Trên thế giới, có nhiều tài liệu được công bố liên quan đến kết quả nghiên cứu sản xuất giống và nuôi nhuyễn thể hai mảnh vỏ nói chung và nghêu nói riêng. Các loài đã nghiên cứu thành công là hầu Thái Bình Dương (Crassostrea gigas), hầu đá Sedney (Saccostrea commercialis), nghêu dầu (Meretrix meretrix), nghêu mật (Meretrix lusoria), nghêu Manila (Mercenaria mercenaria).... Các công trình nghiên cứu về loài M. lyrata mới chỉ tập trung chủ yếu vào mô tả hình thái, phân loại, phân bố, như các công trình nghiên cứu của Shintaro Hirase (1939), Trưng Nhĩ (1965), Habe & CTV (1966); Garcia H.K (1968); Tetsuaki Kira (1976), Kappner & Bieler, (1997).
Các công trình nghiên cứu về kỹ thuật sản xuất nhân tạo loài M. lyrata
hầu hết dựa trên các công trình nghiên cứu sinh sản nhân tạo giống ngao M. meretrix của Loosanoff & Davis (1963); Galtsoff (1964); Sastry (1979); Mackie (1984); Eversole (1989) trong đó đề cập nhiều đến các biện pháp kích thích sinh sản nhân tạo ngao M.meretrix như gây sốc nhiệt, sốc độ muối, sử dụng ánh sáng mặt trời, dùng hóa chất serotonin (5 Hydroxytryto Amine) tiêm vào cơ chân ngao, xử lý ngâm dung dịch NH4OH...vv.
Năm 1989 Quayle & CTV nghiên cứu về đặc điểm sinh học và phương pháp sản xuất giống, nuôi một số loài ĐVTM và đã chỉ ra rằng biến đổi một số yếu tố môi trường theo mùa cũng góp phần kích thích quá trình thành thục và sinh sản nhân tạo một số loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ, trong đó có loài M. lyrata, từ đó các tác giả cho rằng yếu tố quan trọng là nhiệt độ và nồng độ muối.
xuân, khi nhiệt độ nước ấm dần lên, sau thời gian tích luỹ dinh dưỡng và phát triển tuyến sinh dục ở mùa đông. Con đực phóng tinh ra ngoài môi trường trước, tinh dịch đóng vai trò là như chất feromol kích thích con khác trong quần thể phóng trứng và tinh theo, trứng được thụ tinh bên ngoài môi trường nước. Kết luận của Whetstone & CTV (2005) cũng phù hợp với kết luận trước đó của Quayle & CTV (1989) vào mùa xuân nhiệt độ ấm áp hơn, độ mặn có chiều hướng thay đổi đã thúc đẩy quá trình phát triển của tuyến sinh dục. Vì vậy, trong thực tế sản xuất, việc tạo sự thay đổi các yếu tố môi trường được mô phỏng theo tự nhiên là phương pháp đang sử dụng để kích thích quá trình phát triển, sự chín của tuyến sinh dục và kích thích sinh sản đối với các đối tượng nhuyễn thể.
Theo Whetstone & CTV (2005) nghiên cứu nuôi vỗ nghêu Manila bố mẹ cho sinh sản nhân tạo hỗn hợp các loài tảo Isochrysis galbana, Nanochloropsis oculata, Chaetoceros gracilis, Tahitial isochrysis, với hàm lượng 1 lít/0,5 kg nghêu/1 giờ và so sánh với việc nuôi vỗ loài hầu Thái Bình Dương C. gigas đã phát hiện đối với nghêu Manila không có khả năng chuyển hóa glycogen dự trữ thành sản phẩm sinh dục trong thời gian nuôi vỗ, do vậy cần thiết phải bổ sung một lượng lớn hỗn hợp các loài tảo vào trong nguồn nước tự nhiên để nuôi vỗ nghêu.
Thức ăn là yếu tố quan trọng quyết định trong sản xuất giống loài nghêu M. lyrata, đảm bảo đủ số lượng và chất lượng tảo tốt để ương nuôi nghêu M.lyrata
sẽ cho tỷ lệ cao nghêu M. lyrata bố mẹ thành thục. Trong sản xuất giống theo hướng hàng hóa, sử dụng các loài tảo nuôi được để làm thức ăn cho ấu trùng và con giống nghêu M. lyrata thì thức ăn là yếu tố then chốt quyết định tỷ lệ sống của ấu trùng, con giống.
