- Cá da trơn: Đây là vụ kiện do Hoa Kỳ khởi xướng và áp thuếchống bán phá giá cuối cùng 36,84 63,88%.
4.2.2. Đối với các doanh nghiệp nhập khẩu, phân phối và bán lẻ giày dép
Nếu như trước đây giày dép Việt Nam và Trung Quốc với giá phải chăng và ngày càng được người tiêu dùng EU ưa chuộng là mặt hàng đem lại nguồn lợi cho các nhà bán lẻ EU thì khi thuế chống bán phá giá được áp dụng, giày dép Việt Nam trở nên đắt hơn đã khiến cho khoản lợi nhuận cố được từ mặt hàng này giảm đi đáng kể. Ngay từ tháng 10/2006, khi EC ra quyết định chính thức về việc áp dụng thuế chống bán phá giá đối với giày dép da của Việt Nam và Trung Quốc thì các nhà bán lẻ EU đã dự đoán về các thiệt hại mà mình sẽ gặp phải. Hãng Clarks-tập đoàn bán lẻ giày lớn nhất ở Anh cho biết họ sẽ gánh chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực từ việc áp dụng thuế CBPG đối với sản phẩm giày mũ
da đặc biệt là tình trạng chi phí gia tăng.Trên thực tế có đến một nửa trong số 27triệu đôi giày da của hãng Clarks bán tại Châu Âu hàng năm là được sản xuất ở VN.Với việc áp thuế trên, Clarks có thể sẽ phải tăng giá sản phẩm thêm 6%-7% cho mỗi đôi giày. Vào thời điểm đó Clarks đang có 10.500 lao động tại Anh và các nhà lãnh đạo dự đoán rằng Clarks có nguy cơ sẽ phải cắt giảm lao động do ảnh hưởng của quyết định áp thuế đối với giày nhập khẩu từ Viêtj Nam và Trung Quốc. Ông Martin Salisbury, Giám đốc tài chính của tập đoàn này cho biết:” trong 6 tháng vừa qua, chúng tôi sẽ phải cắt giảm khoangt 8% số giờ làm việc cuat công nhân và giờ đây chúng tôi sẽ phải cắt giảm chi phí bao gồm cả cắt giảm nhân công.”
Như vậy là việc áp thuế chống bán phá giá đối với giày mũ da nhập khẩu từ Việt Nam và Trung quốc không chỉ đơn giản là khiến các DN phân phối và bán lẻ giảm lợi nhuận. Ảnh hưởng to lớn hơn chính là nguy cơ mất việc làm của người lao động EU làm việc trong ngành thương mại giày dép. Liên minh ngành hàng thể thao châu Âu(FESI), với các thành viên lớn và nổi tiếng thế giới như Nike và Adidas, cũng đã lên tiếng cảnh báo UBCA về vấn đề này. FESI cho rằng việc đánh thuế chống bán phá giá đối với các sản phẩm giày thể thao sản xuất tại Trung Quốc và Việt Nam có thể sẽ khiến ngành hàng nay ơ châu Âu mất đi 640.000 việc làm thu nhập cao, đặc biệt là các bộ phận thiết kế, tiếp thị và hậu cần. Theo FESI, Trung Quốc và Việt Nam hiện là những nước đứng đầu thế giới về sản xuất giày thể thao công nghệ caovà việc cắt giảm những nguồn cung này sẽ đẩy toàn bộ ngành thể thao châu Âu vào chỗ nguy hiểm.
Khi chịu thuế chống bán phá giá, giá cả giày da nhập khẩu từ Việt Nam và Trung Quốc bị “đội” lên đáng kể, điều đó đã góp phần gia tang sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước. Tuy nhiên, không chỉ có các nhà phân phối hay bán lẻ mà chính các doanh nghiệp sản xuất giày dép EU cũng chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực từ thuế chống bán phá giá.Xu hướng chung của các nhà sản xuất giày dép EU hiện nay là thuê ngoài gia công ở các nước đang phát triển nơi có nguồn nhân công dồi dào, giá rẻ để tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Trong đó, rất nhiều doanh nghiệp Châu Âu lựa chọn thuê gia công ở Việt Nam và Trung Quốc, và nay họ là những người chịu tác động đáng kể khi giày mũ da của hai nước này bị áp thuế chống bán phá giá. Khi có quyết định áp thuế chính thức đối với giày mũ da của Việt Nam và Trung Quốc, Hiệp hội các nhà sản xuất giày Anh (BFA) đã tính toán rằng, các phán quyết mới của EU về thuế chống
bán phá giá giày da sẽ ảnh hưởng tới khoảng 500 triệu bảng Anh trong tổng số 2,5 tỷ bảng kim ngạch nhập khẩu giày hàng năm từ Trung Quốc và Việt Nam. Trên thực tế thì kể từ khi thuế chống bán phá giá có hiệu lực năm 2006 cho đến cuối năm 2009, các công ty sản xuất giày dép EU đã phải chi tổng cộng 2,2 tỉ đô la Mỹ cho thuế giày khi nhập khẩu ngược trở lại EU. Chính do những ảnh hưởng bất lợi từ thuế chống bán phá giá, ngày càng có nhiều các doanh nghiệp sản xuất giày EU phản đối loại thuế này. Ngay cả các doanh nghiệp Italia cũng không còn ủng hộ một cách tuyệt đối việc áp thuế chống bán phá giá lên giày Việt Nam và Trung Quốc.Diesel, một công ty thiết kế Italia vốn đang sản xuất giày tại Việt Nam, Campuchia, Đài Loan và Italia, cũng đã tham gia nhómcác công ty chống lại việc áp thuế. Giám đốc sản xuất của Diesel, ông Rudy Pagiotto, nói: “Nói thẳng là, chúng tôi thất vọng về chất lượng sản phẩm của các nhà sản xuất Italia mà chúng tôi chứng kiến. Điểm mấu chốt là ở chỗ châu Á giờ đây là nơi đáng tin cậy để sản xuất giày.” Như vậy, rõ ràng là việc áp thuế chống bán phá giá đối với giày mũ da của Việt Nam và Trung Quốc đã gây tác động tiêu cực không nhỏ đối với các doanh nghiệp phân phối, bán lẻ và cả các công ty sản xuất da giày EU.