Giải pháp tăng trưởng nguồn vốn huy động

Một phần của tài liệu phân tích tình hình hoạt động tín dụng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần phương đông chi nhánh cà mau (Trang 46 - 48)

PHƯƠNG ĐÔNG CHI NHÁNH CÀ MAU

3.1. Giải pháp tăng trưởng nguồn vốn huy động

Nhằm mục đích tiếp tục tăng trưởng số dư tiền gửi các tổ chức và dân cư, đồng thời đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ nhằm tăng thu phí trên địa bàn Thành Phố Cà Mau và các vùng lân cận, giải pháp tăng trưởng huy động vốn và các sản phẩm, dịch vụ... là cần thiết, tạo điều kiện để OCB Cà Mau quảng bá các sản phẩm, dịch vụ của mình đến với khách hàng. Đồng thời, tạo động lực để nâng cao tính chủ động và tinh thần trách nhiệm của cán bộ lãnh đạo, chủ chốt của OCB Cà Mau , mở rộng quy mô hoạt động, nâng cao hiệu quả kinh doanh, góp phần tăng uy tín và lợi thế cạnh tranh của Chi nhánh trên địa bàn.

Để góp phần tăng trưởng nguồn vốn một cách ổn định, hiệu quả, đáp ứng được mục tiêu kinh doanh của chi nhánh, cần thực hiện một số giải pháp sau:

Xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách khách hàng.

Xem xét phân loại khách hàng để có những chính sách đặc biệt đối với những khách hàng có nguồn tiền gửi lớn.

Thực hiện chính sách tiếp thị, khuyến mãi theo hướng dẫn của hội sở OCB. Tìm hiểu nguyên nhân của khách hàng ngừng giao dịch, rút tiền gửi chuyển sang ngân hàng khác để có biện pháp thích hợp nhằm khôi phục lại và duy trì quan hệ tốt với khách hàng.

Cử cán bộ nghiệp vụ giỏi, đạo đức tốt có khả năng giao tiếp tốt để giao dịch, chăm sóc khách hàng có số dư tiền gửi lớn, sử dụng nhiều dịch vụ ngân hàng. Thành lập tổ chuyên trách giúp lãnh đạo chi nhánh đáp ứng các yêu cầu chăm sóc, tiếp thị phục vụ nhóm khách hàng.

Triển khai các sản phẩm dịch vụ, cung cấp sản phẩm trọn gói cho khách hàng.

Trên cơ sở các sản phẩm đã được Ngân Hàng Phương Đông hướng dẫn thực hiện, chi nhánh tìm hiểu, nghiên cứu khách hàng để đưa ra các sản phẩm

phù hợp với từng đối tượng khách hàng cụ thể. Chú ý cung cấp sản phẩm trọn gói, đảm bảo tính hiệu quả đối với khách hàng và Ngân Hàng Phương Đông. Đối với những khách hàng đã có quan hệ tín dụng cần có chính sách khuyến khích mở tài khoản thực hiện dịch vụ thanh toán và các dịch vụ khác.

Có kế hoạch phát triển, quy hoạch, đào tạo cán bộ chuyên sâu, chuyên nghiệp về kỹ năng nghiệp vụ, đáp ứng điều kiện hiện đại, hội nhập, tác phong giao dịch, nghiêm túc, văn minh, hiện đại, hướng dẫn chu đáo khách hàng.

Khảo sát, đánh giá tiềm năng nguồn vốn ở từng thị trường, từng nhóm khách hàng.

Gắn kết các dịch vụ với các nghiệp vụ khác như mở L/C thanh toán, mua bán ngoại tệ và giao dịch qua tài khoản khác tại Ngân Hàng Phương Đông.

Có chính sách khách hàng hấp dẫn, linh hoạt đảm bảo cạnh tranh được với các ngân hàng khác.

Giao dịch một cửa giảm thiểu các thủ tục hành chính gây phiền hà cho khách hàng, cán bộ phải đủ năng lực, có trách nhiệm để đáp ứng.

