Tình hình nuôi nghêu tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ ương và chất đáy đến sinh trưởng, tỷ lệ sống của nghêu bến tre (meretrix lyrata sowerby, 1851) giai đoạn ương con giống cấp 1 lên con giống cấp 2 tại miền bắc (Trang 35 - 40)

Ở Việt Nam, nghề nuôi ĐVTM xuất hiện từ những năm 1960 nhưng được phát trển mạnh mẽ trong vòng hơn 15 năm qua. Tuy nhiên nghề nuôi ĐVTM đã mang lại nguồn thu lớn, không chỉ góp phần cải thiện sinh kế cho cộng đồng cư dân nghèo mà còn thúc đẩy sự phát triển kinh tế cho các địa phương (Bộ NN&PTNT, 2010).

Theo Nguyễn Thị Xuân Thu (2011), các đối tượng nuôi phổ biến hiện nay là hầu Thái Bình Dương (Crassostrea gigas), hầu cửa sông (Crassostrea rivularis), tu hài (Lutraria philippinarum), vẹm xanh (Perna viridis) trai ngọc (Pinctada sp), trai ngọc nước ngọt (Hyriopsis sp), ngao dầu (Meretrix meretrix) và nghêu Bến Tre (Meretrix lyrata). Ở miền Nam, chủ yếu nuôi 3 đối tượng là nghêu (Meretrix lyrata) ở Bến Tre, Tiền Giang và sò huyết (Anadara granosa) ở Kiên Giang và hầu tròn Belcheri (Crassostrea belcheri) ở Cần Giờ, Đồng Nai, Vũng Tàu.

Theo Trương Quốc Phú (1998), từ năm 1982 nghề nuôi nghêu M. lyrata

phát triển mạnh mẽ, thu hút được nhiều nguồn đầu tư từ các doanh nghiệp tư nhân và hợp tác xã tham gia. Theo thống kê Bộ NN&PTNT, hiện nay sản phẩm nghêu M. lyrata được xuất sang hơn 10 nước và vùng lãnh thổ, thị trường lớn nhất là Nhật vì nghêu M. lyrata là thức ăn truyền thống của người Nhật. Bên cạnh đó còn các nước nhập khẩu lớn khác như Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Thái Lan và nước có tiềm năng phát triển như Mỹ.

Theo Bộ NN&PTNT (2011) những nguyên nhân chính để nghêu M. lyrata

được xem là đối tượng nuôi chủ lực hiện nay ở Việt Nam là do có giá trị kinh tế cao, thị trường xuất khẩu rộng lớn. và đáp ứng được tiêu chuẩn HACCP (Hazard Analysis Critical Control Point) của các nước nhập khẩu. Đặc biệt vùng nuôi

(Marine Stewardship Council) nên được nhiều nước chú ý. Bên cạnh đó, kỹ thuật nuôi nghêu M. lyrata khá đơn giản, phù hợp với trình độ canh tác của người dân. Ngoài ra theo các nghiên cứu gần đây cho thấy, nghêu M. lyrata là đối tượng ăn lọc, có khả năng làm sạch môi trường và sinh trưởng tốt trong điều kiện ao đầm, nơi không chịu ảnh hưởng bởi chế độ thuỷ triều. Đây là những cơ sở để thúc đẩy nghề nuôi nghêu M. lyrata phát triển nhằm mục đích nâng cao sản lượng, cũng như góp phần làm sạch môi trường ao nuôi. Theo Cục Nuôi trồng Thuỷ sản (2010) tổng diện tích nuôi nghêu M. lyrata trên cả nước năm 2010 là 17.722 ha, sản lượng ước đạt 86.031 tấn.

Theo Bộ NN&PTNT (2010) ở khu vực phía Nam, vùng khai thác và phân bố tự nhiên của nghêu M. lyrata khoảng 12.000 ha kéo dài dọc theo vùng ven biển từ huyện Cần Giờ (Thành phố Hồ Chí Minh) tới Cà Mau, tập trung nhất là vùng ven biển thuộc tỉnh Tiền Giang (Gò Công Đông), Bến Tre (Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú) và Trà Vinh (Cầu Ngang, Duyên Hải). Năm 2010, do nguồn cung cấp nghêu giống tự nhiên ở các tỉnh Bến Tre, Tiền Giang, Trà Vinh, Kiên Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng giảm, nên vùng nuôi tại khu vực cửa sông bị thu hẹp, hiện chỉ còn khoảng 10.800ha, giảm 1.193ha so với năm 2008. Do vậy, các tỉnh hiện đang ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất, phấn đấu đạt năng suất ít nhất 7 tấn/ha, sản lượng nghêu đạt 114.500 tấn, sò huyết đạt 25.500 tấn. Bên cạnh đó là nhân rộng mô hình nuôi nghêu bền vững sang những vùng có nguồn lợi nghêu phong phú; thực hiện các dự án nghiên cứu khoa học về sản xuất nhân tạo giống nghêu, nhằm đáp ứng đủ nhu cầu phát triển của toàn vùng cũng như cung cấp cho các tỉnh khác trong nước trong những năm tới.

Bảng 2.4: Diện tích & Sản lượng nghêu nuôi tại các tỉnh miền Bắc

Tỉnh Diện tích (ha) Sản lượng

(tấn/năm) Nam Định 1.500 17.000 Thái Bình 800 6.800 Hải Phòng 600 5.000 Quảng Ninh 450 4.000 Thanh Hóa 200 2.000 Nguồn:Bộ NN&PTNT, 2010.

