Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của BIDV Lâm Đồng

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Lâm Đồng (Trang 51)

2.2.2.1. Thực trạng về vốn, huy động vốn và cho vay

42

BIDV Lâm Đồng cũng nhƣ các chi nhánh NHTM khác trên địa bàn Lâm Đồng đều là các đơn vị hạch toán phụ thuộc, tức là nguồn vốn kinh doanh phụ thuộc vào quy định của hội sở chính. Hiện nay hầu hết các NHTM lớn đã quản lý vốn tập trung, chi nhánh nào thừa vốn thì bán lại cho hội sở chính, chi nhánh nào thiếu vốn thì mua vốn của hội sở chính. Vốn kinh doanh của các chi nhánh NHTM trên địa bàn Lâm Đồng tùy thuộc vào nhu cầu vốn của từng chi nhánh và tiềm lực tài chính của từng hệ thống.

BIDV là một trong những NHTM có tiềm lực tài chính nhất Việt Nam, đây là điều kiện vô cùng thuận lợi cho BIDV Lâm Đồng trong quá trình hoạt động. Có những thời điểm các NHTM khác ngừng giải ngân vì thiếu vốn thì BIDV Lâm Đồng vẫn có khả năng cung cấp vốn cho các thành phần kinh tế của tỉnh, thậm chí có những thời điểm BIDV Lâm Đồng còn cho vay hỗ trợ ngân sách tỉnh Lâm Đồng hàng trăm tỷ với lãi suất ƣu đãi.

Huy động vốn

Bảng 2.8. Cơ cấu nguồn vốn huy động BIDV Lâm Đồng giai đoạn 2008 - 2011

Đơn vị : tỷ đồng Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 Tổng nguồn vốn HĐ 650,7 912,5 1.186 1.267 Phân theo khách hàng Dân cƣ 353,8 617,5 806 937 TCKT 283,3 244,2 207 158 ĐCTC 13,6 50,8 173 172 Phân theo kỳ hạn Dƣới 12 tháng 328,4 475,5 618 879 Trên 12 tháng 182,3 193 253 185

Phân theo loại tiền

VNĐ 630,8 875 1.158 1.229

Ngoại tệ 19,9 37,5 28 38

% tăng trƣởng của BIDV 40,2 29,9 6,8

% Tăng trƣởng của toàn ngành NH Lâm Đồng

30,1 43,6 19,6

43

Xác định huy động vốn là nhiệm vụ trọng tâm, mang tính sống còn của ngân hàng, BIDV Lâm Đồng đã tích cực triển khai các sản phẩm huy động mới với nhiều tiện ích đến với khách hàng nhƣ : Tiết kiệm linh hoạt, tiết kiệm tích lũy bảo an, tiết kiệm tích lũy kiều hối, tiền gửi năng động, tiền gửi bảo lộc, tiết kiệm dự thƣởng,…

Ngoài việc đa dạng hóa các sản phẩm huy động vốn, chi nhánh cũng luôn chú trọng đổi mới phong cách phục vụ, điều hành lãi suất một cách linh hoạt và tăng cƣờng công tác tiếp thị, khuyến mại đối với khách hàng gửi tiền. Qua đó nguồn vốn huy động của chi nhánh đã có sự tăng trƣởng đáng kể giai đoạn 2008 -2011.

Do có những thời điểm hội sở chính BIDV giao hệ số q = tổng nguồn vốn động/tổng dƣ nợ, cho nên muốn tăng trƣởng dƣ nợ thì phải tăng trƣởng nguồn vốn huy động. Chính nhờ nguồn vốn huy động liên tục tăng trong thời gian qua đã giúp cho chi nhánh chủ động hơn trong quá trình hoạt động, gia tăng lợi nhuận, nâng cao đời sống vật chất cho toàn thể cán bộ công nhân viên.

