Phân tích lôgíc nội dung dạy học

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả dạy học sinh học tế bào bằng sử dụng hệ thống câu hỏi, bài tập (Trang 34 - 36)

Toàn bộ nội dung của môn học, của từng bài học đều có mối liên hệ lôgíc với nhau. Nếu như mối liên hệ này bị vi phạm, thì việc tiếp thu tri thức gặp rất nhiều khó khăn và HS sẽ không hiểu được; vì muốn hiểu được một điều gì đấy, có nghĩa là gắn cái chưa biết với cái đã biết [1].

Phân tích lô gíc nội dung dạy - học là cơ sở quan trọng cho việc thiết kế và sử dụng câu hỏi, bài tập để tổ chức hoạt động nhận thức cho HS.

Khi tiến hành phân tích lôgic cấu trúc nội dung chương trình Sinh học tế bào, có thể theo hai hướng khác nhau: hoặc là đi từ cấp độ tổ chức sống thấp đến các cấp độ tổ chức sống cao hơn, hay ngược lại từ cấp độ tổ chức sống cao đến các cấp độ tổ chức sống thấp hơn. Tuy nhiên, dù theo cách cấu trúc lôgic

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

27

nội dung như thế nào chăng nữa, thì khi nghiên cứu Sinh học tế bào phải vận dụng phương pháp luận tiếp cận cấu trúc – hệ thống [14]. Tức là chúng ta tiếp cận theo hướng sau:

Thành phần của tế bào được giới thiệu theo cấp tổ chức từ nguyên tử đến phân tử rồi đến các đại phân tử hữu cơ như cacbohidrat, lipit, protein và các axit nucleic. Đặc điểm của sự sống ở cấp độ tế bào là do các đặc điểm của các đại phân tử cấu tạo nên tế bào quy định.

Cấu trúc của tế bào được mở đầu bằng việc giới thiệu về tế bào nhân sơ và sau đó là tế bào nhân thực.

Chương chuyển hóa vật chất và năng lượng bắt đầu bằng việc giới thiệu các khái niệm cơ bản như năng lượng, nguyên lý chuyển hóa năng lượng trong tế bào và đồng tiền năng lượng của tế bào. Tiếp đến, giới thiệu về enzim và vai trò của enzim trong quá trình trao đổi chất và năng lượng của tế bào.

Chương phân bào giới thiệu một cách khái quát về chu kì tế bào, quá trình nguyên phân và giảm phân ở sinh vật nhân thực.

Cách sắp xếp cấu trúc nội dung như trên cho phép thiết kế hệ thống câu hỏi, bài tập theo logic hợp lý, đảm bảo sự phát triển hệ thống khái niệm theo logic của bản thân khoa học tế bào học, làm cơ sở để phối hợp sử dụng hệ thống câu hỏi, bài tập théo hướng phát huy tính tích cực của học sinh.

Do đó khi thiết kế câu hỏi, bài tập, ta cần đưa ra câu hỏi bài tập về cái chưa biết, dựa vào cái đã biết. Giáo viên phải xác định vị trí của bài học trong toàn chương, toàn phần trong hệ thống chương trình để thấy mối liên hệ giữa những kiến thức của bài đó với nhau, với kiến thức của bài trước và bài sau nó. Mặt khác thông qua xây dựng bài mới, giáo viên có cơ hội tìm hiểu xem những kiến thức nào học sinh còn nhớ, những kiến thức nào học sinh đã quên, phần nào học sinh dễ tiếp thu, phần nào khó tiếp thu, chỗ nào học sinh dễ mắc sai

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

28

lầm. Đó sẽ là những dữ kiện thực tiễn sinh động để giúp giáo viên cải tiến cách dạy của mình cho phù hợp. Khi dạy bài mới giáo viên nên nhấn mạnh các kiến thức quan trọng và yêu cầu học sinh so sánh với những kiến thức đã học.

Chẳng hạn khi dạy bài Protein, GV có thể đặt câu hỏi: So sánh sự giống và khác nhau giữa lipit và protein. Câu hỏi này sẽ giúp HS tái hiện lại kiến thức về lipit đã được học ở bài trước, và giúp học sinh có thể liên hệ chặt chẽ giữa kiến thức cũ và kiến thức mới thành 1 logic, nhờ đó HS sẽ nhớ bài lâu hơn.

Hay khi dạy bài Tế bào nhân thực, GV có thể cho HS liên hệ với kiến thức ở bài trước (bài Tế bào nhân sơ) bằng một số câu hỏi: Vùng nhân phân biệt với nhân chính thức ở những đặc điểm nào?; Những điểm khác nhau giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực là gì?

Hoặc khi dạy đến bài 17 “Quang hợp”, giáo viên cần phải định hình là bài này đứng ở vị trí nào trong graph. (sau bài “hô hấp”, chương chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào). Như vậy là khi học bài này, học sinh đã được học kiến thức về hô hấp. Vì vậy giáo viên nên yêu cầu học sinh so sánh 2 quá trình là hô hấp và quang hợp. Giáo viên cần phải gợi ý học sinh một số đặc điểm cần so sánh: về khái niệm, về phương trình tổng quát, về nơi diễn ra, về bản chất, cơ chế, về ý nghĩa.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả dạy học sinh học tế bào bằng sử dụng hệ thống câu hỏi, bài tập (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)