Phương pháp bố trí thí nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ ương và chất đáy đến sinh trưởng, tỷ lệ sống của nghêu bến tre (meretrix lyrata sowerby, 1851) giai đoạn ương con giống cấp 1 lên con giống cấp 2 tại miền bắc (Trang 41 - 79)

3.4.1 Thí nghiệm mật độ ương

Thí nghiệm nhằm xác định mật độ thích hợp ương giống nghêu M. lyrata

giai đoạn con giống cấp 1 lên con giống cấp 2 tại miền Bắc cho tỷ lệ sống và tăng trưởng cao nhất.

Tiến hành bố trí ương nghêu giống trong các bể xi măng có thể tích 2m3 (diện tích đáy 2m2) đặt trong nhà có mái che, sử dụng chất đáy là cát bùn thu ngoài bãi triều của xã Giao Xuân nơi có phân bố nghêu tự nhiên.

Mật độ 1 (M1): 3.000 con/m2. Mật độ 2 (M2): 4.000 con/m2. Mật độ 3 (M3): 5.000 con/m2. Mật độ 4 (M4): 6.000 con/m2. Mật độ 5 (M5): 7.000 con/m2. Mật độ 6 (M6): 8.000 con/m2. Độ mặn duy trì 20-25‰.

Ấu trùng được cho ăn với hỗn hợp 3 loài tảo: Isochrysis galbana,

Nanochloropsis oculataChaetoceros mulleri, với tỷ lệ 1:1:1; cho ăn 4 lần/ngày với mật độ cho ăn là 100.000 tế bào/ml nước.

Tiến hành thay nước 1 lần/ngày, mỗi lần thay 30% nước trước thời điểm cho ăn.

Thí nghiệm được bố trí trong các bể xi măng 2m2 để trong nhà có mái che, nhiệt độ nước được điều chỉnh bằng heater điện khi cần để đảm bảo nhiệt độ ổn định ngày đêm trong khoảng 20-250C, nhiệt độ dao động ngày đêm không lớn hơn 20C.

Sơ đồ bố trí thí nghiệm mật độ:

Hình 3.2: Sơ đồ thí nghiệm mật độ ương giống nghêu M. lyrata

M 1-1 M 1-2 M 1-3 M 6-1 M 6-2 M 6-3

- Theo dõi các yếu tố môi trường.

- Tỷ lệ sống - Tốc độ tăng trưởng Tìm ra mật độ phù hợp nhất Nghêu M.lyrata giống cấp 1 Mật độ M2 Mật độ M3 Mật độ M1 Mật độ M4 Mật độ M5 Mật độ M6 M 3-1 M 3-2 M 3-3

3.4.2 Thí nghiệm về chất đáy

Thí nghiệm chất đáy được tiến hành sau khi đã tìm ra mật độ ương phù hợp nhất.

Thí nghiệm được tiến hành nhằm xác định tỷ lệ cát : bùn trong chất đáy dùng để ương nghêu M.lyrata từ con giống cấp 1 lên con giống cấp 2 phù hợp nhất.

Chất đáy được lấy từ bãi triều nơi có nghêu tự nhiên phân bố tại xã Giao Xuân, sau khi thu về, sẽ tiến hành lọc rửa, chia làm 2 phần: Phần cát và phần bùn; Tiến hành phối trộn theo tỷ lệ phần trăm trọng lượng cát : bùn khác nhau để làm thí nghiệm.

Trong thí nghiệm này nghêu M. lyrata giống cấp 1 được ương ở 6 loại chất đáy có tỷ lệ phần trăm trọng lượng cát/bùn khác nhau:

Đáy D1 có tỷ lệ cát : bùn = 90 : 10. Kích cỡ hạt cát khoảng 0,1-0,5mm, tạo nền đáy dày 1-2cm.

Đáy D2 có tỷ lệ cát : bùn = 70 : 30. Kích cỡ hạt cát khoảng 0,1-0,5mm, tạo nền đáy dày 1-2cm.