Không những tăng trƣởng về quy mô, cơ cấu huy động vốn của chi nhánh cũng đã có sự chuyển biến theo chiều hƣớng tích cực. Tỷ trọng huy động vốn dân cƣ trong tổng nguồn vốn huy động liên tục tăng từ 54,37% vào năm 2008 lên 73,95% năm 2011, cao hơn nhiều so với tỷ trọng huy động vốn dân cƣ của hệ thống BIDV( 45%). Tỷ trọng huy động vốn dân cƣ tăng đã làm cho nền vốn huy động của chi nhánh an toàn và bền vững hơn khi chính sách kinh tế vĩ mô có sự thay đổi, thị trƣờng tiền tệ có những điễn biến phức tạp.

44

Bảng 2.9. So sánh tỷ lệ nguồn vốn huy động và dƣ nợ của BIDV Lâm Đồng giai đoạn 2008-2011 Đơn vị : Tỷ đồng Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 Tổng nguồn vốn huy động 650,7 912,5 1.186 1.267 Tổng dƣ nợ 1.156 1.494 1.788 1.888 % Tổng nguồn vốn huy động/ Tổng dƣ nợ 56,29 % 61,08 % 66,33 % 67,11 %

Nguồn: Báo cáo tổng kết BIDV Lâm Đồng các năm 2008-2011

Bảng số liệu trên cho chúng ta thấy, khả năng tự chủ về nguồn vốn của chi nhánh đã có sự cải thiện lớn giai đoạn 2008 – 2011, đây là một tín hiệu đáng mừng cho chi nhánh giữa lúc công tác huy động vốn của các NHTM gặp rất nhiều khó khăn, điều này đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc tăng trƣởng dƣ nợ cho vay.

Tuy công tác huy động vốn của chi nhánh đã có những bƣớc tăng trƣởng đáng kể nhƣng vẫn còn một số tồn tại nêu sau :

- Ngoại trừ năm 2009, các năm còn lại tốc độ tăng trƣởng nguồn vốn huy động của chi nhánh còn thấp hơn tốc độ tăng trƣởng bình quân của các NHTM trên địa bàn. Điều đó đòi hỏi chi nhánh phải nỗ lực nhiều hơn nữa trong công tác huy động vốn, đặc biệt là cải tiến quy trình nghiệp vụ, hồ sơ thủ tục theo hƣớng đơn giản hóa, nâng cao chất lƣợng phục vụ, có chính sách chăm sóc và thu hút khách hàng gửi tiền mạnh mẽ, ấn tƣợng hơn nữa.

- Tỷ trọng tiền gửi kỳ hạn trên 12 tháng trong tổng nguồn vốn huy động chƣa có sự chuyển biến qua các năm. Tỷ trọng này chƣa có sự chuyển biến một phần do thị trƣờng tiền tệ những năm gần đây có những diễn biến hết sức phức tạp nên ngƣời dân có xu hƣớng gửi tiền kỳ hạn ngắn, mặt khác cũng có

45

thể do chính sách chăm sóc khách hàng, chính sách lãi suất,…của chi nhánh chƣa đủ thuyết phục ngƣời dân gửi tiền kỳ hạn dài . Do đó chi nhánh cần có chính sách lãi suất, chế độ ƣu đãi đối với khách hàng gửi tiền kỳ hạn dài nhằm tăng sự ổn định cho nền vốn huy động.

- Chú trọng huy động vốn bằng ngoại tệ nhiều hơn nữa. Ngoài việc nhận tiền gửi bằng USD, chi nhánh cần huy động các loại ngoại tệ mạnh khác nhƣ : EUR, AUD, GBP, …kỳ hạn huy động vốn bằng ngoại tệ cũng nhƣ lãi suất phải đƣợc điều chỉnh linh hoạt phù hợp với mặt bằng chung trên địa bàn.