Ngao M. meretrix cũng cần thiết phải có lượng lớn hỗn hợp nhiều loài tảo để nuôi vỗ ngao bố mẹ. Tang & CTV (2006) cũng có cùng nhận định với Quayle & CTV, (1989) khi nghiên cứu sử dụng 5 loài tảo khác nhau làm thức ăn đơn và
phối hợp với nhau và cho thấy ở những lô cho ngao M. meretrix ăn hỗn hợp nhiều loài tảo thì tốc độ sinh trưởng và tỷ lệ sống của ngao M.meretrix cũng cao hơn.
Tuy nhiên theo Liu và CTV (2006) khi ương ấu trùng ngao M. meretrix có thể sử dụng tảo Chlorella sp thay thế 50% tảo Isochrysis spp để làm thức ăn cho ấu trùng nghêu mà không ảnh hưởng đến sinh trưởng, tỷ lệ sống và tỷ lệ biến thái của chúng.
Các nhà nghiên cứu của Trung Quốc đã nghiên cứu sâu hơn về mật độ ương nuôi một số loài có giá trị kinh tế cao như ngao M. meretrix, nghêu Manila, Ruditapes philippinarum điển hình như nghiên cứu của Liu & CTV (2006) nhằm xác định mật độ ấu trùng nghêu M. meretrix phù hợp trong ương nuôi. Thí nghiệm đã tiến hành ở các mật độ 5, 10, 20, 40 và 60 ấu trùng/ml, trong 8 ngày, từ giai đoạn ấu trùng chữ D-veliger đến ấu trùng chuyển giai đoạn xuống đáy (pediveliger). Kết quả cho thấy, tại mỗi thời điểm thu mẫu, ấu trùng ương ở mật độ cao nhất thì có kích thước nhỏ nhất và ngược lại. Sự sai khác này có ý nghĩa thống kê bắt đầu từ ngày ương nuôi thứ 2. Thời gian xuống đáy kéo dài và kích thước ấu trùng khi xuống đáy nhỏ hơn theo tỷ lệ nghịch với mật độ ương. Tuy nhiên, tỷ lệ sống (từ 74,8 -79,1%) lại không phụ thuộc vào mật độ ương nuôi ấu trùng. Trong thí nghiệm này, ở mật độ cao có thể phù hợp với ương nuôi ấu trùng. Nhưng nếu xét về hiệu quả kinh tế và mức độ an toàn thì tác giả khuyến cáo nên sử dụng mật độ 10 đến 20 ấu trùng/ml trong sản xuất ở quy mô lớn.
Nhận định của Liu & CTV (2006) cũng tương tự với nhận định của Yan & CTV (2006) khi nghiên cứu trên loài nhằm đánh giá sự ảnh hưởng mật độ ương nuôi ấu trùng sinh trưởng, tỷ lệ sống và biến thái của ấu trùng loài Ruditapes philippinarum. Kết quả nghiên cứu cho thấy ở các mật độ cao hơn sẽ thu được số lượng ấu trùng nhiều hơn, tuy nhiên tỷ lệ sống ở các lô mật độ cao thì lại thấp hơn, thời gian biến thái dài hơn do vậy tác giả này kết luận ở trong sản xuất quy
mô hàng hóa ương ở mật độ từ 5 – 10 con/ml sẽ thu được số lượng ấu trùng nhiều, có thời gian biến thái sớm hơn, tỷ lệ sống cao hơn.
Theo Zhuang & CTV (2004), tốc độ lọc (CR) và tốc độ tiêu hoá (IR) của nghêu M. meretrix theo hàm số mũ đối với kích thước cơ thể (W) của chúng, theo công thức CR=0,47 W0,63 và IR=0,95 W0,60. Kích thước cơ thể nghêu không ảnh hưởng tới hiệu quả lọc ở nhiệt độ 10, 16 và 220C, nhưng trong khoảng nhiệt độ này, hiệu suất lọc tăng theo sự tăng của nhiệt độ.
