Diễn đạt các khả năng mã hoá nội dung kiến thức đó thành câu hỏ

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả dạy học sinh học tế bào bằng sử dụng hệ thống câu hỏi, bài tập (Trang 38 - 42)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

31

Để diễn đạt các nội dung kiến thức thành câu hỏi, bài tập, chúng ta cần phải nắm được kĩ thuật thiết kế câu hỏi, bài tập.

Kỹ thuật thiết kế câu hỏi.

Các câu hỏi nên diễn đạt sao cho có thể kiểm tra được nhiều mức độ học khác nhau của HS như: kiến thức, độ am hiểu, hay khả năng tư duy về môn học,... Có thể sử dụng các từ hỏi chung để tạo ra các câu hỏi cụ thể:

- Hãy trình bày … (Ví dụ: Trình bày cấu trúc của enzim và vai trò của nó trong quá trình chuyển hóa vật chất? Trình bày ý nghĩa của quá trình giảm phân?)

- Hãy mô tả về … (ví dụ: Hãy mô tả cấu trúc không gian của phân tử AND, ARN?; Mô tả đặc điểm chính trong cấu trúc và chức năng của các bào quan? Mô tả cấu trúc và đặc tính hóa lí của nước?)

- Hãy chứng minh …. (Ví dụ: Chứng minh rằng trong ADN, cấu trúc phù hợp với chức năng? Hãy chứng minh tế bào là một cấp độ tổ chức sống hay một hệ thống sống cơ bản?)

- Hãy nêu mối quan hệ giữa … và …? (Ví dụ: Trình bày mối quan hệ giữa 3 quá trình: nguyên phân, giảm phân và thụ tinh?)

- Hãy giải thích tại sao .... (Ví dụ: Giải thích tại sao muối xoài trong nước đường thì sau vài ngày, cả xoài và nước đều chua và ngọt? Giải thích tại sao các nguyên tố C, H, O, N là những nguyên tố chủ yếu và C là nguyên tố có vai trò đặc biệt quan trọng trong cơ thể sống?)

- Phân biệt …? (ví dụ: Phân biệt vận chuyển chủ động và vận chuyển thụ động? Phân biệt cấu trúc và chức năng của các loại ARN?)

- So sánh giữa ...và .... về khía cạnh ....? (Ví dụ: So sánh nguyên phân và giảm phân? So sánh sự giống và khác nhau giữa ti thể và lục lạp? So sánh cấu trúc của tinh bột và xenlulozo? So sánh sự khác nhau giữa lưới nội chất hạt và lưới nội chất trơn?)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

32

- Điều gì sẽ xảy ra nếu…? (Ví dụ: Điều gì sẽ xảy ra nếu lizoxom của tế bào bị phá vỡ?)

- Sự phù hợp giữa cấu trúc … với chức năng như thế nào? (Cấu trúc ADN phù hợp với chức năng như thế nào? Cấu trúc màng sinh chất phù hợp với chức năng như thế nào?)

Trong câu hỏi, bài tập nên sử dụng các động từ như: Phân tích, chứng minh, so sánh, định nghĩa, đánh giá, giải thích, xác định, minh hoạ, liên hệ, tóm tắt, mô tả quá trình,....

Ví dụ: Khi dạy bài “Cacbohidrat và lipit”, giáo viên có thể đưa ra những câu hỏi gắn liền với thực tiễn, ví dụ: tại sao ăn dầu lại tốt hơn ăn mỡ; tại sao người già không nên ăn nhiều thức ăn chứa lipit; vì sao khi đói lả người ta thường cho uống nước đường thay vì ăn các loại thức ăn khác?; Hay những câu hỏi phân tích, so sánh, tổng hợp như: So sánh sự giống và khác nhau giữa cacbohidrat và lipit?.

Hay khi dạy bài “Khái quát về năng lượng và chuyển hóa vật chất”, có thể nêu câu hỏi: tại sao ăn quá nhiều thức ăn giàu năng lượng lại không tốt cho cơ thể? Phân biệt đồng hóa và dị hóa. Nêu mối quan hệ giữa 2 quá trình này?

Hoặc khi dạy bài “Hô hấp tế bào”, có thể đặt câu hỏi: Hãy nêu cơ sở khoa học của các biện pháp bảo quản nông sản trên quan điểm hô hấp?

Những câu hỏi trên vừa kích thích tư duy tích cực của học sinh, vừa giúp học sinh phát hiện ra những tri thức, những kiến thức khoa học hữu ích có thể áp dụng vào trong đời sống hàng ngày, trong chế độ ăn uống, biết cách sử dụng thực phẩm một cách thông minh, có lợi cho sức khỏe.