- Nghiên cứu đƣa sản phẩm huy động vốn đảm bảo giá trị theo vàng hoặc huy động vàng vật chất để gia tăng nguồn vốn huy động. Trong những năm vừa qua Sacombank Lâm Đồng và Eximbank Lâm Đồng đã có sự tăng trƣởng mạnh mẽ nguồn vốn huy động, trong đó phải kể đến sản phẩm huy động vốn bằng vàng vật chất cũng nhƣ sản phẩm huy động vốn đảm bảo giá trị theo vàng. Mặc dù gần đây Ngân hàng Nhà nƣớc đã có quy định NHTM không đƣợc huy động vàng, tuy nhiên quy định này đang gây nhiều tranh cãi. Nhiều chuyên gia kinh tế đề nghị nên để các NHTM huy động vàng trong dân vì lƣợng vàng trong dân là rất lớn, theo ƣớc tính của NHNN khoảng 300 – 500 tấn. Theo Ông Nguyễn Thành Long – Chủ tịch Hiệp hội kinh doanh vàng Việt Nam : “Sau khi ổn định trạng thái vàng của các ngân hàng, sẽ phát hành chứng chỉ vàng dài hạn để huy động vàng. Số vàng huy động đƣợc sẽ làm tài sản thế chấp các ngân hàng hoặc tổ chức tài chính nƣớc ngoài để vay ngoại tệ với lãi suất thấp đem về phục vụ các dự án phát triển kinh tế xã hội quốc gia”3

.

3

46

Biểu đồ 2.3. Thị phần huy động vốn của BIDV Lâm Đồng và một số NHTM trên địa bàn năm 2011

26,4 8,6 7,8 7,6 8,2 2,6 38,8 Agribank BIDV Vietcombank Vietinbank Sacombank ACB NHTM khác

Nguồn : báo cáo tổng kết NHNN Lâm Đồng năm 2011

So với các NHTM trên địa bàn thị phần huy động vốn của BIDV đứng thứ 2, sau Agribank. Điều đó chứng tỏ rằng khả năng cạnh tranh về huy động vốn của BIDV khá tốt. Tuy nhiên, chênh lệch giữa BIDV và Sacombank, Vietcombank và Vietinbank là không đáng kể. Mặt khác, tốc độ tăng trƣởng huy động vốn của các ngân hàng Sacombank,Vietcombank, Vietinbank và ACB trong những năm gần đây rất tốt, do đó BIDV Lâm Đồng cần chú trọng nhiều hơn nữa trong công tác huy động vốn, đặc biệt là đa dạng hóa các sản phẩm huy động, đổi mới phong cách phục vụ và có chính sách chăm sóc khách hàng phù hợp để có thể duy trì và nâng cao vị thế hiện tại.

Hoạt động cho vay

Tuy BIDV phấn đấu trở thành ngân hàng bán lẻ hiện đại hàng đầu Việt Nam, qua đó tăng tỷ trọng thu nhập từ dịch vụ trong tổng thu nhập nhƣng hiện nay hoạt động cho vay vẫn là nguồn thu chính của BIDV nói chung và BIDV Lâm Đồng nói riêng, các năm gần đây tỷ lệ này thƣờng > 70%. Với ý nghĩa

47

quan trọng đó thì bên cạnh công tác huy động vốn, BIDV Lâm Đồng luôn chú trọng đến công tác cho vay vốn.

Bảng 2.10. Quy mô, cơ cấu dƣ nợ tín dụng BIDV Lâm Đồng giai đoạn 2008 – 2011 Đơn vị : tỷ đồng Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 Tổng dƣ nợ 1.156 1.494 1.788 1.888 Dƣ nợ ngắn hạn 687 837 966 812 Dƣ nợ TDH 469 657 822 1.076 Tỷ trọng nợ TDH/TDN 40,57% 43,97% 45,97% 56,99% Dƣ nợ có TSĐB 670 1.008 1.240 1.413 Tỷ trọng nợ TSĐB/TDN 57,96% 67,47% 69,35% 74,84%

Nguồn: Báo cáo tổng kết BIDV Lâm Đồng các năm 2008-2011

Nhìn vào bảng số liệu trên chúng ta có thể thấy quy mô dƣ nợ của BIDV Lâm Đồng luôn có bƣớc tăng trƣởng tốt trong giai đoạn 2008 – 2011. Tuy nhiên xét về cơ cấu tín dụng thì tỷ trọng dƣ nợ trung dài hạn có xu hƣớng tăng, điều này đi ngƣợc xu hƣớng chung của ngành ngân hàng và định hƣớng của BIDV, do đó BIDV Lâm Đồng cần xem xét để giảm tỷ trọng dƣ nợ tín dụng trung dài hạn trong những năm tới nhằm tránh rủi ro thanh khoản trong hoạt động.