Chấp hành nội quy, quy chế làm việc của cán bộ, đánh giá chất lượng phục vụ khách hàng.

Chăm sóc khách hàng chiến lược, khách hàng có nguồn tiền gửi lớn tại chi nhánh.

3.2.Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xử lý nợ xấu.

Theo tôi, trước hết chúng ta cần phân tích tìm rõ nguyên nhân phát sinh nợ quá hạn để có hướng xử lý cho phù hợp, vừa có lý, có tình. Việc chọn lựa phương pháp xử lý phải tuỳ đặc điểm từng vụ chứ không có một đáp án chung cho tất cả. Có thể tóm gọn các giải pháp sau:

Nâng cao trình độ thẩm định của cán bộ tín dụng, đặc biệt là thẩm định tư cách của khách hàng vì điều này có ảnh hưởng rất lớn đến thiện chí hoàn trả tiền vay của khách hàng.

Kiểm tra chặt chẽ quá trình trước, trong và sau khi cho vay để kịp thời có biện pháp xử lý nếu khách hàng sử dụng vốn sai mục đích.

Khi khách hàng có dấu hiệu phát sinh nợ xấu, phải tìm hiểu nguyên nhân để có giải pháp thích hợp. Thực tế có những trường hợp khách hàng bắt đầu gặp khó khăn nhưng đã được phát hiện kịp thời, có biện pháp xử lý ngay từ đầu như quản lý kho hàng, kho nguyên vật liệu, phong toả tài sản, tiến hành khởi kiện sớm nên khả năng thu hồi nợ rất cao do máy móc thiết bị lúc này còn đang hoạt động có giá hơn lúc đã bị bỏ hoang.

Cần phải xây dựng hệ thống thẩm định nợ xấu để thúc đẩy nhanh việc xử lý nợ tồn đọng tại các ngân hàng thương mại.

Giải pháp để thu hồi được nợ.

Trước hết từng cán bộ tín dụng cần bám sát đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về chương trình mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương từng năm và từng giai đoạn để đầu tư đúng hướng, có hiệu quả. Nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn của cán bộ tín dụng để hạn chế thấp nhất nợ quá hạn do thẩm định yếu, thiếu kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay. Khi đã phát sinh nợ quá hạn phải phân tích kỹ, tìm rõ nguyên nhân khách quan, chủ quan để có hướng đề xuất xử lý thích hợp. Nếu do nguyên nhân chủ quan, chúng ta phải kiên quyết thu hồi nợ bằng mọi biện pháp như động viên khách hàng dùng nguồn vốn khác để trả nợ, tự xử lý tài sản đảm bảo để trả nợ. Nếu khách hàng vẫn không trả nợ thì tranh thủ sự hỗ trợ của các đoàn thể, chính quyền địa phương cũng như cơ quan pháp luật trong thu hồi nợ xấu.

Nếu do nguyên nhân khách quan, thì tuỳ từng trường hợp cụ thể để có những giải pháp thích hợp như: gia hạn thời hạn cho vay, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, tư vấn sản xuất kinh doanh theo sự hiểu biết của cán bộ ngân hàng, động viên khách hàng tự xử lý tài sản bảo đảm trả nợ hết không có phương án nào khác. Trường hợp xử lý tài sản quá khó khăn và đủ điều kiện thì đề nghị xử lý nợ bằng nguồn dự phòng rủi ro.

Tóm lại, xử lý nợ xấu là công việc hết sức gian nan, mất nhiều thời gian, công sức đòi hỏi nhiều tâm huyết của cán bộ tín dụng nhưng theo tôi cách tốt nhất vẫn là kiên trì bám trụ, thường xuyên lui lới nhắc nhở, động viên, đánh vào tâm lý của người vay vốn: “mưa dầm thấm đất”, vì vậy tôi tin rằng nếu như chúng ta tích cực, kiên trì bám trụ để thu nợ sẽ đem lại kết quả nhất định.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình hoạt động tín dụng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần phương đông chi nhánh cà mau (Trang 46 - 48)