Các vụ kiện, việc điều tra và áp dụng biện pháp tự vệ trên thực tế được tiến hành theo pháp luậtnội địa của từng nước nhập khẩu, phù hợp với quy định liên quan

Một phần của tài liệu GIA NHẬP AFTA và NHỮNG THAY đổi của hệ THỐNG THUẾ (Trang 127 - 130)

theo pháp luậtnội địa của từng nước nhập khẩu, phù hợp với quy định liên quan

của WTO

* Các nhóm nội dung chính của Hiệp định về Biện pháp tự vệ

o Nhóm các quy định về điều kiện được phép áp dụng biện pháp tự vệ;

o Nhóm các quy định về thủ tục điều tra và cách thức áp dụng biện pháp tự vệ

o Nhóm các quy định về biện pháp bồi thường;

o Nhóm các quy định ưu tiên dành cho các nước đang phát triển; Đối với doanh nghiệp, để có hiểu biết khái quát về những vấn đề cơ bản nhất về biện pháp tự vệ, doanh nghiệp chỉ cần tiếp cận các quy định của WTO về vấn đề này là đủ. Tuy nhiên, để biết chi tiết về trình tự, thủ tục, cơ quan có thẩm quyền… trong các vụ việc điều tra và áp dụng biện pháp tự vệ cụ thể ở mỗi thị trường xuất khẩu, doanh nghiệp cần tìm hiểu các quy định pháp luật về biện pháp tự vệ của nước đó.

2.2. Giới thiệu về Hiệp định biện pháp tự vệ

Hiệp định về biện pháp tự vệ cho phép nước nhập khẩu hạn chế nhập khẩu trong giai đoạn tạm thời, nếu sau khi các cơ quan có thẩm quyền tiến hành điều tra, xác định rằng nhập khẩu đang diễn ra với số lượng tăng lên ( hoặc tuyệt đối hoặc tương đối so

với sản xuất trong nước) gây ra tổn hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước sản xuất ra mặt hàng tương tự hoặc sản phẩm trực tiếp cạnh tranh. Hơn nữa, Hiệp định còn quy định rằng những biện pháp ấy có thể ở dạng tăng thuế hơn mức thuế suất ràng buộc hoặc đặt ra những hạn chế định lượng thông thường được áp dụng trên cơ sở MFN (tối huệ quốc) đối với nhập khẩu từ mọi nguồn.

Việc điều tra để đặt ra những biện pháp đó có thể do bản thân chính phủ khởi xướng hoặc trên cơ sở đề nghị của ngành sản xuất bị tác động. Tuy nhiên trong thực tế việc điều tra thường được bắt đầu dựa theo đơn của ngành sản xuất bị tác động.

Hiệp định nêu ra những tiêu chí để các cơ quan điều tra phải xem xét xác định xem liệu phần nhập khẩu tăng lên có gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho sản xuất nội địa hay không. Hiệp định còn đặt ra những yêu cầu về thủ tục cơ bản để tiến hành điều tra. Một mục đích của yêu cầu về thủ tục là đem lại cho các nhà cung cấp và chính phủ nước ngoài cơ hội thích đáng để đưa ra bằng chứng bảo vệ lợi ích của họ, những lợi ích có thể bị tác động ngược lại bởi những hành động bảo vệ đề ra.

Mục tiêu chủ yếu của việc tăng mức bảo vệ tạm thời cho ngành sản xuất bị tác động có thời gian tự chuẩn bị để tăng khả năng cạnh tranh mà ngành phải đương đầu sau khi xóa bỏ những hạn chế. Hiệp định nhằm mục tiêu đảm bảo những hạn chế đó chỉ được áp dụng trong thời gian tạm thời bằng cách đặt ra một thời kỳ tối đa là 8 năm để áp dụng biện pháp cho một sản phẩm. Tuy nhiên, những nước đang phát triển có thề đề ra thời kỳ tối đa là 10 năm.

Để tạo thời gian cho những ngành sản xuất dần dần thích nghi với sự cạnh tranh tăng lên do giảm thuế quan và xóa bỏ các hàng rào thương mại khác, tập quán GATT đòi hỏi rằng cắt giảm thuế quan thỏa thuận trong đàm phán thương mại đa phương sẽ được áp dụng từng bước trong một số năm đã thỏa thuận. Do vậy, giảm thuế quan cho hàng công nghiệp thỏa thuận tại Vòng đàm phán Uruguay được quy định là 5 năm thành 5 kỳ bằng nhau. Tương tự như vậy, giảm thuế trong ngành nông nghiệp cũng như trợ cấp trong nước và xuất khẩu diễn ra trong thời kỳ 6 năm. Các nước đang phát triển được kéo dài hơn để cắt giảm.