Đáy D3 có tỷ lệ cát : bùn = 50 : 50. Kích cỡ hạt cát khoảng 0,1-0,5mm, tạo nền đáy dày 1-2 cm.

Đáy D4 có tỷ lệ cát : bùn = 30 : 70. Kích cỡ hạt cát khoảng 0,1-0,5mm, tạo nền đáy dày 1-2 cm.

Đáy D5 có tỷ lệ cát : bùn = 10 : 90. Kích cỡ hạt cát khoảng 0,1-0,5mm, tạo nền đáy dày 1-2 cm.

Sơ đồ thí nghiệm chất đáy:

Hình 3.3: Sơ đồ thí nghiệm chất đáy ương giống nghêu M. lyrata

Đáy D1 D 1-1 D 1-2 D 1-3 D 3-1 D 3-2 D 3-3 D 5-1 D 5-2 D 5-3

- Theo dõi các yếu tố môi trường.

- Tỷ lệ sống - Tốc độ tăng trưởng Tìm ra chất đáy phù hợp Nghêu M.lyrata giống cấp 1 Đáy D2 Đáy D3 Đáy D4 Đáy D5

3.5 Phương pháp xác định các chỉ tiêu cần theo dõi

Các thí nghiệm được tiến hành trong 66 ngày và lặp lại 3 lần.

Cứ 3 ngày lại tiến hành thu 30 con giống nghêu M. lyrata trong mỗi lô để kiểm tra tốc độ tăng trưởng. Sử dụng kính hiển vi với vật kính 10, thị kính có gắn thước đo chia vạch đơn vị micromet để đo kích thước con giống.

Tỷ lệ sống được xác định vào lúc cuối thí nghiệm.

* Phương pháp đo các yếu tố môi trường

Xác định hàm lượng ôxy hòa tan, pH trong ao nuôi bằng máy đo đa chức năng HACH, sension 156. Đo độ mặn bằng khúc xạ kế.

Các yếu tố môi trường trong thí nghiệm được đo ở cả 3 lần lặp lại của thí nghiệm mật độ và chất đáy; tiến hành đo 2 lần/ngày vào buổi sáng (6 giờ), buổi chiều (2 giờ) để bảo đảm con giống nghêu M. lyrata phát triển trong điều kiện môi trường tốt nhất.

* Phương pháp xác định tỷ lệ sống:

Trước khi tiến hành thí nghiệm đếm số lượng nghêu thả Đếm số nghêu thu được khi thu hoạch

Xác định tỷ lệ sống (%) bằng công thức:

Số nghêu thu hoạch + số nghêu lấy mẫu

SR = --- x 100% Tổng số nghêu thí nghiệm

* Phương pháp xác định tốc độ tăng trưởng:

Tốc độ tăng trưởng riêng theo ngày SGR(%.ngày-1) tính theo công thức của Ball & Jones (1960):

(LnL1 – LnL0) SGR =

∆t * 100%

Trong đó L0, L1 là chiều dài vỏ trung bình của con giống nghêu M. lyrata

lần lấy mẫu đầu và cuối (µm).

3.6 Phương pháp xử lý số liệu

Ghi chép đầy đủ các số liệu thu được trong quá trình thí nghiệm. Các số liệu được phân tích và xử lý trên phần mềm Excel. Các giá trị trung bình kèm theo độ lệch chuẩn (SD). Phân tích ANOVA sự sai khác kết quả giữa các nghiệm thức và so sánh dựa trên giá trị sai khác nhỏ nhất (LSD).

PHẦN IV - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1 Kết quả theo dõi một số yếu tố môi trường trong quá trình thí nghiệm

Theo dõi các yếu tố môi trường trong các bể thí nghiệm của nghiệm thức mật độ và chất đáy cho kết quả ở bảng 4.1.

