Kinh nghiệm từ Deutsche bank

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Lâm Đồng (Trang 32)

Deutsche Bank hay Deutsche Bank AG (theo tiếng Đức tức là Công ty cổ phần Ngân hàng Đức), có trụ sở chính đặt tại Frankfurt am Main, đƣợc thành lập vào năm 1870. Là tập đoàn ngân hàng tƣ nhân lớn nhất nƣớc Đức và là ngân hàng có quy mô tổng tài sản lớn nhất thế giới hiện nay1.

Một số kinh nghiệm từ hoạt động của Deutsche Bank:

Đào tạo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp

Năm 2011, tình hình kinh tế thế giới gặp rất nhiều khó khăn, nhiều ngân hàng, doanh nghiệp bị thua lỗ, phá sản. Tuy không đặt đƣợc chỉ tiêu lợi nhuận đề ra ban đầu nhƣng xét chung cả năm 2011, lợi nhuận ròng của Deutsche Bank tăng 87% so với năm 2010, lên 4,3 tỷ euro và doanh thu tăng 16% lên 33,2 tỷ euro.

1

23

Có đƣợc kết quả nhƣ trên, trƣớc hết chính là nhờ đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp của Ngân hàng Deutsche. Ngân hàng hiểu rằng việc làm cho nhân viên của họ giỏi giang hơn sẽ làm tăng doanh thu và sự thỏa mãn của khách hàng, do đó Ngân hàng đã cam kết tạo ra 1 môi trƣờng làm việc dựa trên tinh thần học hỏi. Mục tiêu này các định chế tài chính khác nhau đều thực hiện, tuy nhiên năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Deutsche đƣợc nâng cao khi tìm ra một cách thức hiệu quả cho mục tiêu trên với chi phí thấp, việc học không dựa trên nền tảng lớp học truyền thống, đó chính là một Trung tâm học tập Điện tử, dƣới sự hỗ trợ của tổ chức DigitalThink, mà qua đó các nhân viên của Ngân hàng có thể học một cách hiệu quả bất kỳ lúc nào, từ bất kỳ máy tính nào trên thế giới chỉ với một trình duyệt WEB và kết nối mạng toàn cầu. Giải pháp học trên mạng này đã giúp cho Duetsche Bank có thể sử dụng nguồn lực bên ngoài 100%, nghĩa là không làm nặng thêm nguồn tài nguyên công nghệ thông tin của Ngân hàng mà sự triển khai thì nhanh chóng và việc cập nhật khóa học dễ dàng bất kỳ lúc nào.

Cam kết dài hạn với khách hàng của mình

Quản lý tiền mặt là một vấn đề mang tính cạnh tranh tại Châu Á với gần nhƣ mọi ngân hàng toàn cầu cung cấp những sản phẩm và dịch vụ tƣơng tự cho khách hàng. Nhƣng bằng việc quan sát cách thực hiện dịch vụ quản lý tiền mặt của Ngân hàng Deutsche cho những tổ chức tài chính, không khó để khám phá ra tại sao họ đi trƣớc một bƣớc so với những đối thủ cạnh tranh. Deutsche Bank đã nổi lên nhƣ ngƣời dẫn đầu trong các dịch vụ quản lý tiền mặt cho những tổ chức tài chính tại Châu Á, bằng việc tiếp cận trọn vẹn cùng với những lợi thế cạnh tranh thông qua những sản phẩm có tính đổi mới, các dịch vụ mang tính địa phƣơng lẫn toàn cầu cũng nhƣ những kỹ thuật hiện đại. Nhƣng Ngân hàng tự hào về sự khác biệt của nó so với các đối thủ cạnh tranh

24

khác dựa vào một lý luận đơn giản: Cam kết dài hạn đối với các khách hàng của mình.

Lấy khách hàng làm mục tiêu trong mọi hoạt động

Từ việc thiết lập mô hình kinh doanh với khách hàng là trung tâm của Ngân hàng, dễ dàng tiếp cận thông tin Ngân hàng thông qua đội ngũ nhân viên có khả năng sử dụng ngôn ngữ địa phƣơng; kết hợp với một mạng lƣới toàn cầu; đến việc hợp nhất những thông tin về việc quản lý tiền mặt, tài chính thƣơng mại thông qua giao dịch một cửa duy nhất tại Ngân hàng để giải quyết vấn đề thuận tiện hơn cho khách hàng. Nhƣ một nhà quản trị cao cấp của Duetsche Bank nói : “Kỹ thuật tƣ vấn của chúng tôi khiến chúng tôi có đƣợc nhiều thứ hơn so với một nhà cung cấp dịch vụ đơn thuần; nó phản ánh triết lý của chúng tôi khi tiếp xúc với khách hàng của mình là quan tâm đến nhu cầu của khách hàng hơn là chỉ đƣa ra cho họ những sản phẩm” phần nào thể hiện rõ sự khác biệt của Duetsche Bank so với các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trƣờng.

Với sự kết hợp giữa chiến lƣợc công nghệ cấp cao, tiềm lực tài chính mạnh mẽ, một mạng lƣới rộng lớn, và một mục tiêu khách hàng trung tâm, Ngân hàng Deutsche đang ở vị trí thuận lợi cho việc đáp ứng nhu cầu không chỉ cho phạm vi những khách hàng trong vùng và toàn cầu, mà còn cho những Ngân hàng bản địa đang sử dụng những tiện ích dịch vụ của nhà cung cấp toàn cầu .

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Lâm Đồng (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)