Để nâng cao năng lực tài chính trong thời gian tới, chi nhánh cần thực hiện một số nội dung sau : Tăng nguồn vốn huy động, nâng cao chất lƣợng tín dụng, nâng cao hiệu quả kinh doanh .
78
- Tìm các biện pháp gia tăng nguồn vốn huy động là vấn đề sống còn của các NHTM trong giai đoạn hiện nay. Mặc dù từ trƣớc đến nay chi nhánh đã nhận đƣợc sự hỗ trợ vốn rất nhiều từ hội sở chính BIDV, tuy nhiên trƣớc tình hình huy động vốn ngày càng khó khăn nhƣ hiện nay thì việc hỗ trợ đó sẽ không còn, vì vậy đòi hỏi chi nhánh cần có những giải pháp mạnh mẽ để gia tăng nguồn vốn huy động.
Giải pháp gia tăng nguồn vốn huy động
Ngoài các giải pháp về huy động vốn đang áp dụng hiện nay, trong thời gian tới chi nhánh cần chú trọng các vấn đề sau :
- Tổ chức quán triệt đến toàn thể cán bộ nhân viên trong chi nhánh về danh mục sản phẩm tiền gửi, các tính năng, tiện ích của các sản phẩm tiền gửi, đặc biệt là những khác biệt của sản phẩm tiền gửi này với sản phẩm tiền gửi khác hay sự ƣu việt của sản phẩm tiền gửi BIDV so với sản phẩm tiền gửi ngân hàng khác trên địa bàn, qua đó lựa chọn cách thức triển khai phù hợp, đối tƣợng khách hàng cần nhắm tới nhằm thu hút đƣợc nhiều khách hàng tham gia gửi tiền tại BIDV.
- Muốn gia tăng nguồn vốn huy động thì việc điều hành chính sách lãi suất cần linh hoạt, phù hợp với mặt bằng chung của thị trƣờng vì chính sách giá cả có tác động lớn đến sự lựa chọn hàng hoá của khách hàng.
- Tuyên truyền, phổ biến đến các tầng lớp dân cƣ về vai trò, vị thế của BIDV trên thị trƣờng tài chính tiền tệ Việt Nam. Trong bối cảnh việc tái cấu trúc hoạt động ngân hàng đang gặp vô vàn khó khăn, thị trƣờng tiền tệ có nhiều diễn biến phức tạp thì ngƣời dân có xu hƣớng gửi tiền vào những ngân hàng có uy tín, thƣơng hiệu. Thực tế cho thấy 9 tháng đầu năm 2012 lƣợng tiền gửi của dân chúng vào BIDV là nhiều nhất trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. - Đầu tƣ sửa chữa, xây dựng không gian làm việc trang trọng, thuận lợi cho khách hàng, đặc biệt là cần đổi mới phong cách giao dịch một cách triệt để từ
79
lãnh đạo đến các nhân viên giao dịch, bảo vệ, lái xe. Mặc dù lãi suất tiền gửi là một yếu tố quan trọng đối với khách hàng, nhƣng chất lƣợng phục vụ cũng là một lợi thế cạnh tranh, do đó khách hàng sẽ gửi tiền tại những ngân hàng có đội ngũ nhân viên giao dịch thân thiện, cởi mở và chuyên nghiệp, nơi đó khách hàng đƣợc quan tâm, tôn trọng thực sự.
- Công tác chăm sóc khách hàng gửi tiền cần đƣợc chú trọng hơn nữa, việc chăm sóc phải thƣờng xuyên, liên tục và phải tạo đƣợc ấn tƣợng tốt đẹp đối với khách hàng. Bên cạnh việc thực hiện chƣơng trình chăm sóc các khách hàng quan trọng, khách hàng thân thiết thì cũng cần quan tâm chú trọng tới những khách hàng phổ thông; cu thể: cứ chăm sóc khách hàng quan trọng, khách hàng thân thiết 2-3 lần thì tiến hành chăm sóc khách hàng phổ thông 1 lần, vì trên thực tế nhiều khách hàng là khách hàng phổ thông của BIDV nhƣng sẽ là khách hàng thân thiết, khách hàng quan trọng của các ngân hàng khác.
Nâng cao chất lƣợng tín dụng
Song song với việc tăng trƣởng quy mô dƣ nợ, chi nhánh cần chú trọng nâng cao chất lƣợng tín dụng, cụ thể :
- Thực hiện nghiêm túc các quy trình nghiệp vụ do hội sở chính BIDV và các ngành có liên quan ban hành trong quá trình cho vay vốn.