Bảng 4.1: Kết quả theo dõi các yếu tố môi trường trong quá trình thí nghiệm

pH Nhiệt độ (0C)

Đợt TN

Các

giá trị Sáng Chiều Sáng Chiều

DO (mg/l) Độ mặn (‰) Max 7,90 8,10 26,50 28,50 5,89 25,50 Min 7,59 7,78 24,00 25,50 5,56 23,00 Đợt 1 TB 7,76±0,06a 7,79±0,08b 25,49±0,70c 27,07±0,67d 5,68±0,10e 24±0,83f Max 7,94 8,21 26,50 28,50 5,99 25,5 Min 7,61 7,17 24,00 25,50 5,15 23,00 Đợt 2 TB 7,79±0,09a 8,02±0,14b 25,49±0,70c 27,07±0,67d 5,54±0,20e 24±0,83f Max 7,93 8,23 28,50 29,50 5,83 23,50 Min 7,60 7,98 25,00 26,50 5,12 22 Đợt 3 TB 7,80±0,10a 8,10±0,07b 26,76±0,78c 28,23±0,71d 5,53±0,19e 23±0,43f

Số liệu trình bày là giá trị trung bình ±SD. Các chữ cái khác nhau a, b, c, d, e, f ở cùng một cột thể hiện sự khác nhau có ý nghĩa thống kê (P<0,05)

Do thí nghiệm được bố trí trong các bể 2m3 đặt trong nhà có mái che, nước được thay 2 ngày/lần, oxy hòa tan được cấp liên tục bởi hệ thống sục khí và quá trình khuếch tán từ không khí nên hàm lượng oxy hòa tan trong các bể thí nghiệm luôn cao, dao động từ 5,12-5,99mg/l. Hàm lượng oxy hòa tan trung bình các đợt như sau: đợt 1 đạt 5,68±0,10emg/l; đợt 2 đạt 5,54e±0,20mg/l; đợt 3 đạt 5,53±0,19emg/l. Ngưỡng oxy hòa tan thích hợp cho sự phát triển của nghêu M.

lyrata là 4-6mg/l (Rubi, 2000) thì mức oxy hòa tan như đã trình bày ở bảng trên là hoàn toàn phù hợp cho sự phát triển của con giống nghêu M.lyrata.

Trong thí nghiệm này, nhiệt độ cũng là một trong những yếu tố môi trường phi thí nghiệm, vì vậy yếu tố này cũng được theo dõi và kiểm soát chặt

chẽ nhằm đảm bảo sự phát triển bình thường của con giống nghêu Bến Tre M. lyrata. Theo kết quả đã trình bày trong bảng trên nhiệt độ nước thấp nhất vào buổi sáng là 240C, nhiệt độ nước cao nhất buổi chiều đạt 28,50C, dao động nhiệt độ sáng, chiều khoảng 1-2,50C không gây sốc cho nghêu giống. Theo Rubi (2000) nhiệt độ thích hợp cho nghêu M. lyrata sinh trưởng tốt là từ 24-320C, vì vậy với khoảng nhiệt độ nước trung bình từ 25,49±0,70c – 28,23±0,71d (0C) nằm trong ngưỡng nhiệt độ thích hợp.

Nhiệt độ cũng là một trong những yếu tố môi trường khác biệt giữa miền Nam và miền Bắc Việt Nam, tuy nhiên vào các tháng 5,6,7 nhiệt độ miền Bắc đạt cao nhất. Theo Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia (2011) nhiệt độ không khí các tháng này ở các tỉnh miền Bắc dao động trong khoảng 22-340C, trung bình đạt 270C thuận lợi nhất cho vụ sản xuất chính sản xuất giống và nuôi nghêu bến tre M. lyrata tại miền Bắc.

