Thu hút nguồn vốn nhàn rỗi để cho vay là hoạt động chính của Ngân hàng. Hoạt động đó được xem là có chất lượng thì ngoài việc đẩy nhanh doanh số cho vay, còn phải chú trọng đến công tác thu hồi nợ. Việc thu nợ và lãi đúng thời gian quy định sẽ giúp ngân hàng hoàn trả tiền gửi và tiền vay cho ngân hàng cấp trên, mặt khác ngân hàng sẽ chủ động được vốn để quay vòng cho vay tiếp. Để làm được điều đó thì cán bộ tín dụng phải có sự nhìn nhận, phân tích, đánh giá khách hàng một cách chính xác để hạn chế những rủi ro và thúc đẩy nhanh quá trình thu hồi nợ. Để biết được hoạt động cho vay ngắn hạn của OCB Cà Mau đạt hiệu quả thế nào, ta lần lượt xem xét tình hình thu nợ của ngân hàng đối với các tổ chức kinh tế, tình hình thu nợ theo địa bàn và theo các ngành khác nhau.
Thu nợ ngắn hạn đối với các tổ chức kinh tế.
Bảng 2.2.2.2.(a) Thu nợ ngắn hạn đối với các tổ chức kinh tế
ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Chênh lệch Chênh lệch 2010/2009 2011/2010 Số tiền % Số tiền % Doanh Nghiệp 347.926 531.387 520.481 183.461 53 -10.906 -2 Cá nhân 216.457 287.197 354.043 70.740 33 66.46 23 Khác 356.889 282.614 644.998 -74275 -20 362.384 128 Tổng cộng 921.272 1.101.198 1.519.522 179.922 20 418.324 38
Biểu đồ 2.2.2.2(a): Tình hình thu nợ đối với các tổ chức kinh tế
Hoạt động thu nợ được tiến hành thường xuyên, liên tục nhằm duy trì, bảo tồn, mở rộng nguồn vốn của ngân hàng. Doanh số thu nợ phản ánh khả năng đánh giá khách hàng của cán bộ tín dụng, phản ánh sơ lược hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng. Mặt khác, công tác thu nợ được thuận lợi hay không còn tùy thuộc rất lớn vào ý thức trả nợ của khách hàng. Những người làm công tác tín dụng vẫn thường đùa với nhau rằng “Cho vay là quyền của ngân hàng, nhưng trả nợ là quyền của khách hàng”. Quả thật, với vai trò là trung gian tài chính, hoạt động của ngành Ngân hàng luôn đứng trước nguy cơ gặp rủi ro. Nhưng đối với Ngân Hàng Phương Đông Cà Mau thì tình hình thu hồi nợ trong giai đoạn này tương đối tốt. Qua bảng số liệu 2.2.2.2(a), ta thấy kết quả thu hồi nợ ngắn hạn mỗi năm đều tăng đối với khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân. Năm 2010 là năm thu hồi nợ nhiều nhất, với tốc độ tăng trưởng là 45% so với năm trước. Sang năm 2011, doanh số thu nợ cũng có tăng nhưng không nhiều, chỉ có 7% so với năm 2010. Cụ thể tình hình thu nợ đối với từng loại khách hàng như sau:
Đối với khách hàng doanh nghiệp: doanh số thu nợ tăng dần qua các năm nhưng đáng kể là năm 2010 đạt 531.387 triệu đồng, tăng đến 53%, tương đương 183.461 triệu đồng do nguồn vốn cho vay được tận dụng có hiệu quả nên các doanh nghiệp ngày càng ăn nên làm ra, có nguồn để trả nợ vay cho ngân hàng.
Đối với khách hàng cá nhân: doanh số thu nợ qua các năm đều tăng, nhất là năm 2010 đạt 287.197 triệu đồng, tăng 33% so với năm 2009, tương đương tăng 70.740 triệu đồng. Năm 2011 thì tốc độ này là 23% so với năm 2010. Ta thấy tốc độ tăng trưởng của doanh số thu nợ năm 2010 cao nhất trong 3 năm. Điều này cho thấy, ngân hàng có các chính sách thu nợ hợp lý là đã xây dựng
được quy trình điều chỉnh kỳ hạn trả nợ cụ thể và phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh hay mùa vụ của khách hàng. Vì vậy công tác thu nợ năm 2010 đạt hiệu quả tích cực hơn.
Thu nợ ngắn hạn theo địa bàn.