- Áp dụng chặt chẽ các biện pháp kiểm soát trƣớc, trong và sau khi cho vay. Đồng thời, nâng cao chất lƣợng, số lƣợng hoạt động kiểm tra, giám sát về việc chấp hành quy trình tín dụng đối với cán bộ tín dụng và các bộ phận có liên quan thông qua các biện pháp nhƣ kiểm tra chéo giữa các phòng tại chi nhánh, kiểm tra định kỳ/ đột xuất bởi phòng quản lý rủi ro.
- Khâu thẩm định dự án cho vay đƣợc tiến hành mang tính thực chất hơn. Không những thẩm định về hiệu quả dự án, tính pháp lý của dự án, tài sản
80
đảm bảo tiền vay…mà cần nắm bắt thêm các thông tin nhƣ lịch sử hình thành doanh nghiệp, uy tín của khách hàng trên thƣơng trƣờng, phân tích rủi ro thị trƣờng, phân tích đối thủ/sản phẩm cạnh tranh...là những yếu tố bắt buộc trong quá trình thẩm định cho vay.
- Hạn chế cho vay các ngành, các lĩnh vực có nhiều rủi ro; mở rộng đối tƣợng cho vay vốn, tập trung vào đối tƣợng doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ sản xuất kinh doanh và cho vay tiêu dùng. Hạn chế tập trung dƣ nợ quá lớn vào một khách hàng, đối với những dự án lớn chi nhánh nên thuê các công ty độc lập thẩm định tài sản; các tài sản làm thế chấp, các tài sản hình thành từ vốn vay phải đƣợc mua bảo hiểm đầy đủ để hạn chế rủi ro cho khách hàng và ngân hàng.
- Tăng cƣờng hệ thống cảnh báo thông tin tín dụng. Việc kết nối thông tin về lịch sử khách hàng vay vốn là hƣớng theo chuẩn mực quốc tế, điều này giúp hạn chế phát sinh nợ xấu cũng nhƣ chuyển nợ xấu từ NH này sang NH khác. Với trình độ công nghệ ngày càng phát triển, hệ thống cảnh báo thông tin tín dụng sẽ ngày càng phát huy tác dụng.
- Tăng cƣờng năng lực (nhân lực, phần mềm, công cụ hỗ trợ...), kiểm soát, giám sát tác nghiệp tín dụng trong toàn chi nhánh(đặc biệt là các giao dịch đáng ngờ, giao dịch có độ rủi ro cao...) thông qua việc khai thác có hiệu quả phân hệ tín dụng của hệ thống SIBS và các phần mềm hỗ trợ khác.
- Phân công bố trí nhân sự một cách hợp lý, tránh sự quá tải trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, bố trí cán bộ cho vay thành các nhóm riêng biệt, mỗi nhóm phụ trách một số lĩnh vực nhất định để tăng tính chuyên môn hóa trong quá trình thẩm định, cho vay.
- Yêu cầu khách hàng bổ sung tài sản đảm bảo khi phát hiện có dấu hiệu rủi ro, ƣu tiên bổ sung tài sản có tính thanh khoản cao. Áp dụng bổ sung các biện
81
pháp khuyến khích trả nợ : Hạ lãi suất, miễn giảm một phần lãi, không tính lãi phạt… đối với khách hàng đƣợc chi nhánh đánh giá có thiện chí trả nợ. - Quản lý rủi ro vận hành, tác nghiệp tốt hơn nữa thông qua những giải pháp chuẩn hóa các quy trình sản phẩm, tác nghiệp; quản lý và kiểm soát việc tuân thủ các quy trình nghiệp vụ; thƣờng xuyên đào tạo, giáo dục, nâng cao ý thức trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp và trình độ chuyên môn cho cán bộ.
Nâng cao hiệu quả kinh doanh từ các mặt hoạt động
Từ hoạt động huy động vốn
- Bên cạnh hoạt động cho vay thì huy động vốn là một trong hai mảng đem lại lợi nhuận lớn nhất cho chi nhánh hiện nay, do hệ thống BIDV đã áp dụng hình thức mua bán vốn nội bộ, theo đó toàn bộ nguồn vốn chi nhánh huy động đƣợc sẽ đƣợc hội sở chính BIDV mua lại.