Baojun & CTV (2006) cũng đã tiến hành thí nghiệm bỏ đói ấu trùng nghêu M. meretrix trong thời gian dài để theo dõi sinh trưởng bù từ giai đoạn bắt đầu của phát triển, ở 250C. Kết quả chỉ ra rằng nghêu M. meretrix có thể sống trong thời gian dài không cho ăn, thậm chí chúng còn sống đến giai đoạn biến thái, mặc dù sự bỏ đói ảnh hưởng đến sinh trưởng. Kết quả này có thể khẳng định rằng nghêu M. meretrix có khả năng chịu đói thông qua việc sử dụng nguồn năng lượng khác. Điều này cho thấy sinh trưởng, tỷ lệ sống và tỷ lệ biến thái của nghêu M. meretrix còn bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác bên cạnh chất lượng và số lượng thức ăn.
Các yếu tố môi trường như nhiệt độ, độ mặn, ôxy hòa tan, các chất kim loại nặng, ánh sáng...vv trong sinh sản nhân tạo ĐVTM nói chung và trong sinh sản nghêu Meretrix sp nói riêng cũng rất quan trọng. Các yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của sản xuất giống ở quy mô lớn. Điều này đã được khẳng định trong các nghiên cứu của Quayle & CTV (1989); Whetstone & CTV (2005). Zhuang & CTV (2004) nhận định rằng chất đáy là yếu tố môi trường nhưng ảnh hưởng rất lớn đến sự phân bố của nghêu M. lyrata ngoài tự nhiên, trong sinh sản nhân tạo ngao M. meretrix nền đáy ảnh hưởng tới thời gian xuống đáy của ấu trùng, tỷ lệ sống của con giống. cũng nhận thấy nền đáy ảnh hưởng đáng kể đến biến thái của ấu trùng nghêu. Tuy nhiên theo Baojun & CTV (2006) hình dáng và kích thước hạt cát làm giá thể không ảnh hưởng đến tỷ lệ biến thái của chúng.
Theo Zhuang & CTV (2004) nền đáy cũng ảnh hưởng đến tốc độ lọc, tốc độ tiêu hoá thức ăn của ngao M. meretrix. Nghêu nuôi ở bể có nền đáy cát, tốc độ lọc, tốc độ tiêu hoá thức ăn cao hơn từ 2-3 lần so với chúng nuôi ở nơi đáy trơ (đáy bể). Ngao M. meretrix nuôi trong bể có đáy cát ở nhiệt độ 220C, thì tốc độ lọc và tiêu thụ thức ăn là cao nhất.
Baojun & CTV (2006) đã nghiên cứu chế độ chiếu sáng cho ngao M. meretrix và đưa ra kết luận điều kiện che mát một phần (cường độ ánh sáng từ 1000 – 5000 lx) và chế độ che mát toàn phần (cường độ ánh sáng < 500 lx) ấu trùng đều phát triển nhanh hơn so với điều kiện ánh sáng ngoài tự nhiên.
Theo Baojun & CTV (2006) chế độ thay nước trong ương nuôi với tỷ lệ 50% bể sau 2 ngày/lần là điều kiện tối ưu cho sự phát triển của ấu trùng nghêu và ấu trùng phát triển nhanh hơn trong điều kiện nước không qua lọc cát.
Độ mặn của nước trong quá trình sản xuất giống cũng hết sức quan trọng, mặc dù bản thân nghêu có thể điều chỉnh được áp suất thẩm thấu để thích nghi với môi trường. Baker & CTV (2007) nhận thấy đối với nghêu Manila, trong khoảng độ mặn từ 20 – 300/00 là khoảng phù hợp với chức năng sinh lý của chúng. Kết luận của Baker & CTV (2007) phù hợp với kết luận của các tác giả trước đó như Loosanoff & Davis (1963); Galtsoff (1964); Sastry (1979); Mackie (1984); Eversole (1989).
Trong khoảng độ mặn này, tốc độ lọc, thu nhận, hấp thụ thức ăn và các hoạt động khác của chúng diễn ra một cách tối đa nhất, riêng ở loài ngao M.meretrix đã được Zhuang & CTV (2005) chứng minh khi nhận thấy tốc độ biến thái của ấu trùng nghêu M. meretrix lại liên quan đến nhiệt độ nước theo hàm sỗ mũ.