Đối với cơ quan nhà nước:

Một phần của tài liệu GIA NHẬP AFTA và NHỮNG THAY đổi của hệ THỐNG THUẾ (Trang 123 - 127)

- Cá da trơn: Đây là vụ kiện do Hoa Kỳ khởi xướng và áp thuếchống bán phá giá cuối cùng 36,84 63,88%.

5.1. Đối với cơ quan nhà nước:

1.Thiếu định hướng đúng đắn cho hoạt động xuất khẩu là một nguyên nhân dẫn đến bị kiện phá giá

Da giầy là một mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam,mỗi năm đạt tới trên dưới 4 tỷ USD nhưng giầy da VN lại quá lệ thuộc vào một thị trường.Có thể thấy tỷ lệ xuất khẩu sang EU có năm lên đến 60-70% là một mức khó chấp nhận. Chính vì vậy khi có tình huống bất lợi xảy thì ngay lập tức cả ngành sản xuất rơi vào thế lao đao.Không những vậy việc này còn khiến cho các DN sản xuất sản phẩm tương tự ở thị trường nhập khẩu cảm thấy bị đe dọa khi thị phần hàng hóa VN ngày càng lớn. Để giúp các DN giày da Việt Nam quản trị tốt hơn hoạt động xuất khẩu của mình thì vai trò định hướng của Chính phủ là hết sức cần thiết.

2.Doanh nghiệp VN rất cần đến sự hỗ trợ từ phía Chính phủ và các cơ quan nhà nước trong việc ứng phó với các vụ kiện chống bán phá giá

Thực tế, ngay khi được biết thông tin về vụ kiện, các doanh nghiệp đã liên hệ với các cơ quan có chức trách nhằm tìm hiểu thêm thông tin và tham vấn ý kiến về các biện pháp đối phó. Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp đã than phiền rằng họ chỉ nhận được các câu trả lời chung chung với thái độ hết sức dè dặt.

3.Ứng phó với các các vụ kiện chống bán phá giá cần có sự đồng lòng phối hợp của nhiều bên

Để có một kết quả khả quan thì sự nỗ lực của các doanh nghiệp thôi là chưa đủ mà cần có sự tham gia phối hợp đồng bộ của nhiều bên: hiệp hội da giày VN, báo đài cả nước, Chính phủ đóng vai trò là cơ quan điều tiết.

4.Hệ thống pháp luật với nhiều điểm chưa phù hợp với chuẩn mực quốc tế sẽ gây nhiều khó khăc cho các doanh nghiệp VN trong các vụ kiện chống bán phá giá

Do có sự sai khác giữa chuẩn mực kế toán VN với báo cáo tài chính quốc tế nên các DN khó có thể thỏa mãn được điều kiện ”được kiểm toán độc lập theo các tiêu chuẩn kiểm toán quốc tế. Chế độ hoạch toán kế toán chưa đạt chuẩn mực quốc tế, hệ thống kiểm toán còn yếu kém, chưa chính xác chưa trung thực và chưa có uy tín trên thế giới

đã làm hạn chế đáng kể khả năng tự vệ của các doanh nghiệp VN trong các vụ kiện bán phá giá. Một nhân tố bất lợi nữa là cơ chế khai báo mã số hải quan thiếu chặt chẽ. Điều này đã khiến cho số liệu của chúng ta không thể hiện được hết các chi tiết cần thiết và cũng gây khó khăn cho người làm công tác đàm phán.

5.Một khi chưa được công nhận là có nền kinh tế thị trường, việc lựa chọn một nước thứ ba thay thế có lợi cho các doanh nghiệpVN khi tính toán biên độ phá giá là điều không dễ dàng.

5.2. Bài học cho các doanh nghiệp VN:

1.Doanh nghiệp VN có rất ít kinh nghiệm trong việc ứng phó với các vụ kiện chống bán phá giá và thường mang tư tưởng bi quan khi bị kiện

2.Hệ thống sổ sách hạch toán kế toán không rõ ràng minh bạch, các DN không được công nhận là hoạt động theo cơ chế thị trường

3.Chủ động đối phó với vụ kiện

Lần đầu tiên bị kiện một vụ lớn, ở một thị trường lớn như EU, ngành giầy dép Việt Nam cũng như các doanh nghiệp liên quan ban đầu đã không khỏi lúng túng. Trên thực tế, việc theo đuổi một vụ kiện chống bán phá giá đòi hỏi rất nhiều thời gian, công sức để có thể xử lý một khối lượng công việc không nhỏ trong tuân thủ các quy định pháp lý, thu thập thông tin chứng minh, đảm bảo đúng, đầy đủ, kịp thời những tài liệu, số liệu, thông tin thực tế. Doanh nghiệp cũng như Hiệp hội lại chưa có hiểu biết đầy đủ cũng như sẵn sàng những điều kiện liên quan. Vì vậy những đối phó ban đầu được đánh giá là còn chậm chạp và thiếu hiệu quả.

Rất may là vụ việc sau đó đã được tập trung xử lý với sự hỗ trợ hợp tác từ nhiều phía, đặc biệt là các đơn vị liên quan. Những biện pháp phù hợp đã nhanh chóng được thực hiện.và đã đạt những hiệu quả tích cực.

4.Thuê luật sư tư vấn

Trong một vụ kiện chống bán phá giá, việc xây dựng một chiến lược kháng kiện, chuẩn bị đầy đủ các lập luận, chứng cứ hợp lý và tham gia các thủ tục tố tụng có ảnh hưởng mang tính quyết định đến kết quả điều tra. Vì vậy, khi tham gia vào vụ việc, đặc biệt với tư cách là bị đơn, thì việc thuê luật sư tư vấn để có thể tuân thủ đầy đủ những quy định

của pháp luật, thủ tục hành chính vốn rất phức tạp và đồ sộ của nước khởi kiện. là rất cần thiết.

