Tình hình nghiên cứu sản xuất giống nghêu tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ ương và chất đáy đến sinh trưởng, tỷ lệ sống của nghêu bến tre (meretrix lyrata sowerby, 1851) giai đoạn ương con giống cấp 1 lên con giống cấp 2 tại miền bắc (Trang 29 - 35)

Ở Việt Nam, kỹ thuật sinh sản nhân tạo nghêu (Meretrix sp) được biết đến từ năm 2003, do Viện nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản I và II tiến hành, dựa trên việc nghiên cứu thành công kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo một số loài

Garcia H.K (1968); Tetsuaki Kira (1976), Kappner & Bieler, (1997) và những nghiên cứu về đặc điểm sinh học, kỹ thuật sinh sản nhân tạo loài ngao M. meretrix của các tác giả như Loosanoff & Davis (1963); Galtsoff (1964); Sastry (1979); Mackie (1984); Eversole (1989).

Hiện nay ở Việt Nam cũng đã có một số nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh sản nhân tạo loài M. meretrix như nghiên cứu của Dương Văn Hiệp (2005); Trương Văn Thượng (2007); Vũ Đình Thịnh (2008). Các nghiên cứu về sinh sản nhân tạo nghêu M. lyrata cũng nhiều hơn do đây là loài đối tượng chủ lực, có giá trị cao tại Việt Nam. Điển hình là các nghiên cứu của Trương Quốc Phú (1998) về một số đặc điểm sinh học, sinh hoá và kỹ thuật nuôi nghêu Meretrix lyrata đạt năng suất cao. Nghiên cứu của Nguyễn Hữu Phụng (1996) về đặc điểm sinh học và kỹ thuật ương nuôi nghêu M. lyrata. Tài liệu kỹ thuật sản xuất giống và nuôi nghêu M. lyrata của Trung tâm bảo tồn tài nguyên biển MCD (2007). Tài liệu kỹ thuật sản xuất giống nghêu M. lyrata của Chu Chí Thiết và Skumar, 2008.

Tuy nhiên nhìn chung sản lượng con giống sản xuất được còn ít, giá thành sản phẩm cao, chưa đáp ứng được yêu cầu của nghề nuôi thương phẩm. Ngoài ra, sự khác nhau giữa các vùng miền với đặc trưng khí hậu, thời tiết khác nhau cũng cần phải có những nghiên cứu riêng biệt để hoàn thiện quy trình sản xuất cho phù hợp. Các nghiên cứu của các tác giả trước đây sẽ cung cấp những thông tin, kiến thức cơ bản làm cơ sở cho những nghiên cứu tiếp theo về sinh học sinh sản, công nghệ sản xuất giống nghêu M. lyrata quy mô sản xuất hàng hóa ở miền Bắc.

Theo Trương Quốc Phú (1998), nghêu M. lyrata phân tính đực cái riêng biệt. Trong quần thể tự nhiên, tỷ lệ đực/cái của nghêu thay đổi theo thời gian. Số cá thể đực tăng trong mùa sinh sản, nhưng số cá thể cái lớn hơn nhiều trong thời gian trước và sau mùa sinh sản. Nguyên nhân của sự thay đổi tỷ lệ giới tính cũng như tỷ lệ tuyến sinh dục lưỡng tính theo thời gian có thể là do sự khác nhau về

tốc độ phát triển của tuyến sinh dục đực và cái. Thường thì tuyến sinh dục cái có thời gian phát triển dài hơn do phải tích luỹ vật chất dinh dưỡng cho quá trình tạo noãn hoàng, trong khi tuyến sinh dục đực không phải tích luỹ nhiều vật chất dinh dưỡng nên thời gian phát triển nhanh hơn. Đây là hiện tượng phát triển lệch pha ở các quần thể có số lượng cá thể lớn, đặc biệt trong thời gian sớm của mùa vụ sinh sản. Ngoài ra, trong quần thể cũng xuất hiện một số cá thể không xác định được giới tính (6,82% số mẫu phân tích), tỷ lệ này giảm trong mùa sinh sản và ngược lại. Cũng theo Trương Quốc Phú (1998), nghêu kích thước 1,6cm (500mg) sau 12 tháng nuôi đạt trung bình 3,5cm, có thể thành thục và tham gia sinh sản đầu tiên. Sức sinh sản tuyệt đối của nghêu đạt từ 2.747.000 đến 4.031.000 trứng/cá thể.

