Các điều kiện về biện pháp tạm thời (phải là biện pháp tăng thuế, và nếu kết luận cuối cùng của vụ việc là phủ định thì khoản chênh lệch do tăng thuế phải được hoàn

Một phần của tài liệu GIA NHẬP AFTA và NHỮNG THAY đổi của hệ THỐNG THUẾ (Trang 131 - 136)

cuối cùng của vụ việc là phủ định thì khoản chênh lệch do tăng thuế phải được hoàn trả lại cho bên đã nộp; không được kéo dài quá 200 ngày…)

Trên thực tế, một vụ điều tra áp dụng biện pháp tự vệ thường đi theo trình tự sau đây: (i) Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ của ngành sản xuất nội địa nước nhập khẩu;

(ii) Khởi xướng điều tra;

(iii) Điều tra và công bố kết quả điều tra về các yếu tố (i) tình hình nhập khẩu; (ii) tình hình thiệt hại; (iii) mối quan hệ giữa việc nhập khẩu và thiệt hại; (iv) Ra Quyết định áp dụng hoặc không áp dụng biện pháp tự vệ

Chú ý: Việc điều tra và áp dụng biện pháp tự vệ, mặc dù có nhiều yếu tố giống một

trình tự tố tụng tư pháp (một vụ kiện tại tòa án) nhưng đây bản chất là một thủ tục hành chính, do một cơ quan hành chính nước nhập khẩu tiến hành, để xử lý một tranh chấp thương mại giữa các nhà xuất khẩu nước ngoài (về nguyên tắc là từ tất cả các nước đang xuất khẩu hàng hóa liên quan vào nước nhập khẩu) và ngành sản xuất nội địa liên quan của nước nhập khẩu. Việc này được thực hiện trong khuôn khổ pháp luật nội địa nước nhập khẩu và về nguyên tắc không phải là công việc giữa các Chính phủ (Chính phủ các nước xuất khẩu và Chính phủ nước nhập khẩu).

Tuy nhiên, do vấn đề này đã được ràng buộc bởi các nguyên tắc bắt buộc có liên quan trong Hiệp định SG của WTO nên các thành viên có thể thông qua WTO để xử lý những trường hợp nước nhập khẩu tiến hành điều tra mà vi phạm WTO. Việt Nam đã là thành viên của WTO, vì vậy nếu một nước thành viên WTO tiến hành điều tra và áp dụng biện pháp tự vệ đối với hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam mà không tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc về trình tự, thủ tục hoặc điều kiện áp dụng biện pháp tự vệ của WTO thì Việt Nam hoàn toàn có thể khởi kiện nước đó ra WTO (theo cơ chế giải quyết tranh chấp trong WTO). Tuy nhiên, về cơ bản việc này chỉ khả thi nếu có các thông tin thực tế mà doanh nghiệp cung cấp về việc vi phạm nguyên tắc WTO của nước điều tra.

3.3. Cách thức áp dụng biện pháp tự vệ

Biện pháp tự vệ phải được áp dụng theo cách không phân biệt đối xử về xuất xứ hàng hoá nhập khẩu liên quan. Như vậy khác với biện pháp chống bán phá giá và biện pháp chống trợ cấp (chỉ áp dụng đối với nhà xuất khẩu từ một hoặc một số nước xuất khẩu nhất định bị điều tra), biện pháp tự vệ áp dụng cho tất cả các nhà sản xuất, xuất khất của tất cả các nước xuất khẩu đang xuất mặt hàng đó sang nước nhập khẩu. Trường hợp biện pháp tự vệ là hạn ngạch, nước nhập khẩu cần tiến hành thoả thuận với các nước xuất khẩu, chủ yếu về việc phân định hạn ngạch. Nếu không đạt được thoả thuận, việc phân bổ sẽ được thực hiện theo thị phần tương ứng của từng nước xuất khẩu trong giai đoạn trước đó.

WTO quy định nước nhập khẩu áp dụng biện pháp tự vệ phải bồi thường tổn

thất thương mại cho các nước xuất khẩu liên quan (thường là việc nước nhập

khẩu tự nguyện giảm thuế nhập khẩu cho một số nhóm hàng hoá khác đến từ các nước xuất khẩu đó).

Nước nhập khẩu áp dụng biện pháp tự vệ phải tiến hành thương lượng với các nước xuất khẩu về biện pháp đền bù thương mại thoả đáng. Trường hợp không đạt được thoả thuận, nước xuất khẩu liên quan có thể áp dụng biện pháp trả đũa (thường là việc rút

lại những nghĩa vụ nhất định trong WTO, bao gồm cả việc rút lại các nhượng bộ về

thuế quan - tức là từ chối giảm thuế theo cam kết WTO - đối với nước áp dụng biện pháp tự vệ).