Hoặc khi dạy bài axit nucleic, GV có thể đưa ra những CH ở mức độ dễ như:

- Cấu trúc ADN gồm mấy thành phần? Đó là những thành phần nào? - Mô tả cấu trúc không gian của phân tử ADN?

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

33 - Chức năng của ADN là gì?

- ARN có chức năng gì?

- Mô tả thành phần cấu trúc của 1 nucleotit? Đặc điểm khác nhau giữa các nucleotit là gì?

Ngoài những CH về cấu trúc và chức năng của ADN, ARN dành cho HS có năng lực nhận thức và tư duy hạn chế, thì giáo viên cần đưa những câu hỏi mang tính gợi mở đối với HS có năng lực nhận thức cao hơn để kích thích học sinh tư duy tích cực. Ví dụ:

- So sánh đặc điểm cấu tạo và cấu trúc không gian của ADN và ARN? - Chứng minh rằng trong ADN, cấu trúc phù hợp với chức năng.

- Tại sao ADN vừa đa dạng lại vừa đặc trưng?

- Vì sao cùng sử dụng 4 loại nucleotit để ghi thông tin di truyền trên ADN nhưng các loài sinh vật trên trái đất lại rất khác nhau? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hoặc khi dạy các bài về tế bào nhân thực, GV có thể nêu ra một số câu hỏi đơn giản để các em HS có trình độ thấp hơn có thể giải đáp được, ví dụ:

- Kể tên những thành phần chính của tế bào động vật? - Nhân tế bào nhân thực có đặc điểm và vai trò gì?

- Mô tả đặc điểm chính trong cấu trúc và chức năng của các bào quan? - Kể tên và nêu chức năng từng thành phần của màng sinh chất.

Với những CH trên, HS học yếu hơn sẽ có hứng thú trả lời, vì các em nghĩ là mình sẽ trả lời được. Điều đó sẽ kích thích các em nghiên cứu thông tin SGK để có thể đưa ra được đáp án. Khi trả lời, nếu được GV khuyến khích, các em sẽ có động lực để suy nghĩ, tư duy tích cực để trả lời các CH phức tạp hơn. GV có thể sử dụng các CH khó hơn, phức tạp hơn để kích thích sự ham hiểu biết tìm tòi của HS, ví dụ như:

- So sánh sự khác nhau giữa lưới nội chất hạt và lưới nội chất trơn? - Tế bào thực vật khác tế bào động vật ở những đặc điểm nào?

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

34

- Khi người ta uống rượu thì tế bào nào trong cơ thể phải làm việc nhiều để cơ thể khỏi bị nhiễm độc?

- Ti thể có khả năng tự nhân đôi một cách độc lập không? Giải thích. - Trong các tế bào: tế bào đang hoạt động trao đổi chất, tế bào đang sinh sản, tế bào đang không trao đổi chất, tế bào đang phân bào, ti thể xuất hiện với số lượng lớn ở tế bào nào?

- Cấu trúc màng sinh chất phù hợp với chức năng như thế nào?

Kỹ thuật thiết kế bài tập.

Hệ thống bài tập phần Sinh học tế bào chủ yếu tập trung vào bài “Axit nucleic”, bài “Chu kì tế bào và quá trình nguyên phân” và bài “Giảm phân”. Để thiết kế bài tập cho các nội dung trên cần phải theo trình tự sau đây:

Bƣớc 1: Phân tích nội dung bài dạy.

Là bước xác định thành phần kiến thức, tầm quan trọng, mối quan hệ của mạch kiến thức trong bài và giữa các bài trong chương.

Bƣớc 2: Xác định rõ từng mục tiêu bài học.

Xác định rõ sau khi học xong bài này học sinh phải lĩnh hội được gì ? Hay vận dụng như thế nào ? Rèn luyện được, kĩ năng hay thao tác tư duy nào ? Bƣớc 3: Xác định mục tiêu của bài tập

Xác định mục tiêu bài tập, truyền tải kiến thức gì, rèn luyện kỹ năng gì hoặc dùng trong khâu nào của quá trình dạy học?

Bƣớc 4: Xây dựng bài tập

- Diễn đạt nội dung các bài tập dưới dạng bài toán, các nhiệm vụ nhận thức cụ thể yêu cầu cá nhân học sinh hoặc nhóm học sinh giải quyết.

Bƣớc 5: Xây dựng đáp án và thời gian hoàn thành bài tập

Căn cứ nội dung, mục tiêu, mức độ cần đạt của kiến thức kĩ năng mà quy định thời gian hoàn thành cho từng bài tập một cách hợp lý.

Bƣớc 6: Tổ chức hoạt động dạy học có bài tập nhận thức

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả dạy học sinh học tế bào bằng sử dụng hệ thống câu hỏi, bài tập (Trang 38 - 42)