Từ năm 1996, nghêu M.lyrata được một số ngư dân Nam Định chuyển từ miền Nam ra Nam Định nhằm tìm kiếm loài nuôi mới có khả năng chống chịu với điều kiện thời tiết, khí hậu khắc nghiệt hơn so với loài bản địa. Diện tích vùng nuôi và sản lượng nghêu M. lyrata nuôi tăng nhanh sau đó và hầu hết các vùng nuôi đã chuyển sang nuôi nghêu M. lyrata thay vì nghêu bản địa M. meretrixM. lusoria.

Theo thống kê của Bộ NN&PTNT (2010), hiện nay Nam Định là địa phương có diện tích nuôi nghêu lớn nhất miền Bắc, với hơn 1.500 ha bãi triều thuộc hai huyện Giao Thủy và Nghĩa Hưng, trong đó diện tích nuôi nghêu M. lyrata của huyện Giao Thủy là 1.400ha. Tại Nam Định nuôi nghêu đã trở thành sinh kế mang lại thu nhập đáng kể cho người dân, góp phần xoá đói, giảm nghèo đồng thời có tác động tích cực bảo vệ và phát triển các vùng sinh thái tự nhiên. Vì những lợi ích to lớn trên mà hoạt động này cũng đã nhận được sự ủng hộ của các tổ chức trong nước và quốc tế như Trung tâm Bảo tồn Sinh vật biển và Phát triển Cộng đồng (MCD), Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 1 (RIA1).

Các tỉnh ven biển miền Bắc bên cạnh những thuận lợi như có diện tích bãi triều, bãi gần cửa sông, nguồn thức ăn phong phú thích hợp cho nghêu M.lyrata

sinh trưởng và phát triển, nghề nuôi nghêu tại các tỉnh miền Bắc nói chung cũng đang đứng trước những khó khăn, thách thức đó là:

- Miền Bắc thường hứng chịu những đợt gió mùa Đông Bắc, mùa đông thường diễn ra kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ thường thấp 10-170C. Với ngưỡng nhiệt độ thấp sẽ làm chậm quá trình sinh trưởng và phát triển của nghêu M. lyrata. Mùa vụ sản xuất giống nghêu M. lyrata chỉ tập trung trong khoảng 3 tháng từ cuối tháng 5 đến hết tháng 8, khi nhiệt độ đã cao đạt trung bình 25-300C. Cũng chính thời vụ sản xuất giống nghêu

M.lyrata, ở miền Bắc hay xảy ra mưa rào làm ảnh hưởng đến chất lượng nghêu M. lyrata bố mẹ tham gia sinh sản, ảnh hưởng xấu đến con giống, đặc biệt những trại giống cho đẻ nghêu M. lyrata ngoài đầm không có mái che, nghêu M. lyrata mới xuống đáy gặp mưa rất dễ bị chết gây thiệt hại lớn cho trại sản xuất giống. Các tỉnh như Quảng Ninh, Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình, Thanh Hóa cũng thường xuyên chịu đựng các cơn bão (trung bình 5-7 cơn bão/năm) gây thiệt hại lớn cho Nuôi trồng Thủy sản nói chung và nuôi nghêu M.lyrata nói riêng.

- Các tỉnh Nam Định, Thái Bình có diện tích bãi bồi cửa sông rất lớn, đây cũng là khu vực nghêu M. lyrata bố mẹ sinh sản ngoài tự nhiên. Tuy nhiên những năm gần đây hiện tượng ô nhiễm do nước thải mà dòng nước sông mang theo đổ ra khu vực cửa sông đã làm ô nhiễm chất lượng nước, nền đáy khu vực bãi bồi gần cửa sông ảnh hưởng xấu đến phân bố nguồn lợi thủy sản tự nhiên, sức khỏe của động vật thủy sản được nuôi bằng nguồn nước đó.

- Trong những năm gần đây, bệnh trên nghêu M.lyrata bùng phát làm cho nghêu nuôi chết cục bộ với số lượng nhiều tại các tỉnh Nam Định, Thái Bình gây thiệt hại rất lớn về kinh tế. Viện NCNTTS1 đã tiến hành thu mẫu, xét nghiệm phát hiện sự hiện diện của ký sinh trùng đơn bào nội ký sinh Perkinsus sp, là loại ký sinh trùng thường gây chết trong điều kiện nhiệt độ và độ mặn cao.

Tóm lại, Nghêu M. lyrata là một trong những đối tượng nuôi chủ lực hiện nay ở Việt Nam do có giá trị kinh tế cao, thị trường xuất khẩu rộng lớn. Bên

cạnh đó, kỹ thuật nuôi nghêu M.lyrata khá đơn giản, phù hợp với trình độ canh tác của người dân. Ngoài ra theo các nghiên cứu gần đây cho thấy, nghêu M. lyrata là đối tượng ăn lọc, có khả năng làm sạch môi trường và sinh trưởng tốt trong điều kiện ao đầm, nơi không chịu ảnh hưởng bởi chế độ thuỷ triều. Tuy nhiên những nghiên cứu về nghêu M.lyrata còn hạn chế, quy trình kỹ thuật nuôi nghêu còn chưa được hoàn thiện, người dân chủ yếu nuôi theo hình thức quảng canh cải tiến, nguồn cung cấp con giống nghêu chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường, vấn đề dịch bệnh diễn biến khá phức tạp...Vì vậy, cần có thêm nhiều các nghiên cứu nhằm hoàn thiện quy trình sản xuất giống nghêu M. lyrata theo hướng sản xuất hàng hóa, các nghiên cứu về bệnh.

PHẦN III - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ ương và chất đáy đến sinh trưởng, tỷ lệ sống của nghêu bến tre (meretrix lyrata sowerby, 1851) giai đoạn ương con giống cấp 1 lên con giống cấp 2 tại miền bắc (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)