Tuy nhiên, việc trả đũa không được thực hiện trong 3 năm đầu kể từ khi biện pháp tự vệ được áp dụng (nếu biện pháp áp dụng tuân thủ đầy đủ các quy định của WTO và thiệt hại nghiêm trọng là thiệt hại thực tế)

4. Biện pháp tự vệ tại Việt Nam

4.1. Ở Việt Nam, biện pháp tự vệ đối với hàng hoá nước ngoài được quuy định như thế nào?

Văn bản pháp luậT

- Pháp lệnh về tự vệ trong nhập khẩu hàng hoá nước ngoài vào Việt Nam; - Nghị định 150/2003/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh về tự vệ trong nhập khẩu hàng hoá nước ngoài vào Việt Nam;

- Nghị định 04/2006/NĐ-CP về việc thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Hội đồng xử lý vụ việc chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ; - Nghị định 06/2006/NĐ-CP về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục quản lý cạnh tranh;

Nội dung

Các quy định về biện pháp tự vệ của Việt Nam tuân thủ các nguyên tắc và quy định của WTO về vấn đề này. Cơ quan có thẩm quyền

- Cục Quản lý cạnh tranh - Bộ Công Thương: Chịu trách nhiệm điều tra, trình kết quả điều tra và đề xuất cách thức xử lý cho cơ quan có thẩm quyền;

- Hội đồng xử lý vụ việc tự vệ - Bộ Công Thương: Xem xét, nghiên cứu kết quả điều tra của Cục quản lý cạnh tranh, thảo luận và kiến nghị Bộ trưởng Bộ Công Thương về cách

thức xử lý;

- Bộ trưởng Bộ Công Thương: Quyết định có hoặc không áp dụng biện pháp tự vệ. * Doanh nghiệp có thể tìm kiếm thông tin và hỗ trợ về BPTV tại:

- Cục Quản lý Cạnh tranh, Bộ Công thương (cơ quan quản lý Nhà nước phụ trách về vấn đề tự vệ đối với hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài vào Việt Nam)www.qlct.gov.vn

- Ban Pháp chế - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (đơn vị đầu mối cung cấp tất cả các thông tin về tự vệ ở Việt Nam và trên thế giới cho doanh nghiệp www.chongbanphagia.vn

Mục tiêu chủ yếu của các biện pháp tự vệ là bảo hộ có thời hạn ngành sản xuất nội địa để ngành này khôi phục khả năng cạnh tranh. Chính vì vậy doanh nghiệp Việt Nam cần biết cách sử dụng các biện pháp này trong những hoàn cảnh nhất định để bảo vệ các lợi ích thương mại của mình.

4.2. Thực trạng áp dụng các biện pháp tự vệ của Việt Nam Ví dụ thực tế:

1 Vụ kiện tự vệ “kính nổi nhập khẩu”

Cả 2 công ty ủy quyền cho Tổng công ty Thủy tinh và gốm xây dựng Viglacera khởi kiện đối với 2 mặt hàng kính nổi trong biểu thuế xuất khuẩ là HS 7005.29.90.00 (kính nổi không màu, không có cốt thép) và HS 7005.21.90.00 (kính nổi có màu, không cốt thép).

Sản lượng kính nổi của 2 công ty nói trên trong năm 2008 lên tới 180.213 tấn; chiếm 91,11% tổng

sản lượng sản xuất kính nổi cua Việt Nam.

Theo báo cáo sơ bộ của Cục quản lý cạnh tranh, lượng kính nổi nhập khaiar vào VN đã tăng đột biến trong thời gian ngắn từ 9.779,5 tấn (2007) lên 33.765 tấn (2008); tăng 245,3%. 3 tháng đầu năm 2009, sản lượng đạt 14,694 tấn.

Như vậy, sản lượng kính nổi tăng đột biến

Sản lượng tiêu thụ nội địa của 2 doanh nghiệp trên giảm 23,39% so với năm 2007; doanh thu giảm 1,87%. Các doanh nghiệp nước ngoài nằm trong đối tượng điều tra bao gồm: 2 công ty của Indonexia; 1 của Malayxia; 1 của Philipine;2 của Thái lan. Đây là lần đầu tiên doanh nghiệp trong nước chủ động yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ lợi ích của mình theo quy định của luật pháp WTO.

Trong đơn yêu cầu, 2 doanh nghiệp đề nghị áp dụng mức thuế tự vệ tương đương 0,6 USD/m2 đối với hàng hóa thuộc đối tượng điều tra. Trước khi có quyết đinh chính thức áp dụng biện pháp tự vệ, 2 DN trên yêu cầu Bộ Công Thương áp dụng mức thuế tạm thời 40% đối với hàng hóa thuộc đối tượng điều tra.