- Nỗ lực tìm kiếm nguồn vốn giá rẻ từ các định chế tài chính nhƣ quỹ đầu tƣ phát triển, kho bạc nhà nƣớc, các tổ chức tài chính. Đẩy mạnh dịch vụ thu hộ cho các tập đoàn, các siêu thị, các chuỗi cửa hàng, qua đó gia tăng nguồn tiền gửi không kỳ hạn.
- Phối hợp với Sở Kế hoạch đầu tƣ để thu hút nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của các doanh nghiệp mới. Khi nền kinh tế phục hồi trong thời gian tới thì ngƣời dân sẽ tăng cƣờng các hoạt động đầu tƣ; ngoài những doanh nghiệp địa phƣơng sẽ có các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc đến đầu tƣ vào các dự án về trồng trọt, chăn nuôi, chế biến và đặc biệt là các dự án về giáo dục, du lịch nghỉ dƣỡng, du lịch sinh thái, ...tại địa bàn Đà Lạt, Lâm Đồng.
- Đa dạng hoá các sản phẩm tiền gửi, đáp ứng tốt nhất nhu cầu gửi tiền của ngƣời dân và các thành phần kinh tế trên địa bàn. Chú trọng phát triển các sản phẩm tiền gửi đặc thù nhƣ : tiền gửi tích luỹ kiều hối, tiền gửi tiết kiệm bảo an, tiền gửi đầu tƣ tự động, …
82
Từ việc đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ
- Ngoài những sản phẩm truyền thống nhƣ huy động vốn, cho vay chi nhánh cần nỗ lực phát triển các sản phẩm khác để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Một số sản phẩm chi nhánh có thể phát triển trong thời gian tới đó là : sản phẩm thẻ, bao gồm thẻ ATM, thẻ tín dụng; dịch vụ chi trả kiều hối; các sản phẩm bảo hiểm; các dịch vụ thanh toán quốc tế, hàng hoá phái sinh và các sản phẩm ngân hàng điện tử,..đây là những sản phẩm có thể mang lại hiệu quả cao cho chi nhánh trong thời gian tới.
Từ tiết kiệm chi phí quản lý kinh doanh
- Bên cạnh việc mở rộng quy mô hoạt động, nâng cao lợi nhuận từ các hoạt động kinh doanh, tiết kiệm chi phí quản lý kinh doanh cũng sẽ góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh cho chi nhánh.
- Ngoài việc giao chỉ tiêu tăng trƣởng cho các phòng ban nhƣ hiện nay, trong thời gian tới ban lãnh đạo chi nhánh cần giao chỉ tiêu lợi nhuận cho các phòng ban, coi đây là chỉ tiêu quan trọng nhất trong quá trình đánh giá thi đua. Mặt khác, các chi phí chung cho toàn cơ quan nhƣ chi phí khấu hao tài sản, chi phí mua sắm tài sản, chi phí quản lý công vụ và tiền lƣơng nhân viên của các bộ phận gián tiếp phải đƣợc phân bổ đến từng phòng ban có giao chỉ tiêu lợi nhuận để việc đánh giá hiệu quả kinh doanh của các phòng ban, các mảng nghiệp vụ chính xác, đồng thời nâng cao ý thức sử dụng của công đối với toàn bộ cán bộ nhân viên trong chi nhánh.
- Cải cách thủ tục hành chính để tiết giảm chi phí vật liệu giấy tờ in, ứng dụng những tiến bộ của khoa học công nghệ vào từng hoạt động ngân hàng, cụ thể : lập website nội bộ để truyền tải các thông báo, các văn bản chế độ thông thƣờng để giảm chi phí in ấn, phôtô tài liệu; áp dụng hình thu nợ tƣ động để giảm chi phí giấy tờ, chi phí nhân công. Hoàn thiện việc xử lý, khai thác thông tin khách hàng để chỉ cần một bộ phận nhập và lữu trữ thông tin khách
83
hàng và tất các phòng ban liên quan trong cơ quan có thể tra cứu, sử dụng; tránh trƣờng hợp phải cập nhật, lƣu trữ nhiều nơi nhƣ hiện nay,..
Cuối cùng, đó là nâng cao hiệu quả hoạt động của từng phòng ban/đơn vị kinh doanh với mục tiêu mỗi cán bộ là một trung tâm lợi nhuận.