Độ mặn vùng bờ biển các tỉnh ven biển miền Bắc nói chung biến động theo mùa và làm thay đổi môi trường sống của nghêu M.lyrata phân bố ngoài tự nhiên. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, độ mặn vùng cửa sông thấp thường từ 5-15‰. Trong thí nghiệm này, độ mặn được duy trì trong khoảng 22-25‰. Theo Nguyễn Tác An & Nguyễn Văn Lục (1994) thì khoảng độ mặn này nằm trong ngưỡng phù hợp để nghêu M. lyrata phát triển tốt. Độ mặn tuy có sự chênh lệch nhỏ giữa các đợt lặp lại của thí nghiệm, cụ thể độ mặn trung bình đợt 1 và 2 là 24±0,83f ‰, đợt 3 là 23±0,43f ‰ , nhưng độ mặn là ổn định trong cùng một đợt thí nghiệm. Nghêu M. lyrata ngoài tự nhiên thường di chuyển khi nước biển có độ mặn thay đổi lớn, chúng thường tiết chất nhờn bao quanh làm tỷ trọng nhỏ hơn nước biển, nổi lên và di chuyển. Nhưng trong các lô thí nghiệm đều không quan sát thấy hiện tượng này xảy ra. Điều đó chứng tỏ các yếu tố độ mặn là phù hợp cho nghêu M.lyrata sinh trưởng và phát triển tốt.

4.2 Kết quả theo dõi sinh trưởng & Tỷ lệ sống của con giống nghêu M. lyrata ương từ giai đoạn giống cấp 1 lên cấp 2 ở các mật độ khác nhau lyrata ương từ giai đoạn giống cấp 1 lên cấp 2 ở các mật độ khác nhau

4.2.1 Kết quả theo dõi sinh trưởng của con giống nghêu M. lyrata ương từ

giai đoạn giống cấp 1 lên cấp 2 ở các mật độ khác nhau

Theo Hardy (1991) sự sinh trưởng của nghêu M. lyrata nói riêng và Bivalvia nói chung là sự tăng lên của cả phần vỏ và phần thân mềm. Tuy nhiên ở giai đoạn con giống việc xác định sinh trưởng phần thân mềm là rất khó, vì vậy trong nghiên cứu này việc xác định sinh trưởng chỉ dựa vào việc đo, xác định tăng trưởng chiều dài vỏ nghêu.

Kết quả sau khi tiến hành thí nghiệm ương nghêu M. lyrata ở các nghiệm thức mật độ khác nhau được tổng hợp trong Bảng 4.2.

Bảng 4.2: Kết quả theo dõi sinh trưởng của nghêu M. lyrata ương từ giai đoạn giống cấp 1 lên cấp 2 ở các mật độ khác nhau

Kích thước nghêu ở các nghiệm thức mật độ (đơn vị: µm)