Kết quả thu hồi nợ chẳng những phụ thuộc vào đối tượng cho vay, kỳ hạn cho vay, phương thức cho vay mà còn phụ thuộc vào địa bàn cho vay. Ở từng khu vực khác nhau thì tình hình thu hồi nợ cũng khác nhau. Điều này xảy ra là do điều kiện kinh tế ở từng khu vực khác nhau nên mục đích và hiệu quả sử dụng vốn của khách hàng khác nhau, từ đó ảnh hưởng đến tình hình trả nợ của khách hàng. Tình hình thu nợ ở địa bàn TP Cà Mau và các huyện khác của Ngân Hàng Phương Đông trong bảng số liệu 2.2.2.2(b) sẽ cho thấy sự khác nhau này:
Bảng 2.2.2.2(b) Tình hình thu nợ ngắn hạn theo địa bàn
ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Chênh lệch Chênh lệch 2010/2009 2011/2010 Số tiền % Số tiền % TP Cà Mau 645.784 937.041 1.338.146 291.257 45 401.105 43 Các huyện khác 275.492 164.157 181.376 -111.335 -40 17.219 10 Tổng thu nợ 921.276 1.101.198 1.519.522 179.922 20 418.324 38 Tỷ trọng doanh số thu nợ của từng địa bàn trên tổng thu nợ ngắn hạn TP Cà
mau 70% 85% 88% 15% 21 3% 4
Huyện
khác 30% 15% 12% -15% -50 -3% -20
Ở địa bàn TP Cà Mau, tình hình thu nợ tăng dần qua 3 năm, với tốc độ tăng năm 2010 là 45% so với năm 2009, và 43% so với năm 2011. Chẳng những tăng qua các năm mà tình hình thu nợ ở địa bàn TP Cà Mau còn chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng doanh số thu nợ ngắn hạn. Cụ thể là năm 2009 chiếm 70%, năm 2010 chiếm 85% và năm 2011 chiếm đến 88%.
Giai đoạn 2009-2010, do ảnh hưởng của điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt và dịch cúm gia cầm lan rộng nên doanh số thu hồi nợ ở các huyện khác giảm 40%, nhưng sang năm 2011, ngân hàng đã có những biện pháp cụ thể để khắc phục tình trạng này như thẩm định đánh giá khách hàng một các chính xác, thường xuyên nhắc nhở khách hàng khi đến thời hạn trả nợ…và một số biện pháp khác, nên tình hình thu nợ được cải thiện hơn, đã tăng lên 10% so với năm 2010. Nhưng tỷ trọng doanh số thu nợ ở các huyện này so với tổng doanh số thu nợ rất thấp, nó tỷ lệ nghịch với tình hình thu nợ ở TP Cà Mau. Điều này đã cho thấy sự khác biệt giữa các địa bàn.
Biểu đồ 2.2.2.2(b): Tỷ trọng doanh số thu nợ theo địa bàn trên tổng doanh số thu nợ
Nhưng nhìn chung thì tình hình thu nợ ngắn hạn của Ngân Hàng Phương Đông Cà Mau ngày càng khả quan hơn. Số tiền thu được ngày càng nhiều hơn qua các năm, năm 2010 doanh số thu nợ đạt được là 1.101.198 triệu đồng, tức tăng lên 20% so với năm 2009. Và con số này tiếp tục tăng lên 38% so với năm 2011. Sở dĩ doanh số thu nợ tăng dần qua các năm là do:
• Doanh số cho vay ngày càng tăng.
• Ngân hàng càng cẩn thận hơn trong việc thẩm định khách hàng vay nhằm hạn chế thấp nhất những rủi ro trong hoạt động tín dụng.
Năng lực làm việc của cán bộ tín dụng ngày càng được nâng cao đã giúp họ quan sát và lựa chọn khách hàng cho vay: trước, trong và sau khi cho vay, cán bộ tín dụng luôn quan sát theo dõi việc cho vay, họ luôn nhắc nhỡ khách hàng khi đến kỳ hạn trả nợ với những câu giao tiếp có thiện chí, đã góp phần tạo thuận lợi trong công tác thu nợ của mình.
Phần lớn các khoản cho vay là ngắn hạn, nên việc quản lý cũng như thu hồi nợ nhanh chóng hơn, giúp ngân hàng tránh được những rủi ro bởi vì cho vay dài hạn sẽ có nhiều biến động hơn, doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều yếu tố như cạnh tranh, thị trường, giá cả…Nhưng nếu vì những lý do này mà ngân hàng hạn chế cho vay dài hạn thì đồng nghĩa với việc đánh mất đi một phần lợi nhuận không nhỏ.