang bằng hoặc nhiều hơn chút ít thì có khả năng sẽ thu hút khách hàng, tạo thêm năng lực mới cạnh tranh.

Chất lượng sản phẩm là hệ thống nội tại của sản phẩm được xác định bằng các thông số có thể đo được hoặc so sánh được thoả mãn những tiêu chuẩn kỹ thuật hay những yêu cầu quyết định của người tiêu dùng. Chất lượng sản phẩm được hình thành từ khâu thiết kế tới tổ chức sản xuất và ngay cả khi tiêu thụ hàng hoá và chịu tác động của nhiều yếu tố: công nghệ, dây truyền sản xuất, nguyên vật liệu, trình độ tay nghề lao động, trình độ quản lý...

Chất lượng sản phẩm là vấn đề sống còn đối với doanh nghiệp, đặc biệt trong nền sản xuất của Việt Nam còn trong tình trạng đang phát triển, phải đương đầu với quá nhiều đối thủ cạnh tranh nước ngoài có ưu thế hơn hẳn trong việc tạo ra hay cung cấp sản phẩm có chất lượng cao. Một khi chất lượng sản phẩm không được đảm bảo đồng nghĩa với doanh nghiệp dần mất đi khách hàng, mất đi thị trường và nhanh chóng đứng bên bờ phá sản. Hiện nay, khi nền kinh tế ngày càng phát triển,

một quan niệm mới về chất lượng sản phẩm đã xuất hiện, chất lượng sản phẩm là chất lượng được chi phối và quyết định bởi khách hàng chứ không phải là các nhà sản xuất hoặc người cung ứng. Quản lý chất lượng sản phẩm là yếu tố chủ quan còn sự đánh giá của khách hàng lại mang tính khách quan. Đây là một quan niệm mới xuất phát từ thực tế làm mức độ cạnh tranh trên thị trường ngày càng trở nên quyết liệt hơn. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được đánh giá qua chất lượng sản phẩm thể hiện ở chỗ:

- Nâng cao chất lượng sản phẩm sẽ làm tăng tốc độ tiêu thụ sản phẩm, tăng khối lượng hàng hoá bán ra, kéo dài chu kỳ sống sản phẩm.

- Sản phẩm có chất lượng cao sẽ làm tăng uy tín của doanh nghiệp, kích thích khách hàng tìm đến doanh nghiệp, tạo thị phần lớn cho doanh nghiệp.

- Chất lượng sản phẩm cao làm tăng khả năng sinh lời, cải thiện tình hình tài chính của doanh nghiệp.

2.4. Tổ chức hoạt động tiêu thụ hàng hoá dịch vụ

Tiêu thụ sản phẩm là khâu cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh, đây cũng là giai đoạn bù đắp chi phí và thu lợi nhuận. Việc đầu tiên của qúa trình tiêu thụ sản phẩm là phải lựa chọn các kênh phân phối hợp lý, có hiệu quả nhằm mục đích đáp ứng tốt nhất các nhu cầu của khách hàng, nhanh chóng giải phóng nguồn hàng, bù đắp chi phí sản xuất thu hồi vốn. Xây dựng một hệ thống mạng lưới tiêu thụ sản phẩm tốt cũng có nghĩa là xây dựng một nền móng vững chắc cho việc củng cố và phát triển nâng cao năng lực cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp. Bên cạnh việc tổ chức một mạng lưới bán hàng, doanh nghiệp đồng thời cũng cần mở rộng và đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ bán hàng như quảng cáo, khuyến mại và các dịch vụ sau bán. Đây là một trong những chiến lược cạnh tranh phi giá cả gây ra sự chú ý và thu hút khách hàng một cách có hiệu quả. Hoạt động tiêu thụ sản phẩm được tổ chức tốt

sẽ làm tăng sản lượng bán hàng và từ đó tăng doanh thu, lợi nhuận dẫn tới tốc độ thu hồi vốn nhanh và kích thích sản xuất phát triển.

Công tác tiêu thụ tốt là yếu tố quyết định tới uy tín với khách hàng, là chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Các hoạt động xúc tiến bán như tham gia hội chợ, tổ chức hội nghị khách hàng... là những hình thức tốt nhất để giới thiệu sản phẩm và qua đó tìm được nhiều bạn hàng cũng như các doanh nghiệp khác nhằm kết hợp tạo ra sức cạnh tranh lớn mạnh hơn.

2.5. Nhân tố thời gian

Sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ trong giai đoạn hiện nay làm thay đổi nhanh chóng nếp nghĩ, sở thích hay nhu cầu của con người. Điều này làm cho chu kỳ sống của sản phẩm nói chung có chiều hướng rút ngắn lại. Đối với các doanh nghiệp, yếu tố quan trọng quyết định thành công trong kinh doanh ngày nay chính là thời gian và tốc độ chứ không phải là các yếu tố truyền thống như nguyên vật liệu, lao động... Những thay đổi nhanh chóng của khoa học kỹ thuật đã giúp cho những doanh nghiệp biết nắm bắt thời cơ kịp thời sẽ vượt lên trên và là những doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh tốt. Chính vì vậy, để chiến thắng trong cuộc chạy đua này, các doanh nghiệp phải tổ chức tốt hoạt động thu thập thông tin và xử lý thông tin, nắm bắt thời cơ, lựa chọn mặt hàng theo yêu cầu của thị trường, nhanh chóng tổ chức kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm và thu hồi vốn trước khi chu kỳ sống của sản phẩm kết thúc.

Hiện nay, ở nhiều nước phát triển, cạnh tranh mang tính chất quan trọng, là mục tiêu của nhiều doanh nghiệp đang hướng tới. Đi trước một bước trong cạnh tranh là đã giành một phần chiến thắng khá quan trọng trong việc thu hút khách hàng, mở rộng thị trường, tăng tính cạnh tranh của doanh nghiệp. Do vậy, khi xây dựng một chiến lược kinh doanh, các doanh nghiệp thường đề cập tới vấn đề "tốc độ thị trường", "cạnh tranh dựa trên thời gian" và chú trọng tới vấn đề về chu kỳ sản

phẩm, thời gian nắm bắt, thoả mãn nhu cầu thị trường, thời gian đầu tư, thời gian thu hồi vốn, tốc độ công việc giao dịch, giao hàng cũng như tốc độ của công tác nghiên cứu và triển khai sản phẩm mới .

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk trong bối cảnh hội nhập (Trang 27 - 30)