Nhận định hiệu quả hoạt động cho vay cánhân tại ABBANK – SGD TP HCM

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại abbank – sgd tp hcm (Trang 58 - 61)

2.2.2.2.3.Tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn trong hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động cho vay khách hàng cá nhân nói riêng

2.2.3. Nhận định hiệu quả hoạt động cho vay cánhân tại ABBANK – SGD TP HCM

Qua kết quả khảo sát thực tế hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ABBANK về các mặt qui trình tín dụng, cơ cấu sản phẩm, kết quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân đến thời điểm năm 2009; đồng thời kết hợp phân tích một số tình huống phát sinh dư nợ quá hạn tại ngân hàng, đề tài rút ra một số nhận định chung về thực trạng chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ABBANK hiện nay như sau:

2.2.3.1.Về qui trình tín dụng tại ngân hàng:

 Quy trình tín dụng tại ABBANK một mặt thể hiện sự cồng kềnh, xét duyệt mọi khoản tín dụng phải thông qua nhiều cấp (GĐ, hội đồng tín dụng); nhưng đồng thời lại không phân định rõ trách nhiệm cá nhân đối với một phán quyết tín dụng. Như vậy, một hành vi tiêu cực xảy ra thường mang lại lợi ích cho một cá nhân nhưng trách nhiệm được qui về cho tập thể (GĐ, hội đồng tín dụng). Với lập luận đó, các hành vi tiêu cực vẫn còn cơ sở để tồn tại, gây tác động xấu đến uy tín và chất lượng tín dụng của ngân hàng.

 Quy trình tín dụng thiếu tính cụ thể, các quy định còn chung chung, thiếu các chuẩn mực để làm cơ sở kiểm soát tín dụng.

 Trong qui trình tín dụng, các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến một khoản vay đều tập trung vào một nhân viên tín dụng xử lý, dẫn đến hiện tượng quá tải, làm giảm hiệu quả công việc và dễ phát sinh hành vi tiêu cực.

2.2.3.2. Về những mặt yếu kém thể hiện qua số liệu hoạt động:

Những mặt yếu kém về chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ABBANK TPHCM thể hiện qua số liệu hoạt động trong thời gian vừa qua bao gồm một số yếu tố được tổng hợp lại như sau:

 Kết quả hoạt động thất thường, không thể hiện được xu thế phát triển ổn định.

 Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân không phát triển tương xứng với tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng chung của toàn ngân hàng.

 Tỷ lệ nợ quá hạn không sụt giảm theo thời gian và biến động bất thường, thể hiện khả năng kiểm soát nợ quá hạn trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng còn nhiều hạn chế.

2.2.3.3. Hoạt động kinh doanh toàn ngân hàng

Năm 2009 hoạt động kinh doanh của ABBANK đã khởi sắc, hệ thống tăng trưởng ổn định vững vàng, chỉ số an toàn được cải thiện tốt. Nhìn chung cán bộ nhân viên đã hoàn thành nhiệm vụ được giao, trong đó một số đơn vị kinh doanh hoạt động hiệu quả đáng khích lệ nhất là Sở giao dịch, Chi nhánh Hà Nội, Chi nhánh Bình Dương, Khối nguồn vốn, Ban phát triển khách hàng chiến lược.

 Tuy nhiên Ngân hàng còn những điểm yếu cần khắc phục để đẩy mạnh kinh doanh trong năm 2010 và hướng đến hoàn thành các mục tiêu trong chiến lược đến 2012, cụ thể:

 Chất lượng dịch vụ của ABBANK còn thấp so với các NH khác do đó tỉ lệ doanh thu phí dịch vụ chưa đạt yêu cầu.

 Cơ số khách hàng mặc dù đã tăng gấp 2 so với 2008 nhưng còn thấp so với các NH khác, việc chiếm lĩnh thị trường phải được thực hiện nhanh cùng với khâu phát triển mạng lưới.

 Chưa khai thác thế mạnh và tận dụng mối quan hệ của các thành viên tập đoàn An Bình.

 Công nghệ thông tin chưa triển khai được sản phẩm đa dạng, cần được đầu tư tối đa để tăng tính cạnh tranh.

 Nhân sự tuyến kế thừa chưa đủ năng lực tiếp nhận, sẽ cần bồi dưỡng đào tạo bổ sung theo chiến lược.

 Cơ chế lương thưởng theo kinh doanh chưa hoàn thiện.

 Khâu dự báo và nghiên cứu phát triển chưa được thực hiện phù hợp, đặt mục tiêu trong năm 2010 phải thành lập bộ phận này.

 Sản phẩm chưa đa dạng và chưa khai thác hết nguồn lực để tăng tính hiệu quả, năm 2010 cùng với việc đầu tư nâng cấp hệ thống công nghệ Ngân hàng phải có kế hoạch phát triển sản phẩm tốt hơn.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại abbank – sgd tp hcm (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w