2.2.1. Tình hình kinh tế xã hội tỉnh Lâm Đồng từ năm 2008 đến nay
2.2.1.1. Về phát triển kinh tế
Với sự chỉ đạo sát sao, kịp thời và quyết liệt của tỉnh, nền kinh tế tỉnh Lâm Đồng tiếp tục duy trì ổn định và tăng trƣởng ở hầu hết các ngành, khu vực kinh tế và các địa phƣơng trong giai đoạn 2008 – 2011.
Biểu đồ 2.2. Tăng trƣởng GDP của tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2008-2011
13,90% 12,60% 12,80% 14,60% 11,50% 12,00% 12,50% 13,00% 13,50% 14,00% 14,50% 15,00% 2008 2009 2010 2011 2008 2009 2010 2011
Nguồn : Cục thống kê Lâm Đồng
39
Bảng 2.6. So sánh tốc độ tăng trƣởng GDP và GDP bình quân đầu ngƣời giữa Lâm Đồng và cả nƣớc Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 TT GDP ( %) - Cả nƣớc - Lâm Đồng 6,18 13,9 5,3 12,6 6,78 12,8 5,89 14,6 GDP BQN ( tr.đ) - Cả nƣớc - Lâm Đồng 17,4 13,3 19,2 16,7 22,7 19,9 28,8 25,6 Nguồn : http://www.vietnam-report.com/vietnam-gdp-growth/; http://www.lamdong.gov.vn
Mặc dù tốc độ tăng trƣởng QDP của tỉnh Lâm Đồng từ năm 2008 đến năm 2011 luôn cao và trên mức tăng trƣởng GDP của cả nƣớc nhƣng GDP bình quân đầu ngƣời của Lâm Đồng vẫn luôn ở dƣới mức bình quân chung cả nƣớc.
Trƣớc những ảnh hƣởng quá lớn của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và những tác hại của lạm phát đã làm cho một số doanh nghiệp trong tỉnh bị giải thể, phá sản hoặc tạm ngừng sản xuất do hàng tồn kho lớn hoặc thiếu vốn sản xuất kinh doanh, đời sống nhân dân trong tỉnh cũng đang gặp rất nhiều khó khăn.
2.2.1.3. Năng lực cạnh tranh
Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh hay PCI (viết tắt của Provincial Competitiveness Index) là chỉ số đánh giá và xếp hạng chính quyền các tỉnh/thành của Việt Nam trong việc xây dựng môi trƣờng kinh doanh thuận lợi cho việc phát triển doanh nghiệp dân doanh. Chỉ số này đƣợc công bố thí điểm lần đầu tiên vào năm 2005 cho 47 tỉnh, thành. Từ lần thứ hai, năm 2006 trở đi, tất cả các tỉnh thành của Việt Nam đều đƣợc đƣa vào xếp hạng, đồng thời các chỉ số thành phần cũng đƣợc tăng cƣờng thêm.
40
Bảng 2.7. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của một số tỉnh/thành giai đoạn 2008 – 2011 Tỉnh/thành Xếp hạng 2008 Xếp hạng 2009 Xếp hạng 2010 Xếp hạng 2011 Lâm Đồng 46 54 29 61 Bình Dƣơng 2 2 5 23 Đồng Nai 16 18 25 9 Khánh Hòa 36 30 40 36 Đà Nẵng 1 1 1 5 Tổng số tỉnh/ thành đƣợc xếp hạng 63 63 63 63 Nguồn : http://www.pcivietnam.org/
Đƣợc đánh giá là một địa bàn tiềm năng phát triển kinh tế và du lịch nhƣng các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh vẫn thƣờng xuyên phàn nàn về các cấp Chính quyền trong việc giải quyết hồ sơ, thủ tục cũng nhƣ sự hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn vƣớng mắc trong sản xuất kinh doanh. Nhìn vảo bảng số liệu trên, chúng ta có thể thấy năng lực cạnh tranh của tỉnh Lâm Đồng chỉ mới đƣợc cải thiện đôi chút vào năm 2010, các năm còn lại năng lực cạnh tranh của tỉnh Lâm Đồng đều thấp, thậm chí rất thấp. Điều đó cũng minh chứng cho việc các cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc còn đắn đo khi đầu tƣ vào Lâm Đồng.
2.2.1.4. Thị trường tiền tệ
Thị trƣờng tiền tệ có bƣớc tăng trƣởng đáng kể và đã đóng góp tích cực vào quá trình xây và phát triển kinh tế tỉnh nhà.
Tính đến 31/12/2011 tổng huy động vốn trên địa bàn tỉnh đạt : 14.663 tỷ đồng, tăng trƣởng 19,6% so với năm 2010.
Thực hiện chỉ đạo của tỉnh và Ngân hàng Nhà nƣớc tỉnh Lâm Đồng, các NHTM trên địa bàn đã tập trung cho vay đối với các thành phần kinh tế để đổi mới công nghệ; đổi mới vật nuôi, cây trồng, đặc biệt là phát triển nông
41
nghiệp công nghệ cao và công nghiệp chế biến. Dƣ nợ cho vay các thành phần kinh tế đến 31/12/2011 đạt : 20.245 tỷ đồng, tăng trƣởng 10,98% so với năm 2010.
Về chất lƣợng tín dụng, do ảnh hƣởng của khủng hoảng kinh tế nên tình hình sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp, cá nhân trong tỉnh gặp rất nhiều khó khăn dẫn đến việc chậm hoặc không có khả năng trả nợ gốc, nợ lãi vay đúng hạn phần nào làm cho tỷ lệ nợ xấu có xu hƣớng tăng lên.
Trong giai đoạn 2008 -2011 đã có 5 ngân hàng thƣơng mại cổ phần mở phòng giao dịch/ chi nhánh tại địa bàn Lâm Đồng, đó là NHTMCP Đông Á, NHTMCP Á Châu, NHTMCP Quốc Tế, NHTMCP Xuất nhập khẩu và NHTMCP Phát triển Mê Kông, đƣa số TCTD trên địa bàn lâm Đồng lên con số 25. Ngoài ra còn có 3 NHTMCP khác đang xúc tiến thủ tục mở phòng giao dịch/chi nhánh tại Lâm Đồng là NHTMCP An Bình, NHTMCP Bƣu điện Liên Việt và NHTMCP Quân đội. Với một địa bàn nhỏ bé, kinh tế chƣa phát triển nhƣ Lâm Đồng mà có đến 25 Ngân hàng và TCTD hoạt động phần nào làm cho sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, nhất là công tác huy động vốn và phát triển sản phẩm dịch vụ.
Để phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn, đồng thời phát triển các sản phẩm dịch vụ, nâng cao hiệu quả kinh doanh, các NH và TCTD đã tích cực mở rộng mạng lƣới, đầu tƣ trang thiết bị. Hiện nay trên địa bàn có 137 máy ATM, 325 điểm chấp nhận thanh toán thẻ (POS); phát hành 414.320 thẻ ATM và thanh toán lƣơng qua tài khoản cho 898 đơn vị hƣởng lƣơng từ ngân sách nhà nƣớc và 208 đơn vị ngoài nhà nƣớc.