Để phát huy được tính tích cực của học sinh thì câu hỏi, bài tập phải đảm bảo tính vừa sức, tính kế thừa và phát triển, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi của đa số học sinh nhằm phát huy tính tích cực, tự giác và sáng tạo của học sinh. Hệ thống CH, BT phải có sự phân bố đồng đều về mức độ dễ, khó, cần có những câu nêu ra yêu cầu tương đối đơn giản, cũng cần có những CH, BT đề ra nội dung buộc HS phải suy nghĩ, động não, tìm tòi, phát huy tối đa tư duy tích cực của mình để đưa ra câu trả lời. Xét trong phạm vi lớp học, trình độ và năng lực nhận thức, tư duy của HS không đồng đều, vì vậy cần phải phân bố các câu hỏi ở các mức độ từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Đối với HS có năng lực hạn chế, ít nhất trong một tiết học vẫn có thể tự trả lời được một vài câu hỏi của GV. Với HS có năng lực tư duy nhận thức cao hơn, có thể tìm thấy sự hứng thú khi giải đáp các yêu cầu tương đối phức tạp ở các CH, BT khó hơn. Trong một giờ học mà mọi đối tượng HS đều được tích cực như vậy sẽ mang lại hiệu quả cao. Mỗi HS như cảm thấy phần cá nhân, chủ thể của mình được quan tâm, tôn trọng. Sẽ rất tệ hại nếu như trong giờ học, một số HS lại cảm thấy mình lạc lõng, bị bỏ rơi vì không đáp ứng được chút nào yêu cầu của người thầy.
Do đó GV cần đặt câu hỏi ở các mức độ khó dễ khác nhau để tạo điều kiện cho tất cả HS có được cơ hội tư duy tích cực. Với HS có khả năng nhận thức hạn chế, GV nên đặt các câu hỏi vừa phải, HS có thể trả lời thông qua nghiên cứu thông tin SGK hoặc các thông tin từ thực tế cuộc sống. Còn đối với HS khá, giỏi, GV nên đưa ra các CH, BT yêu cầu học sinh so sánh, phân tích, phân biệt, giải thích, chứng minh các hiện tượng thực tế, để kích thích trí tò mò, sự hứng thú và tư duy tích cực của học sinh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
23