Phương pháp xác định các chỉ tiêu cần theo dõi

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ ương và chất đáy đến sinh trưởng, tỷ lệ sống của nghêu bến tre (meretrix lyrata sowerby, 1851) giai đoạn ương con giống cấp 1 lên con giống cấp 2 tại miền bắc (Trang 46 - 47)

Các thí nghiệm được tiến hành trong 66 ngày và lặp lại 3 lần.

Cứ 3 ngày lại tiến hành thu 30 con giống nghêu M. lyrata trong mỗi lô để kiểm tra tốc độ tăng trưởng. Sử dụng kính hiển vi với vật kính 10, thị kính có gắn thước đo chia vạch đơn vị micromet để đo kích thước con giống.

Tỷ lệ sống được xác định vào lúc cuối thí nghiệm.

* Phương pháp đo các yếu tố môi trường

Xác định hàm lượng ôxy hòa tan, pH trong ao nuôi bằng máy đo đa chức năng HACH, sension 156. Đo độ mặn bằng khúc xạ kế.

Các yếu tố môi trường trong thí nghiệm được đo ở cả 3 lần lặp lại của thí nghiệm mật độ và chất đáy; tiến hành đo 2 lần/ngày vào buổi sáng (6 giờ), buổi chiều (2 giờ) để bảo đảm con giống nghêu M. lyrata phát triển trong điều kiện môi trường tốt nhất.

* Phương pháp xác định tỷ lệ sống:

Trước khi tiến hành thí nghiệm đếm số lượng nghêu thả Đếm số nghêu thu được khi thu hoạch

Xác định tỷ lệ sống (%) bằng công thức:

Số nghêu thu hoạch + số nghêu lấy mẫu

SR = --- x 100% Tổng số nghêu thí nghiệm

* Phương pháp xác định tốc độ tăng trưởng:

Tốc độ tăng trưởng riêng theo ngày SGR(%.ngày-1) tính theo công thức của Ball & Jones (1960):

(LnL1 – LnL0) SGR =

∆t * 100%

Trong đó L0, L1 là chiều dài vỏ trung bình của con giống nghêu M. lyrata

lần lấy mẫu đầu và cuối (µm).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ ương và chất đáy đến sinh trưởng, tỷ lệ sống của nghêu bến tre (meretrix lyrata sowerby, 1851) giai đoạn ương con giống cấp 1 lên con giống cấp 2 tại miền bắc (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)