Thực hiện chỉ đạo của hội sở chính BIDV, đồng thời phòng ngừa các rủi ro trong hoạt động tín dụng khi tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng gặp nhiều khó khăn không trả đƣợc nợ vay ngân hàng, BIDV Lâm Đồng đã có nhiều biện pháp gia tăng tỷ trọng dƣ nợ có tài sản đảm bảo, cụ thể : yêu cầu khách hàng vay hiện tại bổ sung tài sản thế chấp, đƣa ra các quy định

48

nghiêm ngặt về tỷ lệ tài sản đảm bảo với từng đối tƣợng khách hàng khi cho vay. Nếu nhƣ năm 2008 tỷ trọng dƣ nợ có tài sản đảm bảo/tổng dƣ nợ là 57,96% thì đến năm 2011 tỷ trọng này là 74,84%.

Biểu đồ 2.4. Thị phần dƣ nợ của BIDV Lâm Đồng và một số NHTM trên địa bàn năm 2011

30,2 9,3 6,2 4,8 6,3 3,1 40,1 Agribank BIDV Vietcombank Vietinbank Sacombank ACB NHTM khác

Xét về quy mô dƣ nợ, BIDV Lâm Đồng đang đứng thứ hai trên địa bàn, chỉ đứng sau Agribank. Quy mô dƣ nợ lớn đã tạo điều kiện cho chi nhánh phát triển các sản phẩm dịch vụ khác nhƣ : mua bán ngoại tệ, bảo lãnh, chuyển tiền, thanh toán lƣơng, …qua đó nâng cao hiệu quả kinh doanh. Thế nhƣng các NHTM nhƣ Vietcombank, Techcombank, Sacombank hay ACB đang đẩy mạnh việc cung cấp sản phẩm vay vốn phù hợp với các đối tƣợng khách hàng khác nhau, cụ thể Vietcombank chú trọng đến đối tƣợng khách hàng hoạt động trong lĩnh vực thƣơng mại dịch vụ, Techcombank chú trọng cho vay để xây dựng nhà ở, Sacombank thì có thế mạnh trong việc phát triển sản phẩm cho vay du học, ACB đẩy mạnh cho vay tiêu dùng, do đó thị phần

49

dƣ nợ của BIDV có thể chịu sự tác động mạnh mẽ và giảm xuống trong tƣơng lai nếu BIDV Lâm Đồng không đa dạng hóa các sản phẩm cho vay, phát triển nền khách tảng khách hàng, đặc biệt là thu hút các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

2.2.2.2. Thực trạng về năng lực tài chính

Về khả năng thanh khoản

Theo quy định của BIDV thì hội sở chính( Hội đồng quản lý tài sản nợ có) chịu trách nhiệm quản lý thanh khoản toàn hệ thống BIDV, trên nguyên tắc quản lý vốn tập trung.

Các chi nhánh trong toàn hệ thống sẽ đƣợc giao hạn mức tồn quỹ tiền mặt và hạn mức thanh toán thông qua tài khoản tiền gửi tại ngân hàng Nhà nƣớc địa phƣơng, theo nguyên tắc đảm bảo tốt thanh khoản cho các chi nhánh đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong toàn hệ thống.

Căn cứ vào nhu cầu thực tế tại địa phƣơng mà các chi nhánh tính toán duy trì một lƣợng tiền mặt hợp lý để đảm bảo nhu cầu của khách hàng, trong trƣờng hợp khách hàng cần rút tiền, thanh toán tiền với số lƣợng lớn vƣợt quá hạn mức tồn quỹ, hạn mức thanh toán thì các chi nhánh sẽ thực hiện lệnh điều chuyển vốn về ngân hàng Nhà nƣớc địa phƣơng ngay trong ngày.