Hơn ai hết, luật sư tư vấn am hiểu và thông thạo các thủ tục, quy tắc trong điều tra, sẽ đưa ra những tư vấn cho doanh nghiệp nhằm giảm áp lực tham gia theo kiện, giảm rủi ro cho doanh nghiệp. Trong vụ kiện này, việc lựa chọn được một công ty luật tại Bỉ thực sự có năng lực, uy tín và kinh nghiệm đã đóng góp phần quan trọng vào những kết quả tích cực của vụ kiện này.

5.Vận động các bên có chung lợi ích

Sẽ không phải là quá lời khi nói rằng một trong những điểm sáng mang lại kết quả tích cực trong những giai đoạn khác nhau của vụ kiện cũng như việc chấm dứt lệnh áp thuế là những nỗ lực vận động của Hiệp hội Da giầy và Chính phủ Việt Nam nhằm tăng cường tiếng nói ủng hộ Việt Nam tại các diễn đàn và thiết chế có liên quan của EU.

Cần lưu ý rằng EU là một liên minh với 27 thành viên và việc ra các quyết định liên quan đến việc áp thuế chống bán phá giá trong EU đòi hỏi lá phiếu của đa số các quốc gia thành viên. Vì vậy việc vận động, tìm kiếm sự ủng hộ ở các quốc gia thành viên EU có ý nghĩa quan trọng bên cạnh những nỗ lực chứng minh chi tiết trong quá trình điều tra. Ngoài ra, khác với các quy định về pháp luật chống bán phá giá của các quốc gia khác, một trong bốn điều kiện xem xét trong quá trình ra quyết định áp thuế chống bán phá giá là “việc áp thuế không mâu thuẫn với lợi ích Cộng đồng”. Vì vậy, vận động các nhóm lợi ích ở EU có cùng mối quan tâm với doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam (ví dụ người tiêu dung, các nhà nhập khẩu…) nhằm tạo ra làn sóng ủng hộ tại chính EU trong quá trình xem xét “lợi ích Cộng đồng” có thể tạo ra những tác động không nhỏ đến quyết định áp thuế cuối cùng.

Trên thực tế, mặc dù trong những quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá, việc vận động không đạt được kết quả cao nhất là “không áp thuế” nhưng đã có ảnh hưởng lớn đến việc giảm nhẹ biện pháp này (mức độ, thời gian áp dụng). Và điều này được đánh giá là bài học kinh nghiệm lớn của Việt Nam trong việc đối phó với các vụ kiện chống bán phá giá ở EU.

Các vấn đề về biện pháp tự vệ tại Việt Nam

1.1. Biện pháp tự vệ

Biện pháp tự vệ là việc tạm thời hạn chế nhập khẩu đối với một hoặc một số loại hàng hoá khi việc nhập khẩu chúng tăng nhanh gây ra hoặc đe doạ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước.

Biện pháp tự vệ chỉ được áp dụng đối với hàng hoá, không áp dụng đối với dịch vụ, đầu tư hay sở hữu trí tuệ. Mỗi nước nhập khẩu là thành viên WTO đều có quyền áp dụng biện pháp tự vệ, nhưng khi áp dụng thì họ phải bảo đảm tuân theo các quy định của WTO (về điều kiện, thủ tục, cách thức áp dụng biện pháp tự vệ). Doanh nghiệp cần chú ý đến công cụ này để có thể yêu cầu Chính phủ sử dụng nhằm bảo vệ lợi ích của mình trước hàng hoá nhập khẩu nước ngoài khi cần thiết.

Theo Điều4 Nghị định của Chính phủ số 150/2003/NĐ-CP ngày 08 tháng 12 năm 2003 quy định chi tiết thi hành pháp lệnh về tự vệ trong nhập khẩu hàng hoá nước ngoài vào Việt Nam:

1.2. Nhập khẩu hàng hoá quá mức

Là việc nhập khẩu hàng hoá với khối lượng, số lượng hoặc trị giá gia tăng một cách tuyệt đối so với khối lượng, số lượng hoặc trị giá của hàng hoá tương tự hoặc hàng hoá cạnh tranh trực tiếp sản xuất trong nước.

1.3. Thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước

Là tình trạng ngành sản xuất đó suy giảm một cách đáng kể về sản lượng, mức tiêu thị trong nước, lợi nhuận sản xuất, tốc độ phát triển sản xuất; gia tăng mức tồn đọng hàng hoá; ảnh hưởng xấu đến việc làm, mức tiền lương, đầu tư và tới các chỉ tiêu khác của ngành sản xuất trong nước sản xuất hàng hoá đó.

1.4. Đe doạ gây ra thiệt hại nghiêm trọng

Là khả năng chắc chắn, rõ ràng và chứng minh được về sự thiệt hại nghiêm trọng gây ra cho ngành sản xuất trong nước.

Là hàng hoá giống hệt nhau hoặc giống nhau về chức năng, công dụng, chỉ số chất lượng, tính năng kỹ thuật và các thuộc tính cơ bản khác.

1.6. Hàng hoá cạnh tranh trực tiếp

Là hàng hoá có khả năng được người mua chấp nhận thay thế cho hàng hoá thuộc phạm vi áp dụng biện pháp tự vệ do ưu thế về giá và mục đích sử dụng

Một phần của tài liệu GIA NHẬP AFTA và NHỮNG THAY đổi của hệ THỐNG THUẾ (Trang 123 - 127)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(136 trang)
w