Những quy tắc GATT thừa nhận rằng mặc dù có việc thực hiện giảm dần thuế quan, một số ngành sản xuất hoặc nông nghiệp nhất định trong thời gian ngắn vẫn phải đối

phó với những vấn đề điều chỉnh theo sự cạnh tranh tăng lên của hàng nhập khẩu. Những vấn để đó có thể phát sinh từ thất bại có những ngành này trong việc hợp lý hóa cơ cấu sản xuất hoặc để ứng dụng đổi mới công nghệ cần thiết nhằm tăng năng suất. Để tạo thời gian cho ngành sản xuất bị tác động thích nghi với sự cạnh tranh, Điều XIX của GATT nêu rằng do kết quả giảm thuế biểu, một nước thấy rằng một sản phẩm đang nhập khẩu “với số lường tăng lên và tron những điều kiện đến mức gây ra hoặc đe dọa gây ra tổn hại nghiêm trọng đến nhà sản xuất trong nước”, thì trong nước đó có thể đề ra những biện pháp tự về để hạn chế nhập khẩu trong thời gian tạm thời.

3. Điều kiện, thủ tục và cách thức áp dụng biện pháp tự vệ

3.1. Điều kiện áp dụng

Một nước nhập khẩu chỉ có thể áp dụng biện pháp tự vệ sau khi đã tiến hành điều tra và chứng minh được sự tồn tại đồng thời của các điều kiện sau:

(i) Hàng hoá liên quan được nhập khẩu tăng đột biến về số lượng;

(ii) Ngành sản xuất sản phẩm tương tự hoặc cạnh tranh trực tiếp với hàng hoá đó bị thiệt hại hoặc đe doạ bị thiệt hại nghiêm trọng; và

(iii) Có mối quan hệ nhân quả giữa hiện tượng nhập khẩu tăng đột biến và thiệt hại hoặc đe doạ thiệt hại nói trên.Một điều kiện chung là tình trạng nói trên phải là hệ quả của việc thực hiện các cam kết trong WTO của các thành viên mà họ không thể thấy hoặclường trước được khi đưa ra cam kết.Song song với các điều kiện chung này, một số nước khi gia nhập WTO phải đưa ra những cam kết riêng liên quan đến biện pháp tự vệ. Trường hợp của Việt Nam, không có ràng buộc hay bảo lưu nào lớn về các biện pháp tự vệ này, do đó việc áp dụng biện pháp tự vệ ở Việt Nam đối với hàng hóa nước ngoài, nếu có, sẽ tuân thủ đầy đủ các quy định của Hiệp định SG.

Biện pháp tự vệ chính thức phải đáp ứng điều kiện:

Về hình thức tự vệ, WTO không có quy định ràng buộc về loại biện pháp tự vệ được áp dụng. Trên thực tế các nước nhập khẩu thường áp dụng biện pháp hạn chế lượng nhập khẩu (hạn ngạch) hoặc tăng thuế nhập khẩu đối với hàng hoá liên quan.

Về mức độ tự vệ, các nước chỉ có thể áp dụng biện pháp tự vệ ở mức cần thiết đủ để ngăn chặn hoặc bù đắp các thiệt hại và tạo điều kiện để ngành sản xuất nội địa điều chỉnh;

Về thời hạn tự vệ, biện pháp tự vệ không được kéo dài quá 4 năm (tính cả thời gian áp dụng biện pháp tạm thời) và phải giảm dần theo định kỳ sau năm đầu tiên áp dụng. Trường hợp biện pháp được áp dụng trên 3 năm thì phải được xem xét lại vào giữa kỳ để cân nhắc khả năng chấm dứt hoặc giảm mức áp dụng mạnh hơn nữa;

Về gia hạn tự vệ, có thể gia hạn biện pháp tự vệ nhưng nước nhập khẩu phải chứng minh được rằng việc gia hạn là cần thiết để ngăn chặn thiệt hại và rằng ngành sản xuất liên quan đang tiến hành tự điều chỉnh. Tổng cộng thời gian áp dụng và gia hạn không được quá 8 năm.

Cách xác định yếu tố “ thiệt hại nghiêm trọng”:

Một trong các điều kiện để có thể áp dụng biện pháp tự vệ là phải điều tra chứng minh được rằng ngành sản xuất nội địa phải chịu thiệt hại nghiêm trọng từ việc hàng nhập khẩu tăng ồ ạt. Cụ thể:

Một phần của tài liệu GIA NHẬP AFTA và NHỮNG THAY đổi của hệ THỐNG THUẾ (Trang 127 - 130)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(136 trang)
w