Giải pháp và kiến nghị đối với sản xuất

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu quế của việt nam (Trang 83 - 90)

1420. 1.1 Tổ chức lại sản xuất theo hướng kinh tế trang trại, qui hoạch vùng sản xuất quế tập trung

1421.

1422. Để có thể xuất khẩu quế với khối lượng, chất lượng ổn định và thuận tiện trong ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ thì không thể tổ chức trồng quế như hiện nay hoặc khoanh vùng theo địa giới hành chính nào đó rồi tuyên truyền vận động bà con nhân dân trồng quế theo hợp đồng hay các đơn đặt hàng của các công ty chế biến xuất khẩu hoặc các nhà thu gom cung ứng xuất khẩu. Phương thức này trên thực tế không còn phù hợp với những điều kiện xuất khẩu hiện nay nữa. Bởi vì sản phẩm sản xuất ra không đảm bảo chất lượng, không đồng đều, không đáp ứng được các yêu cầu về độ sạch cũng như độ an toàn vệ sinh thực phẩm. Nguyên nhân của tình trạng này là do các hộ gia đình còn khá tự do trong việc chọn giống, chăm bón, sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu và ý thức tôn trọng các cam kết đã ghi trong hợp đồng còn rất kém. Hơn nữa việc sản xuất còn manh mún như hiện nay sẽ rất khó cho việc ứng dụng máy móc thiết bị và khoa học công nghệ vào việc trồng trọt, chăm bón.

1423.

1424. Đối với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cần phải đưa ra các định hướng phát triển cây quế cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh từng vùng, từng thời điểm ngành sản xuất như đã trình bày ở phần trên nhất thiết chúng ta phải có định hướng về diện tích sản xuất thì việc quản lí mới có hiệu quả. Bên cạnh đó nhân dân cũng nhất thiết phải theo sự chỉ đạo sát sao của các Bộ, ban, ngành có liên quan để có thể thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Chúng ta hết sức tránh tình trạng đua nhau, ồ ạt trồng loại cây mà khi nhu cầu của nó tăng cao, đến khi được thu hoạch thì lại bị rớt giá khiến cho bà con bị thiệt hại nặng nề.

1425.

1426. Vì vậy, trên cơ sở 4 vùng trồng quế truyền thống nêu trên, cần qui hoạch một cách chi tiết, rõ ràng để có thể tập trung sản xuất và áp dụng các tiến bộ của công nghệ sinh học vào ngành trồng quế.

5.

1427.

1428. 1.2 Xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng các vùng trồng quế.

1429.

1430. Về phía Nhà nước, cần có sự đầu tư nhiều hơn nữa cho cây quế thông qua các chương trình phát triển kinh tế- xã hội miền núi trong đó có các địa phương trồng quế. Các địa phương cần phải tích cực phát huy hiệu quả của chương trình 135- xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng nông thôn của Chính Phủ. Trên thực tế các địa phương này còn rất khó khăn về kinh tế nên rất cần sự trợ giúp của Nhà nước. Cụ thể hơn, Nhà nước quan tâm đầu tư các dự án xoá đói giảm nghèo bằng cách phát triển các loại cây công, nông nghiệp có giá trị kinh tế cao trong đó có cây quế. Việc làm này phải đi đôi với các chương trình định canh, định cư để hạn chế hiện tượng chặt phá rừng bừa bãi. Nhà nước cần đầu tư hơn nữa các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng các vùng đồng bào dân tộc khó khăn để tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa đối với giao thông ở các địa phương trồng quế.

1431.

1432. 1.3 Chính sách tài chính

1433.

1434. Nhà nước cần phải có các chính sách khuyến khích đầu tư cả trong nước và ngoài nước đối với ngành sản xuất và xuất khẩu quế. Song song với việc này là việc miễn giảm thuế sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế sử dụng đất, ưu đãi về thuế suất thế thu nhập doanh nghiệp, miễn giảm thuế đối với việc nhập khẩu máy móc thiết bị dùng cho ngành sản xuất và xuất khẩu quế...

1435.

1436. Bên cạnh đó Nhà nước cũng nên có chính sách miễn giảm thuế sử dụng đất lâm nghiệp cho bà con dân tộc. Bởi vì ngành sản xuất quế đòi hỏi thời gian sản xuất dài, nếu không được sự hỗ trợ về tài chính của Nhà nước thì bà con sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Hơn nữa đồng bào các dân tộc thiểu số hiện nay có tình trạng chung là thiều vốn để sản xuất. Nguồn

tín dụng ở các địa phương trồng quế còn hạn chế. Do đó việc hỗ trợ của Nhà nước là rất cần thiết. Thực tế cho thấy các chương trình cho vay xoá đói giảm nghèo, chương trình 327 phủ xanh đất trống đồi núi trọc… của Nhà nước những năm qua đã phát huy hiệu quả rất tốt. Trong thời gian tới, Nhà nước vẫn tiếp tục triển khai và có thêm các trương trình, dự án tương tự để giúp đỡ nhân dân, đồng bào dân tộc thiểu số. Mặt khác Nhà nước cũng nên có chính sách hỗ trợ nhân dân từ việc mua vất tư sản xuất đến khi bán sản phẩm, tránh tình trạng bất lợi cho nông dân. Có như thế người nông dân mới yên tâm sản xuất. Đồng thời nên thành lập một quĩ bình ổn giá quế để đề phòng những trường hợp bất lợi đối với ngành sản xuất quế.

1437.

