Đối với ngành sữa:

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk trong bối cảnh hội nhập (Trang 39 - 40)

II. Nâng cao năng lực cạnh tranh đối với doanh nghiệp trong nền kinh tế thị

2.1.Đối với ngành sữa:

3. ý nghĩa của việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

2.1.Đối với ngành sữa:

Phát triển đàn bò sữa đem lại lợi ích lớn không chỉ cho người chăn nuôi mà còn cho cả nền kinh tế. Chăn nuôi bò sữa tạo công ăn việc làm và làm thay đổi cơ cấu kinh tế nông thôn, góp phần quan trọng trong việc nâng cao thu nhập và mức sống nông thôn, giảm thiểu tình trạng di dân vào các thành phố.

Hơn nữa việc chăn nuôi bò sữa để thay thế lượng nhập khẩu sữa rất lớn hiện nay và tương lai, việc thay thế nhập khẩu bằng hàng sản xuất nội địa này có ý nghĩa tiết kiệm ngoại tệ một cách có hiệu quả. Tuy nhiên lợi thế so sánh trong ngành chăn nuôi bò sữa rất dễ mất đi nếu như giá cả biến động.

Cho nên chủ trương phát triển đàn bò sữa hiện nay là hợp lý, nhưng để sự phát triển đó được ổn định cũng còn một số vấn đề phải giải quyết như quy hoạch, giá cả, kỹ thuật, môi trường.

Công ty Vinamilk hiện là Công ty có thị phần lớn nhất nước, Công ty cũng là một trong số ít doanh nghiệp nhận bao tiêu toàn bộ lượng sữa bò tươi, giúp nông dân vay tiền nuôi bò và trả bằng sữa. Lực lượng cán bộ kỹ thuật của Vinamilk thường xuyên đến các nông trại, hộ gia đình kiểm tra, tư vấn hướng dẫn kỹ thuật nuôi bò sữa cho năng suất và chất lượng cao nhất. Số tiền thưởng và giúp đỡ những hộ gia đình nghèo nuôi bò sữa lên đến hàng tỷ đồng. Nhờ các biện pháp hỗ trợ, chính sách khuyến khích, ưu đãi hợp lý, Công ty Vinamilk đã giải quyết việc làm cho hàng vạn người lao động nông thôn, giúp người nông dân gắn bó với Công ty và với nghề nuôi bò sữa, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn và nâng cao đời sống của bà con nông dân; nâng tổng số đàn bò sữa từ 31.000 con lên 50.000 con.

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk trong bối cảnh hội nhập (Trang 39 - 40)