Ngày 30/09/3009; sau quá trình điều tra ban đầu, VCAD đã công bố báo cáo sơ bộ về vụ việc. Theo kết quả ban đầu:

1 . Hàng hóa trong nước với hàng hóa sản xuất thuộc đối tượng điều tra thuộc nhóm hàng hóa tương tự.

2 . Có sự gia tăng cả về tuyệt đối và tươn đối của nhóm hàng hóa liên quan trong giai đoạn điều tra.

3 . Thiệt hại xảy ra với hàng hóa trong nước.

4 . Việc gia tăng nhập khẩu là nguyên nhân cơ bản gây ra thiệt hại đối với sản xuất trong nước.

Ngày 08/02/2010, sau 7 tháng điều tra, cục quản lý cạnh tranh- Bộ Công Thương đã công bố báo cáo cuối cùng về kết quả điều tra.

2.1. Tuy có sự gia tăng nhập khẩu và thiệt hại đối với sản xuất trong nước từ quý 2/2009, thị phần của các nhà sản xuất trong nước đã có dấu hiệu phục hồi, cụ thể lượng bán hàng nội địa tăng lên, cùng với chiều hướng bắt đầu suy giảm của lượng hàng hóa nội địa tồn kho.

2.2 . Trong bối cảnh suy giảm kinh tế toàn cầu giai đoạn 2008-2009 cùng với những biến động trái chiều của giá dầu tại thị trường Việt Nam so với thế giới, sự gia tăng nhập khẩu không phải là nguyên nhân chính gâu ra thiệt hại đối với ngành sản xuất trong nước.

 Thị phần hàng nội địa đối với hàng hóa thuộc nhóm bị điều tra, cho dù bị suy giảm

vân ở mức khá cao, hơn 80% tổng thị phần tiêu thụ nội địa.

 Áp dụng biện pháp tự vệ đối với sản phẩm kính nổi nhâp khẩu là ko còn phù hợp. 2 Vụ kiện tự vệ “dầu thực vật”

- Theo thông báo của Cục Quản lý cạnh tranh, trước đó, vào ngày 30-11-2012, cơ quan này đã nhận được đơn từ Tổng công ty Công nghiệp Dầu thực vật Việt Nam (Vocarimex) yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ đối với mặt hàng dầu đậu nành và dầu cọ nhập khẩu vào Việt Nam. Bộ Công Thương xác nhận đơn của Vocarimex đầy đủ và hợp lệ.

- Sản phẩm bị điều tra là dầu nành tinh luyện, dầu stearin tinh luyện và dầu Olein tinh luyện với các mã HS: 1507.90.90, 1511.90.91, 1511.90.92, 1511.90.99. Giai đoạn điều tra là từ ngày 1-1 đến ngày 31-12-2012.

- Vocarimex chiếm 28,27% tổng sản lượng được sản xuất trong nước, nên đáp ứng yêu cầu về tỷ lệ đại diện để khởi kiện (25%). Một số công ty khác ủng hộ đơn yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ của Vocarimex, gồm Công ty CP Dầu thực vật Tường An, Công ty TNHH Dầu thực vật Cái Lân, Công ty Dầu ăn Golden Hope Nhà Bè.

- Bốn công ty gồm Vocarimex, Tường An, Cái Lân, Nhà Bè hiện chiếm 97,81% tổng sản lượng sản xuất hàng hóa tương tự với dầu thực vật nhập khẩu.

- Theo thông tin do Vocarimex cung cấp cho Cục Quản lý cạnh tranh, dầu thực vật nhập khẩu vào Việt Nam tăng cao trong thời gian gần đây. Cụ thể, trong cả năm 2012, lượng dầu nhập khẩu vào Việt Nam ước đạt trên 604.375 tấn, tăng 107,5% so với năm 2011, xét về lượng.

- Nếu trong giai đoạn 2009-2011, thị phần của Vocarimex và các doanh nghiệp khác trong nước cộng lại chiếm khoảng 50-60% thị phần tại Việt Nam, thì vào năm 2012 giảm xuống còn 14%. Riêng thị phần của Vocarimex từ thị phần 17% trong năm 2011 xuống còn 4% trong năm 2012.

- Trong khi đó, thị phần của hàng nhập khẩu tăng từ 43% trong năm 2011 lên đến 86% trong năm 2012.Nếu trong những năm trước đó, sản phẩm của Vocarimex luôn có giá bán bình quân thấp hơn giá nhập khẩu khoảng 2%, thì trong năm 2012 giá bán của công ty cao hơn giá của nhà xuất khẩu vào Việt Nam.

Theo đó, trong năm 2012, sản lượng của Vocarimex chỉ còn 65% so với năm 2011, và của ngành sản xuất trong nước chỉ còn 64% so với năm 2011

Một phần của tài liệu GIA NHẬP AFTA và NHỮNG THAY đổi của hệ THỐNG THUẾ (Trang 131 - 136)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(136 trang)
w