Theo Nguyễn Hữu Phụng (1996), khi nghiên cứu về đặc điểm sinh học và kỹ thuật ương nuôi nghêu M. lyrata đã phân tích được thành phần thức ăn chính của nghêu vùng Trà Vinh là mùn bã hữu cơ chiếm từ 75-90%, tảo chiếm từ 10- 25%. Trong thành phẩn tảo thì tảo silic chiếm 90-95%, tảo giáp chiếm 3,3-6,6%, còn lại là tảo lam, tảo lục, tảo vàng ánh chiếm 0,8-1%. Kết quả nghiên cứu của Trương Quốc Phú (1998) khi nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh hoá và kỹ thuật nuôi nghêu M. lyrata đã xác định được thành phần thức ăn trong dạ dày nghêu tại vùng biển Tân Thành cũng cho thấy hàm lượng mùn bã hữu cơ, chiếm 78,82 – 90,38%, thực vật phù du chiếm tỷ lệ 9,62 – 21,18%, với 44 loài khác nhau. Trong thành phần tảo, đa số là tảo silíc Bacillariophyta (chiếm 93,18%) với một số giống thường gặp là Coscinodiscus, Cycltella, Nitzschia… tảo giáp chiếm 2,27% và tảo lam chiếm 4,55%. Đây là thông tin quan trọng, là cơ sở để nghiên cứu loại thức ăn và dinh dưỡng phù hợp cho nghêu trong việc nghiên cứu xuất giống, đặc biệt là công nghệ sản xuất ở quy mô đại trà.

Nguyễn Ngọc Lâm & CTV (1994) đã nghiên cứu và chỉ ra rằng khả năng lọc thức ăn của nhóm nghêu M. lyrata có kích thước nhỏ lọc tốt hơn nhóm

Nghiên cứu của Như Văn Cẩn & CTV (2005) cũng cùng đưa đến kết luận với Nguyễn Ngọc Lâm & CTV (1994) khi thực hiện thí nghiệm so sánh và nhận thấy tốc độ tăng trưởng chậm hơn của nghêu M. lyrata ở những lô thí nghiệm kích cỡ có chiều dài vỏ là 1,7cm so với những lô có kích cỡ chiều dài vỏ 1cm.

Như vậy ở giai đoạn còn non tốc độ tăng trưởng nhanh hơn các giai đoạn sau. Điều này đã được Trần Quang Minh, 1999 & Ngô Trọng Lư, 2006 một lần nữa khẳng định trong nghiên cứu tốc độ sinh trưởng của nghêu M. lyrata giai đoạn nghêu nhỏ và nghêu lớn.

Về mật độ ương con giống:

Một số tài liệu tìm được chủ yếu đề cập đến mật độ ương loài ngao M. meretrix, hoặc ương nghêu M.lyrata ở giai đoạn ấu trùng chưa xuống đáy, ương nghêu M. lyrata ngoài bãi triều. Hiện nay chưa có nhiều tài liệu đề cập đến mật độ ương nghêu M. lyrata giai đoạn con giống cấp 1 lên cấp 2 phù hợp nhất trong công nghệ sản xuất giống nghêu M. lyrata theo hình thức sản xuất hàng hóa. Tuy nhiên, việc lựa chọn mật độ phù hợp nhất để ương trong bể hoặc ngoài ao (trước khi thả ngoài bãi triều) con giống nghêu M. lyrata cấp 1 (có chiều dài vỏ khoảng 800µm) lên giai đoạn giống cấp 2 (chiều dài vỏ khoảng 2500µm) rất quan trọng trong quy mô sản xuất hàng hóa nghêu M. lyrata giống khu vực các tỉnh miền Bắc như Nam Định, Thái Bình, Hải Phòng.

Chu Chí Thiết, Martin Skuma & CTV (2008) tại Phân viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản Bắc Trung bộ đã thử nghiệm ương ấu trùng nghêu M. lyrata ở các mật độ khác nhau khác nhau, kết quả cũng cho thấy ở những mật độ cao sẽ thu được số lượng sản phẩm nhiều hơn, tuy nhiên nếu so sánh tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng thì ở những lô ương với mật độ cao thường có tỷ lệ sống thấp, kích thước nghêu thu được cũng nhỏ hơn.

Theo khuyến cáo của Trung Tâm Bảo tồn Sinh vật biển & Phát triển Cộng đồng – MCD (2009) con giống nghêu M. lyrata cấp 1 có kích thước khoảng 800µm (khoảng 20.000-30.000con/kg) nên ương ở mật độ 5.000con/m2.

Những nghiên cứu về nền đáy:

Chất đáy là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến phân bố của các loài hai mảnh vỏ nói chung. Các khu hệ sinh vật thường phản ánh rất chính xác nền đáy mà nó sinh sống (Odum, 1963). Theo Walne, 1979; Quayle & Newkirt, 1989) cho rằng chất đáy không chỉ là giá đỡ, bảo vệ cơ thể khỏi tác nhân gây hại mà quan trọng hơn cả nó là nơi cung cấp dinh dưỡng, tạo nên những biến đổi về thủy lý, hóa và sinh vật tạo điều kiện cho nhiều giống loài cùng sinh sôi, phát triển trong môi trường nước. Theo Trương Quốc Phú (1999) nghêu M.lyrata chỉ phân bố nhiều ở vùng có chất đáy bùn/cát trong đó cát chiếm tỷ lệ 86-91% và bùn chiếm 9-14%. Những bãi có thành phần cát chiếm tỷ lệ 98-99% thì không có nghêu phân bố hoặc có thì mật độ rất thấp (từ 0,05-0,1con/m2) những cá thể này do sóng biển đưa đến.

