Xác định mục tiêu dạy học

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả dạy học sinh học tế bào bằng sử dụng hệ thống câu hỏi, bài tập (Trang 32 - 34)

Mục tiêu dạy - học được xác định cho HS thực hiện bằng các hoạt động tự lực, tích cực, chủ động chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kỹ năng, kỹ sảo và hình thành nhân cách cho họ dưới sự chỉ đạo, tổ chức, điều khiển của thầy.

Mục tiêu phải được diễn đạt bằng một động từ hành động để có thể lượng hoá mức độ hoàn thành công việc học tập của HS.

Thực chất của việc xác định mục tiêu bài học là trả lời câu hỏi chứ không phải là việc mô tả những yêu cầu của nội dung, chương trình học; nó không phải đơn thuần là chủ đề của bài học mà là cái đích bài học phải đạt tới; nó chỉ rõ cách thức hoàn thành nhiệm vụ học tập của HS. Muốn phát triển kỹ năng xác định mục tiêu cần phải tuân thủ một số quy tắc, những tiêu chí làm căn cứ để tìm kiếm, lựa chọn xác định đúng đắn mục tiêu dạy – học.

Tuy các quan niệm trên của mỗi tác giả có khác nhau ít nhiều, nhưng đều thống nhất ở chỗ coi việc xác định mục tiêu của bài học là trả lời câu hỏi: Sau khi học xong một bài, một phần nào đó thì HS phải nắm được những kiến thức gì, những kỹ năng gì, hoặc hình thành được thái độ gì và với mức độ đạt được như thế nào. Do đó, mục tiêu đặt ra càng cụ thể, sát hợp với yêu cầu của nội dung và với điều kiện dạy - học thì càng thuận lợi cho việc đánh giá hiệu quả và điều chỉnh hợp lý quá trình dạy - học để từng bước thực hiện mục đích dạy - học một cách vững chắc.

Dưới đây là một số ví dụ về việc viết mục tiêu bài học như sau: Ví dụ bài 4: Cacbohidrat và lipit

1. Phân biệt được đường đơn, đường đôi và đường đa. Kể tên được 1 số loại đường đó.

2. Phân tích được chức năng của từng loại đường trong cơ thể sinh vật.

3. Kể tên được các loại lipit và vai trò của từng loại lipit trong tế bào và cơ thể sinh vật.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

25

4. Vận dụng được kiến thức để lí giải một số hiện tượng thực tế (ví dụ: tại sao người già không nên ăn nhiều lipit; tại sao khi bị đói lả người ta thường cho uống nước đường thay vì ăn các loại thức ăn khác …).

Ví dụ bài 5: Protein

1. Phân biệt được các mức độ cấu trúc của protein. Phân tích được bậc cấu trúc nào là quan trọng nhất.

2. Phát biểu được chức năng của các loại protein và đưa ra các ví dụ minh họa. 3. Giải thích được sự ảnh hưởng của các yếu tố đến chức năng của protein. 4. Vận dụng giải thích một số hiện tượng thực tế (ví dụ như: tại sao chúng ta cần ăn protein từ các nguồn thực phẩm khác nhau; tại sao khi ta đun nóng nước lọc cua thì gạch cua lại đóng lại thành từng mảng?)

Ví dụ bài 6: Axit nucleic

1. Phát biểu được cấu trúc hóa học của ADN, ARN.

2. Mô tả được thành phần hóa học, cấu trúc của một nucleic. 3. Phát biểu được chức năng của ADN

4. Phân biệt được các loại ARN về cấu trúc và chức năng. 5. Phân biệt được ADN và ARN về cấu trúc và chức năng.

6. Vận dụng giải thích một số hiện tượng thực tế ( ví dụ: dựa vào cơ sở nào mà người ta có thể xác định mối quan hệ huyết thống giữa 2 người, xác định thân nhân các hài cốt hay truy tìm dấu vết thủ phạm thông qua phân tích ADN?) Ví dụ bài 8: Tế bào nhân thực

1. Nêu được đặc điểm chung của tế bào nhân thực.

2. Mô tả được cấu trúc và chức năng của nhân tế bào, lưới nội chất, riboxom và bộ máy golgi.

3. Phân biệt được tế bào động vật và tế bào thực vật

4. Phân tích được những đặc điểm khác nhau giữa tế bào nhân thực và tế bào nhân sơ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

26 1. Phân biệt được thẩm thấu và khuếch tán

2. Giải thích được thế nào là vận chuyển chủ động.

3. Phân tích được sự khác nhau giữa vận chuyển chủ động và vận chuyển thụ động.

4. Mô tả được các hiện tượng thực bào và xuất bào.

5. Vận dụng kiến thức giải thích một số hiện tượng thực tế ( ví dụ như: vì sao khi muối dưa, rau dưa quắt lại; vì sao người bán hàng rau thường vẩy nước vào để rau tươi lâu; làm thế nào để khi xào rau, rau không bị quắt?)

Ví dụ bài 14: Enzim và vai trò của enzim trong quá trình chuyển hóa vật chất 1. Phát biểu được cấu trúc và chức năng của enzim.

2. Phát biểu được cơ chế tác động của enzim.

3. Giải thích được ảnh hưởng của các yếu tố đến hoạt động của enzim.

4. Giải thích được cơ chế điều hòa chuyển hóa vật chất của tế bào bằng các enzim.

5. Vận dụng giải thích một số hiện tượng thực tế (ví dụ: tại sao khi nấu canh thịt heo với đu đủ, thịt heo lại mau mềm; tại sao khi xào thịt bò người ta thường cho thêm vài lát dứa tươi?)

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả dạy học sinh học tế bào bằng sử dụng hệ thống câu hỏi, bài tập (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)