Loài Lecithochirium cristatum (Rudolphi, 1919)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần ký sinh trùng ký sinh trên hai loài cá mối saurida tumbil (bloch schneider, 1795) và trachinocephalus myops (bloch et schneider, 1801) bán tại các chợ ở nha trang (Trang 46 - 48)

Loài này ký sinh trong dạ dày của cả 2 loài cá mối nghiên cứu, với tỷ lệ và cường độ nhiễm tương ứng 14,66%; 5,14±7,12 ở cá mối thường và 14,66%;8,30±5,02 ở cá mối hoa. Loài ký sinh trùng này có kích thước lớn, tổng chiều dài 5,352 (1,907-9,708) mm, giác hút miệng và giáp hút bụng rất phát triển, giác hút bụng lớn hơn giác hút miệng và nằm ở ½ phía trên của cơ thể, tỷ lệ giữa giác hút bụng và giác hút miệng là 1:1,81. Ruột chia thành 2 nhánh chạy dọc đến gần cuối cơ thể, có 2 tinh hoàn gần bằng nhau nằm bên dưới giác hút bụng, đường kính 0,307 (0,205-0,450) mm, cơ quan giao cấu nằm dưới thực quản. Buồng trứng hình Oval, thường nằm bên dưới tinh hoàn, đường kính 0,48 (0,352-0,653) mm. Tuyến noãn hoàng nằm về một phía với 7 thùy. Loài này cũng đã được tìm thấy ở dạ dày của một số loài cá nước mặn khác trên thế giới. Marcelooliva (1993), công bố loài Lecithochirium cristatum ký sinh ở cá

Seriolella violacea tại Chile nhưng chúng có kích thước nhỏ hơn Lecithochirium cristatum ở cá mối.

Đã có một số thông báo về việc đã phát hiện ra một số loài thuộc giống

Lecithochirium (L. testelobatus) ký sinh ở loài cá mối vạch Saurida undosquamis.

(Surekha, 2005) [64]. Ngoài ra giống sán này cũng đã gặp ký sinh ở một số loài cá khác thuộc họ cá mối Sauridae: L. magnus (Yamaguti, 1938) Nasir & Diaz, 1971,

L. polynemi Chauhan, 1945, L. magnicaudatus Fischthal & Kuntz, 1963, L. fusiforme Luhe, 1901.[43][64]

Hình 3.8: Loài Lecithochirium cristatum

1 và 2: Hình dạng và cấu tạo của sán đã được nhuộm bằng Carmin 3. Hình dạng cấu tạo sán chụp trên mẫu tươi

4. Hình vẽ các cấu tạo bên trong của loài sán này

3.3.9. Loài Allocreadium laymani Chowskaja, 1933.

Loài Allocreadium laymani được tìm thấy ở ruột của 2 loài cá mối với tỷ lệ và cường độ nhiễm rất thấp, cơ thể thuôn dài, có lớp gai ngắn, mảnh bao trùm toàn bộ cơ thể, kích thước 2,524 (1,796-3,050) x 0,957 (0,778-1,109) mm. Sán có 2 giác hút, giác hút miệng nhỏ hơn giác hút bụng và chúng nằm ở ¼ phía trước cơ

1 2 Giác bám miệng Hầu Giác bám bụng Tinh hoàn Tuyến noãn hoàng Ruột Túi bài tiết 3 4

thể, tỷ lệ giữa giác hút bụng và giác hút miệng là khoảng 1,54. Ruột mảnh, chia làm 2 nhánh chạy thẳng về phía sau, cơ quan sinh dục cái là buồng trứng có dạng hình bầu dục gần tròn, nằm sau giác bụng, đường kính 0,145 mm. Cơ quan sinh dục đực là một đôi tinh hoàn hình ovan nằm sát nhau theo chiều dọc ở ½ cơ thể, phía sau buồng trứng, trứng phân bố xung quanh buồng trứng, noãn hoàng dạng hạt lớn phân bố dày đặc từ sau giác hút bụng đến cuối cơ thể.

Giống Allocreadium được công bố ở nhiều loài cá nước ngọt và nước mặn trên thế giới. Và loài Allocreadium laymani được bắt gặp ở cá mú chấm đen và cá mú mè giai đoạn nhỏ.

Hình 3.9: Loài Allocreadium laymani

- Hình trái: Hình dạng cấu tạo sán chụp trên mẫu tươi - Hình giữa:Hình vẽ các cấu tạo bên trong của sán

- Hình phải: hình dạng và cấu tạo của sán đã được nhuộm bằng carmin

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần ký sinh trùng ký sinh trên hai loài cá mối saurida tumbil (bloch schneider, 1795) và trachinocephalus myops (bloch et schneider, 1801) bán tại các chợ ở nha trang (Trang 46 - 48)