2.2.2.2.3.Tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn trong hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động cho vay khách hàng cá nhân nói riêng
2.2.2.2.5 Phân tích lợi nhuận trên tổng dự nợ tín dụng cánhân
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của các khoản tín dụng. Nó cho ta biết một đồng nợ mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ lợi nhuận do hoạt động tín dụng mang lại càng lớn, đó là một trong những nhân tố tạo nên hiệu quả tín dụng cao của ngân hàng.
Bảng 2.24 Phân tích lợi nhuận trên tổng dự nợ tín dụng cá nhân
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Lợi nhuận/Tổng dư nợ 5.72% 6.00% 4.63%
(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của ABBANK)
Số liệu năm 2009 cho thấy cứ một đồng vốn cho vay thì tạo ra 0.0463 đồng lợi nhuận. Con số này giảm so với các năm trước. Ta thấy tổng lợi nhuận năm 2009 tuy tăng nhưng hoạt động của khối KHDN lại tăng trưởng mạnh hơn, lợi nhuận chủ yếu của ngân hàng do khối KHDN mang lại vì vậy lợi nhuận từ khối KHCN chiếm một tỉ trọng nhỏ trong tổng số lợi nhuận của ngân hàng.
2.2.2.2.6 Phân tích tỷ lệ dư nợ cho vay đối với TDCN trên nguồn vốn huy động
Bảng 2.25 Tỷ lệ dư nợ cho vay trên nguồn vốn huy động
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Dư nợ / Nguồn vốn huy động 46.71% 64.38% 73.37%
(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của ABBANK)
Ta thấy tỉ lệ dự nợ cho vay đối với tín dụng cá nhân trên nguồn vốn huy động tại ABBANK – SGD TPHCM tăng qua các năm. Điều này cho thấy nét khả quan trong việc sử dụng nguồn vốn huy động để cho vay tại ngân hàng. Dùng nguồn huy động để cho vay là đã tận dụng được nguồn vốn nhàn rỗi để kiếm lợi nhuận. Tuy nhiên điều cần quan tâm ở đây là nếu tỉ lệ này khá cao sẽ ảnh hưởng không tốt đến hoạt động của ngân hàng, bên cạnh đó cần cân đối nguồn huy động vốn ngắn, trung
và dài hạn để cho vay sao cho thích hợp. Tại ABBANK – SGD TPHCM khoản vay chiếm tỉ lệ cao là khoản vay dài hạn, do đó thời gian thu hồi vốn kéo dài, khi tỷ lệ cho vay dựa vào nguồn huy động khá cao thì sẽ ảnh hưởng tới khả năng thanh toán của ngân hàng. Vì vậy ngân hàng cần lưu ý cân đối nguồn huy động và cho vay, đặc biệt là kì hạn của các khoản vay.
2.2.2.2.7 Chỉ tiêu cơ cấu tài sản trong hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động cho vay khách hàng cá nhân nói riêng tại ngân hàng:
Tiền gửi và tín dụng chiếm tỷ trọng lớn (86.2% tính đến cuối 2009) trong cơ cấu tài sản qua các năm cho thấy, ABBANK, cũng tương tự các ngân hàng khác, tập trung nhiều vào mảng hoạt động truyền thống của ngân hàng. Với định hướng là một ngân hàng bán lẻ nên đối tượng cho vay là khách hàng cá nhân chiếm gần 30% trong cơ cấu tín dụng, còn lại là các công ty TNHH, công ty cổ phần, doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Sự sụt giảm tỷ trọng cho vay trong năm 2008 đã phản ánh rõ nét sự ảnh hưởng nặng nề của chính sách thắt chặt tiền tệ, thị phần cho vay ước tính tăng lên 47.86% từ mức 39.6% năm 2007. Tuy nhiên, với tốc độ tăng trưởng cho vay khá cao trong năm 2009 là 16,4% so với mức tăng của toàn ngành là 2,67%, chứng tỏ năng lực cạnh tranh mở rộng thị phần của ABBANK không bị giảm sút.
2.2.3. Nhận định hiệu quả hoạt động cho vay cá nhân tại ABBANK –SGD TP HCM