Tín dụng ngân hàng là một trong những hoạt động mang lại lợi nhuận cao, chiếm tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu thu nhập của ngân hàng, nhưng đồng thời cũng là lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro. Vấn đề nợ quá hạn và nợ xấu luôn là mối lo đối với tất cả cán bộ làm công tác tín dụng cũng như các nhà lãnh đạo ngân hàng, bởi vì việc thẩm định giải quyết một món vay đã khó, thu hồi đầy đủ gốc lẫn lãi là công việc khó hơn! Thông thường các khách hàng đều vay trả sòng phẳng, uy tín. Tuy nhiên cũng không hiếm khách hàng không chịu trả nợ với nhiều nguyên nhân khác nhau, làm phát sinh nợ quá hạn thậm chí trở thành nợ tồn động, cần có biện pháp xử lý để lành mạnh hoá tài chính ngân hàng. Vậy, đối với những khách hàng này chúng ta cần phải giải quyết như thế nào?
Nợ quá hạn ngắn hạn của các tổ chức kinh tế.
Nhìn chung qua 3 năm, trong ngắn hạn tình hình nợ quá hạn của chi nhánh có xu hướng giảm dần, cụ thể vào năm 2009, nợ quá hạn là 2.671 triệu đồng, năm 2010 giảm còn 2.546 triệu đồng, tức giảm 5%, sang năm 2011, con số này tiếp tục giảm với tốc độ nhanh hơn trước, tức 22%. Điều này chứng tỏ ngân hàng đã có sự cố gắng trong công tác thu hồi và xử lý các khoản nợ. Nhưng ngân hàng cần có nhiều biện pháp hơn nữa để giảm thiểu đến mức thấp nhất các rủi ro do nợ quá hạn gây ra.
Bảng 2.2.2.4(a): Tình hình nợ quá hạn ngắn hạn của các tổ chức kinh tế.
ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Chênh lệch Chênh lệch 2010/2009 2011/2010 Số tiền % Số tiền % Doanh Nghiệp 0 2.537 0 2.537 100 -2.537 -100 Cá nhân 2.671 9 1.977 -2.662 -99 1.968 219 Tổng nợ quá hạn NH 2.671 2.546 1.977 -125 -5 -569 -22
(Nguồn: Phòng kinh doanhNgân hàng Phương Đông Cà Mau)
Đối với các tổ chức kinh tế, tình hình nợ quá hạn tập trung chủ yếu ở các khách hàng là những thành phần kinh tế tư nhân, những hộ kinh doanh cá thể. Phần lớn nợ quá hạn tồn tại chủ yếu là do nguyên nhân chủ quan, nhiều hộ đã cố tình không trả nợ vay khi đến hạn gây khó khăn nhiều cho ngân hàng. Những khoản nợ quá hạn này là những món nợ đã tồn động khá lâu chưa được xử lí kiên quyết do đó khó có thể thu hồi. Bên cạnh đó còn có những khoản nợ mà người vay không thanh toán được do chịu sự ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân khách quan như: xuất hiện nhiều loại dịch cúm, giá cả biến động…; đôi khi thực tế có nhiều hộ quá nghèo không có khá năng thanh toán và chính bản thân hộ vay không phấn đấu vượt nghèo dù được sự hỗ trợ vốn sản xuất của ngân hàng. Bên cạnh đó, còn có những nguyên nhân là do khách hàng đã sử dụng vốn sai mục đích, làm cho việc sử dụng đồng vốn không đạt hiệu quả…từ đó cũng không thể trả nợ ngân hàng đúng hạn. Cụ thể trong năm 2009 và 2011 thì nợ quá hạn chiếm 100% trong tổng nợ quá hạn. Chỉ riêng năm 2010, tình hình nợ quá hạn tập trung ở khách hàng là doanh nghiệp. Vì trong năm này có một số khách hàng lớn đã làm ăn thua lỗ nên đã kéo dài thời hạn trả nợ, làm phát sinh nợ quá hạn trong ngân hàng.
Nợ quá hạn ngắn hạn theo địa bàn.
Triệu đồng