Bán phá giá trong thương mại quốc tế là hiện tượng xảy ra khi một loại hàng hóa

Một phần của tài liệu GIA NHẬP AFTA và NHỮNG THAY đổi của hệ THỐNG THUẾ (Trang 104 - 107)

được xuất khẩu (bán sang thị trường nước khác) với giá thấp hơn giá bán của mặt hàng đó tại thị trường nước xuất khẩu.

Như vậy có thể hiểu một cách đơn giản là nếu giá xuất khẩu (giá XK) của một mặt hàng thấp hơn giá nội địa (giá thông thường) của nó thì sản phẩm đó được coi là

 Nguyên nhân dẫn tới hiện tượng bán phá giá của nhà sản xuất, xuất khẩu. Nhiều

trường hợp việc bán phá giá có mục đích không lành mạnh nhằm đạt được những lợi ích nhất định như:

- Bán phá giá để loại bỏ các đối thủ cạnh tranh trên thị trường từ đó chiếm thế độc quyền;

- Bán giá thấp tại thị trường nước nhập khẩu để chiếm lĩnh thị phần;

- Bán giá thấp để thu ngoại tệ mạnh...

Những quy định về chống bán phá giá: Những nguyên tắc về chống bán phá giá được

quy định tại:

- Điều VI Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT): bao gồm những

nguyên tắc chung.

- Hiệp định chống bán phá giá (AAP): các nguyên tắc, điều kiện, trình tự thủ tục kiện – điều tra và áp dụng biện pháp chống bán phá giá cụ thể.

Thuế chống bán phá giá là khoản thuế bổ sung bên cạnh thuế nhập khẩu thông

thường, do cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu ban hành, đánh vào sản phẩm nước ngoài bị bán phá giá vào nước nhập khẩu. Đây là loại thuế nhằm chống lại việc bán phá giá và loại bỏ những thiệt hại do việc hàng nhập khẩu bán phá giá gây ra.

Theo qui định của Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO) và pháp luật các nước về vấn đề chống bán phá giá, thuế chống bán phá giá có thể bị áp đặt mà không quan tâm đến lý do vì sao nhà sản xuất bán phá giá

Điều kiện áp dụng thuế chống bán phá giá theo quy định của WTO-GATT1947

- Hàng nhập khẩu bị bán phá giá

- Ngành sản xuất sản phẩm tương tự của nước nhập khẩu bị thiệt hại đáng kể

- Có mối quan hệ nhân quả giữa việc hàng nhập khẩu bán phá giá và thiệt hại nói trên.

Điều kiện áp dụng thuế chống bán phá giá tại EU:

Qui định của Hội đồng (EC) số 2331/96 ngày 2/12/1996 về việc sửa đổi Quy chế chống bán phá giá đã đưa ra cơ sở pháp lý cho việc áp dụng các biện pháp chống bán phá giá theo bốn điều kiện sau:

- Hàng hóa nhập khẩu bị bán phá giá vào EU; - Ngành sản xuất SPTT của EU bị thiệt hại đáng kể;

- Có mối quan hệ nhân quả giữa việc bán phá giá và thiệt hại;

- Việc áp đặt thuế chống bán phá giá là cần thiết vì lợi ích của Cộng đồng

Như vậy, so với qui định chung của WTO, các điều kiện áp đặt thuế chống bán phá giá theo pháp luật của EU có thêm một điều kiện thứ tư là phải đảm bảo phù hợp với lợi ích của cộng đồng. Qui định nay thể hiện một sự kiềm chế nhất định của EU trong việc sử dụng các biện pháp chống bán phá giá. Nếu như trong pháp luật chống bán phá giá của Hoa Kỳ, quyết định áp thuế sẽ ngay lập tức được ban hành khi có kết luận cuối cùng khẳng định có việc bán phá giá gây ra thiệt hại thì tại EU, ngay cả khi hội tụ đủ ba điều kiện đầu tiên, các biện pháp chống bán phá giá vẫn có thể không bị áp dụng nếu việc này đi ngược lại với lợi ích Cộng đồng.

2. Vụ kiện bán phá giá là gì?

Mặc dù thường được gọi là vụ kiện, nhưng đây không phải là thủ tục tố tụng tại tòa án mà là một thủ tục hành chính do cơ quan hành chính nước nhập khẩu thực hiện. Thủ tục này nhằm giải quyết một tranh chấp thương mại giữa một bên là ngành sản xuất nội địa và một bên là các nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài; không liên quan đến quan hệ cấp chính phủ giữa nước nhập khẩu và nước xuất khẩu. Đối tượng của vụ kiện là một loại hàng hóa nhất định nhập khẩu từ một hoặc một số nước xuất khẩu.

Trình tự, thủ tục và các vấn đề liên quan được thực hiện gần giống như trình tự tố tụng xử lý một vụ kiện tại tòa. Khi kết thúc vụ kiện, nếu không đồng ý với quyết định của cơ quan hành chính, các bên có thể kiện ra Tòa án.

Mặc dù không phải là mục tiêu lớn của các vụ kiện chống bán phá giá nhưng với năng lực xuất khẩu ngày càng tăng, lợi thế cạnh tranh chủ yếu về giá, nhiều loại hàng hóa Việt Nam đang phải đối mặt với ngày càng nhiều nguy cơ kiện chống bán phá giá ở các thị trường. Từ năm 1994 đến nay đã có 50 vụ kiện về chống bán phá giá mà Việt Nam có liên quan. Diện mặt hàng bị kiện ngày càng mở rộng với kim ngạch từ nhỏ đến lớn.

Một phần của tài liệu GIA NHẬP AFTA và NHỮNG THAY đổi của hệ THỐNG THUẾ (Trang 104 - 107)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(136 trang)
w