Những nghiên cứu trên nghêu M. lyrata trưởng thành, phân bố ngoài tự nhiên cho thấy: đáy nơi nghêu M. lyrata sinh sống ngoài tự nhiên phải có thời gian phơi bãi từ 2 – 8 giờ/ngày. Nghêu M. lyrata sinh sống ở vùng có nền đáy cát mịn đến cát trung có pha lẫn hàm lượng bùn lỏng và xác hữu cơ (10 – 18%), vào mùa mưa bùn lỏng bao phủ nền đáy bãi Nghêu (1,5 - 2,5 cm). Độ mặn đặc trưng cho bãi nghêu dao động từ 7 – 25‰; pH nước 6,5 – 8,5 và nhiệt độ là 26 – 32oC (Nguyễn Tác An và Nguyễn Văn Lục, 1994).

Theo Trương Quốc Phú (1999), nghêu M. lyrata phân bố chủ yếu ở vùng trung triều và dưới triều, nơi có độ dốc tương đối bằng phẳng, có nền đáy cát hay cát bùn trong đó cát phải chiếm từ 60-90% với kích cỡ hạt từ 0,006-0,25mm (Nguyễn Hữu Phụng, 1996). Trong tự nhiên chưa gặp loài này ở đáy bùn nhuyễn hay bùn cát (Nguyễn Thế Ánh & CTV 1999).

Trung tâm Bảo tồn Sinh vật biển & Phát triển Cộng đồng – MCD (2009), bãi nuôi loài nghêu M. lyrata nên có tỷ lệ cát chiếm từ 90-95%, đối với những bãi có tỷ lệ bùn cao trên 20% hoặc những khu vực bãi triều gần cửa sông – nơi

Trong sản xuất giống nghêu M. lyrata, người ta có thể tạo nền đáy cho nghêu M. lyrata sinh sống, điển hình là nghiên cứu của tác giả Chu Chí Thiết, Martin Skumar & CTV (2008) đã tiến hành nghiên cứu ương nghêu M. lyrata

trong các lô thí nghiệm có nền đáy khác nhau, kết quả cho thấy trong nghêu M. lyrata ưa sống ở đáy có tỷ lệ cát cao 85-90%, với lô có đáy là bùn chiếm tỷ lệ 100% nghêu M.lyrata không sống được.

Hiện nay ở các tỉnh miền Bắc giai đoạn ương nghêu M.lyrata giống cấp 1 lên con giống cấp 2 được tiến hành chủ yếu trong ao lót bạt lylon không có mái che hoặc trong bể xi măng có mái che, như vậy việc tạo nền đáy cho nghêu M. lyrata sống được người dân tiến hành phối trộn tỷ lệ cát/bùn hợp lý. Tuy nhiên ở các kích cỡ nghêu M. lyrata tốt nhất để nuôi thả ngoài bãi triều ở mỗi vùng khác nhau cũng có sự khác nhau; Theo Nguyễn Hữu Phụng (1996), kích thước giống loài nghêu M. lyrata nuôi ngoài bãi triều phù hợp nhất từ 1800-2500µm, vì ở kích thước này vỏ của ngao đã đủ cứng, giảm được tỷ lệ dập nát trong quá trình khai thác và vận chuyển, kích thước đủ lớn để quan sát bằng mắt thường do vậy sẽ dễ dàng kiểm soát được mật độ nuôi phù hợp nhất là khi trộn ngao giống với tạp chất để vãi, thả trên bãi triều.

Nghiên cứu về sinh trưởng của nghêu M. lyrata:

Năm 2008, Như Văn Cẩn, Chu Chí Thiết, Lê Thanh Ghi & CTV đã cho sinh sản nhân tạo thành công nghêu M. lyrata ở quy mô sản xuất hàng hóa tại Phân Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản Bắc Trung bộ và tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng của nghêu M. lyrata ở cỡ giống có chiều dài 1,7cm. Kết quả cho thấy tốc độ tăng trưởng riêng theo ngày của nghêu

M.lyrata chiều dài vỏ 1cm (dao động từ 0,94-1,25%.ngày-1) và 1,7cm (dao động từ 0,32-0,62%.ngày-1). Tuy nhiên ở các giai đoạn phát triển khác nhau thì nghêu

M. lyrata có tốc độ sinh trưởng khác nhau, cụ thể là ở giai đoạn còn nhỏ nghêu

các tác giả như Nguyễn Hữu Phụng & CTV (1996); Baojun & CTV (2006) khẳng định.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ ương và chất đáy đến sinh trưởng, tỷ lệ sống của nghêu bến tre (meretrix lyrata sowerby, 1851) giai đoạn ương con giống cấp 1 lên con giống cấp 2 tại miền bắc (Trang 29 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)