Lần đo M1 M2 M3 M4 M5 M6 1 885,46±0,27a 885,37±0,29a 885,49±0,39a 885,34±0,25a 885,48±0,17a 885,43±0,44a 2 956,91±0,89a 955,57±1,07b 954,87±0,26b 954,36±0,36b 954,79±0,16b 956,51±0,41b 3 1027,81±2,57a 1024,54±1,23b 1024,08±0,30b 1023,24±0,96b 1024,05±0,23b 1025,06±1,11b 4 1093,90±3,24a 1091,83±1,25b 1092,41±0,24b 1091,55±0,95b 1092,34±0,20b 1091,53±5,32b 5 1166,34±3,81a 1161,83±1,80b 1161,67±0,24b 1161,07±0,52b 1161,60±0,14b 1163,78±0,91b 6 1232,51±2,53a 1230,13±1,50b 1229,95±0,28b 1228,79±1,40b 1229,85±0,15b 1221,41±0,59c 7 1305,16±4,47a 1300,06±1,81b 1299,95±0,29b 1297,83±1,76b 1298,78±0,72b 1290,95±0,18c 8 1376,70±2,95a 1370,58±3,72b 1370,04±0,30b 1367,81±1,80b 1368,00±0,69b 1350,09±1,02c 9 1445,01±5,54a 1440,37±1,57b 1440,03±0,30b 1437,63±2,15b 1437,19±0,65b 1420,21±0,41c 10 1515,50±4,00a 1510,46±2,45b 1509,99±0,36b 1507,42±2,38b 1506,45±0,62b 1502,17±0,37c 11 1586,07±2,99a 1581,05±2,44b 1579,87±0,34b 1577,63±1,82b 1575,70±0,67b 1534,02±1,20c 12 1656,20±4,89a 1650,15±1,87b 1649,87±0,43b 1647,84±1,01b 1644,97±0,71b 1640,41±0,59c 13 1728,51±2,54a 1720,19±2,70b 1719,88±0,42b 1717,50±1,03b 1714,23±0,68b 1705,76±1,13c 14 1812,26±11,06a 1791,41±2,49b 1790,75±0,42b 1787,98±2,03b 1783,98±1,53b 1757,27±7,79c 15 1886,72±9,77a 1861,51±2,51b 1861,71±0,41b 1858,93±2,12b 1854,09±2,29b 1826,33±9,13c 16 1966,91±14,89a 1933,83±1,81b 1933,71±0,51b 1929,87±1,85b 1923,59±2,70b 1888,44±14,73c 17 2036,97±15,29a 2008,30±2,09b 2007,20±0,52b 2002,97±2,17b 1997,78±2,02b 1980,08±12,09c 18 2143,37±32,36a 2081,61±1,82b 2080,67±0,55b 2077,62±1,61b 2067,79±2,02b 2053,05±8,86c 19 2196,38±10,13a 2155,90±1,86b 2156,16±0,53b 2152,65±1,54b 2143,28±2,03b 2113,88±14,13c 20 2277,46±13,46a 2232,60±3,40b 2231,66±0,53b 2228,13±1,58b 2218,77±2,00b 2170,11±32,61c 21 2354,50±7,84a 2320,66±6,23b 2324,80±7,35b 2302,51±3,48b 2294,05±2,43b 2251,73±26,86c 22 2434,41±10,55a 2419,66±3,77a 2411,72±5,68a 2359,68±7,24b 2369,89±1,96b 2310,25±32,05c

Số liệu trình bày là giá trị trung bình ±SD. Các chữ cái khác nhau a, b, c ở cùng một hàng thể hiện sự khác nhau có ý nghĩa thống kê (P<0,05)

Kết quả trình bày ở Bảng 4.2 cho thấy sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05) về tăng trưởng chiều dài vỏ bắt đầu từ lần đo thứ 2 (sau 3 ngày thí nghiệm), theo đó kích thước chiều dài vỏ nghêu M. lyrata ở nghiệm thức M1 (956,91±0,89aµm) lớn nhất. Nghêu M. lyrata ở các nghiệm thức còn lại không có sai khác có ý nghĩa thống kê về kích thước. Sau 18 ngày thí nghiệm, nghêu

M. lyrata ở nghiệm thức M1 có chiều dài vỏ đạt lớn nhất (1232,51±2,53aµm), nghêu M.lyrata ở nghiệm thức M6 có chiều dài vỏ nhỏ hơn có ý nghĩa thống kê so với chiều dài vỏ nghêu thí nghiệm ở các nghiệm thức còn lại. Kích thước nghêu M. lyrata ở các nghiệm thức M2, M3, M4 và M5 không có sai khác thống kê. Điều này hoàn toàn phù hợp với thực tế vì khi ương nghêu M. lyrata ở mật độ M6 (8000con.m-2) nghêu M. lyrata có hiện tượng chồng lấn lên nhau, những nghêu ở phía dưới sẽ khó khăn hơn khi phải cạnh tranh về thức ăn, dưỡng khí và không gian sống. Tuy nhiên ở các nghiệm thức mật độ ương khác nhau M2, M3, M4 và M5 kết quả đo chiều dài vỏ nghêu M. lyrata ở các nghiệm thức này cho thấy kích thước sai khác nhau không có ý nghĩa thống kê (P<0,05) từ khi bắt đầu thí nghiệm đến ngày ương thứ 60 của thí nghiệm.