Để đảm bảo chi trả kịp thời cho khách hàng khi cần rút tiền, trong một số trƣờng hợp đặc biệt, chi nhánh đã yêu cầu khách hàng báo trƣớc một thời gian nhất định để chi nhánh chủ động chuẩn bị trƣớc.

Nhìn chung, BIDV là ngân hàng lớn và có bề dày lịch sử, uy tín trên thị trƣờng tiền tệ, cùng với việc luôn duy trì tốt các tỷ lệ dự trữ và có quy định quản lý thanh khoản một cách nghiêm ngặt do đó BIDV nói chung cũng nhƣ các chi nhánh của BIDV trên toàn quốc luôn đảm bảo tính thanh khoản trong mọi hoàn cảnh.

50

Bảng 2.11. Tỷ lệ nợ xấu của một số NHTM trên địa bàn Lâm Đồng giai đoạn 2008 – 2011 Đơn vị : % Ngân hàng Nợ xấu 2008 2009 2010 2011 BIDV Lâm Đồng 2,7 2,05 3,93 1,97 Agribank Lâm Đồng 4,6 2,0 6,3 1,36 Vietinbank Lâm Đồng 0,2 0,2 0,1 0,037 Vietcombank Lâm Đồng 0,1 0,4 1,0 1,96 Sacombank Lâm Đồng 0,8 0,4 0,3 1,6 SHB Lâm Đồng 1,5 2,2 3,5 10,6

Nguồn : Báo cáo tổng kết NHNN Lâm Đồng các năm 2008-2011

Song song với việc tăng trƣởng về quy mô dƣ nợ tín dụng, BIDV Lâm Đồng cũng luôn chú trọng nâng cao chất lƣợng tín dụng.

Mặc dù đã thực hiện tốt các quy định của Hội sở chính BIDV về phân loại nợ và luôn nỗ lực nâng cao chất lƣợng tín dụng, tuy nhiên tỷ lệ nợ xấu của BIDV Lâm Đồng trong những năm qua lại có xu hƣớng tăng mạnh, tỷ lệ này thƣờng cao hơn hẳn so với các ngân hàng trên địa bàn. Nợ xấu tăng cao tập trung vào một số yếu tố khách quan sau :

Thị trƣờng chứng khoán ảm đảm, thị trƣờng bất động sản đóng băng cho nên khả năng huy động vốn, khả năng tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp bị trở ngại dẫn đến việc khách hàng không có khả năng trả nợ đúng hạn. Việc xử lý tài sản để thu hồi nợ của chi nhánh cũng gặp rất nhiều khó khăn.

Giá cả càfê bấp bênh, hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh càfê thua lỗ nặng, không có khả năng trả nợ vay.

51

Kinh tế khó khăn, nhu cầu mua sắm hàng hóa dịch vụ của ngƣời dân cũng giảm đi đáng kể từ đó các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa và kinh doanh dịch vụ bị giảm mạnh doanh thu, lợi nhuận và không có khả năng trả nợ đúng hạn.

Ngoài những nguyên nhân khách quan nêu trên, việc nợ xấu tăng cao còn xuất phát từ các yếu tố chủ quan sau :

- Hệ thống thông tin tín dụng còn nhiều hạn chế, bất cập, ảnh hƣởng tới công tác quản trị điều hành và việc cập nhật thông tin phục vụ cho công tác thẩm định nên khả năng nghiên cứu đánh giá khách hàng, dự báo tình hình tín dụng còn yếu và bị động.

- Do một số cán bộ, phòng ban chƣa tuân thủ các quy chế, quy trình nghiệp vụ cho vay của ngành, của chi nhánh, cụ thể : việc thẩm định giá trị tài sản đảm bảo chƣa chính xác, tình hình tài chính của khách hàng chƣa đƣợc phân tích thƣờng xuyên và quan tâm đúng mức, thậm chí buông lỏng quản lý nên đã xuất hiện tình trạng nhiều doanh nghiệp tình hình tài chính yếu kém, hoạt động sản xuất kinh doanh không hiệu quả nhƣng chi nhánh vẫn tiếp tục cho vay với số tiền lớn trong một thời gian dài; Không thực hiện phân tích

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Lâm Đồng (Trang 51)