Kết thúc 66 ngày thí nghiệm, kích thước nghêu ở các nghiệm thức M1, M2, M3 lớn nhất và không có sai khác về ý nghĩa thống kê ở các nghiệm thức này; Kích thước nghêu ở 2 nghiệm thức M4 và M5 tương tự nhau (M4: 2359,68±7,24bµm; M5: 2369,89±1,96bµm) trong khi nghêu ở nghiệm thức M6 có kích thước nhỏ nhất (2310,25±32,05cµm).

Kết quả so sánh về tốc độ tăng trưởng riêng theo ngày của các nghiệm thức trình bày ở Bảng 4.3

Bảng 4.3: Tốc độ tăng trưởng riêng theo ngày của nghêu ương từ giai đoạn giống cấp 1 lên cấp 2 ở các mật độ khác nhau

Mật độ M1 M2 M3 M4 M5 M6

KTBĐ (đơn vị µm) 885,46±0,27a 885,37±0,29a 885,28±0,15a 885,42±0,29a 885,44±0,23a 885,42±0,44a

KTCC (đơn vị µm) 2434,41±10,55a 2419,66±3,77a 2411,72±5,68a 2359,68±7,24b 2369,89±1,96b 2310,25±32,05c

SGR (%.ngày-1) 1,53a 1,52a 1,52a 1,50b 1,49b 1,45±0,02c

Số liệu trình bày là giá trị trung bình ±SD. Các chữ cái khác nhau a, b, c, d, e, f ở cùng một cột thể hiện sự khác nhau có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Chú thích:

KTBĐ: Kích thước nghêu khi bắt đầu thí nghiệm KTCC: Kích thước nghêu khi kết thúc thí nghiệm

So sánh tốc độ tăng trưởng của nghêu ở các mật độ ương khác nhau cho thấy tốc độ tăng trưởng chiều dài chậm hơn ở các nghiệm thức ương với mật độ cao so với các nghiệm thức ương với mật độ thấp. Cụ thể, sau 66 ngày thí nghiệm nghêu ở mật độ M1, M2, M3 đạt kích thước trung bình lần lượt là 2434,41±10,55aµm, 2419,66±3,77aµm, 2411,72±5,68aµm; tốc độ tăng trưởng riêng theo ngày ở 3 nghiệm thức này là tương đương nhau (1,52 (%.ngày-1)

Nghêu ở các nghiệm thức M4 và M5 có kích thước lúc kết thúc thí nghiệm lần lượt là 2359,68±7,24bµm và2369,89±1,96bµm, tốc độ tăng trưởng riêng theo ngày đạt 1,50 (%.ngày-1).

Nghêu ở nghiệm thức M6 (8000 con.m-2) có kích thước trung bình thời điểm kết thúc thí nghiệm nhỏ nhất (2310,25±32,05cµm), tăng trưởng riêng theo ngày đạt 1,45±0,02c(%.ngày-1).

Như vậy, mật độ ương có ảnh hưởng đến sinh trưởng của nghêu và mật độ thích hợp cho ương nghêu giai đoạn giống cấp 1 lên cấp 2 nên duy trì trong khoảng 3000-5000con.m-2 để đảm bảo cho nghêu tăng trưởng, có thể ương ở mật độ cao hơn nhưng không quá 7000con.m-2. Điều này theo Lubet (1959), khi mật độ quần thể các loài nhuyễn thể 2 mảnh vỏ (hàu, sò, nghêu, vẹm…) tăng lên

thì tốc độ sinh trưởng giảm do khả năng cung cấp dinh dưỡng cho các cá thể giảm. Việc tăng về số lượng cá thể sẽ làm gia tăng cạnh tranh về thức ăn và các yếu tố môi trường sống như hàm lượng ôxy hoà tan, cũng như gia tăng quá trình đào thải, tích tụ… Theo tác giả Yan (2006) những yếu tố này sẽ cản trở tới sinh trưởng của nghêu.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ ương và chất đáy đến sinh trưởng, tỷ lệ sống của nghêu bến tre (meretrix lyrata sowerby, 1851) giai đoạn ương con giống cấp 1 lên con giống cấp 2 tại miền bắc (Trang 41 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)