1438. Hiện nay Chính phủ đang có chương trình trồng 5 triệu ha rừng phủ xanh đất trống, đồi núi trọc. Vậy nên cây quế rất có điều kiện để trở thành một trong các loại cây phủ xanh đất rừng. Cùng với các chương trình dự án trên, Nhà nước cần phối hợp với các tổ chức tín dụng để cho nhân dân, các tổ chức kinh doanh vay vốn có điều kiện sản xuất và xuất khẩu quế. Một điều quan trọng không kém để có thể thực hiện tốt các chủ trương, chính sách trên là chúng ta cần phải thực hiện một cách đồng bộ, phối hợp nhịp nhàng giữa các ngành, các cấp có liên quan. Làm được như vậy chúng ta có thể tránh được tình trạng vốn đầu tư không đủ mạnh lại bị phân tán nên hiệu quả sản xuất còn thấp như hiện nay.

1439.

1440. 1.4 Đẩy mạnh nghiên cứu, áp dụng khoa học công nghệ và đào tạo lao động trong ngành sản xuất quế

1441. Công tác nghiên cứu chọn giống cần được các ban ngành chức năng thực hiện một cách thường xuyên để đảm bảo cho chúng ta có được những giống quế tốt, năng suất và chất lượng cao vừa xác định được loài vừa bảo tồn được nguồn gen quí giá cho đất nước. Việc trồng quế với nhiều loại giống như hiện nay sẽ làm cho chất lượng sản phẩm không đều

5.

vì vậy cần qui hoạch rõ ràng mỗi khu vực nhất định trồng một loại quế nhất định để khi xuất khẩu chúng ta có thể chủ động về nguồn hàng. Hơn nữa việc sản xuất giống cũng cần triển khai rộng khắp để có thể phục vụ tốt hơn việc sản xuất quế của nhân dân.

1442.

1443. Bên cạnh đó chúng ta cũng phải coi cây quế là một trong các loại cây mũi nhọn để có thể đầu tư một cách thích đáng trong các khâu từ sản xuất đến thu hoạch, chế biến, bảo quản. Hiện nay vỏ quế của chúng ta sau khi thu hoạch thường được bà con đóng vào bao đay và tự cất trữ trong nhà nên tình trạng sản phẩm quế bị mất mùi, bị mốc rất hay xảy ra làm giảm chất lượng quế xuất khẩu. Vì vậy trong thời gian tới chúng ta cần phải quan tâm hơn nữa tới điều kiện bảo quản vỏ quế sau thu hoạch.

1444.

1445. Hiện nay, theo thống kê của các cán bộ kiểm lâm, nước ta còn khoảng trên 20% diện tích là rừng quế cũ. Việc trước mắt mà Nhà nước và nhân dân cần làm ngay là phải cải tạo lại vườn rừng. Nhà nước nên hỗ trợ chi phí để có thể hoàn thành sớm việc cải tạo các rừng quế. Chúng ta cần phải tiến hành cải tạo xong trước năm 2005 và tiến hành đưa các giống quế có chất lượng cao, thời gian sinh trưởng ngắn (8 năm), ít bị sâu bệnh vào trồng đại trà ở các rừng quế đã cải tạo, tận dụng tối đa quỹ đất ở các khu vực này.

1446.

1447. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ngoài việc cần phải nghiên cứu qui hoạch chi tiết và tập trung các vùng trồng quế để có thể quản lí tốt hơn thì cũng cần phải tập trung nghiên cứu các giống quế cho năng suất, chất lượng cao phục vụ xuất khẩu. Làm được như thế chúng ta sẽ tránh được sự sản xuất phân tán như hiện nay và có thể tận dụng tối đa điều kiện cơ sở vật chất hạ tầng ở các vùng trồng quế. Như vậy chúng ta sẽ tiết kiệm được đáng kể chi phí sản xuất. Bộ cũng nên nghiên cứu, cải tạo các giống quế chất lượng thấp để có thể giảm số lượng quế chất lượng thấp

từ 17- 20% như hiện nay xuống còn khoảng 10% vào năm 2010. Do đó nhà nước cần phải có sự đầu tư thích đáng cho công tác nghiên cứu khoa học. Việc đào tạo đội ngũ lao động có tay nghề cao trong ngành lâm nghiệp nói chung và ngành trồng quế nói riêng là việc làm cần thiết để có thể góp phần nâng cao năng suất và chất lượng quế.

1448.

1449. Các Bộ, ban, ngành và các địa phương cũng cần thực hiện các chương trình phổ biến kiến thức về lựa chọn giống, làm đất, kĩ thuật trồng và chăm sóc quế, kĩ thuật chế biến bảo quản tiên tiến đến với bà con các địa phương trồng quế. Một mặt chúng ta cũng cần phải có một trung tâm nghiên cứu các loại sâu bệnh hại cây trồng để có thể chủ động đối phó với những tác nhân gây thiệt hại cho các vườn quế, tránh tình trạng các khu rừng bị các loài sâu bệnh tàn phá như hiện tượng sâu róm hại quế và thông ở các tỉnh miền Trung thời gian vừa qua. Mặt khác chúng ta cũng cần phải xây dựng các đại lí cung cấp phân bón, thuốc trừ sâu rộng khắp trong các vùng trồng quế để làm giảm bớt phần nào nỗi khó nhọc của bà con nông dân trong sản xuất.

1450. Bên cạnh đó bà con cũng cần phải áp dụng các biện pháp sản xuất giống tiên tiến như chiết cành để có thể giảm được thời gian cây con sinh trưởng, tiết kiệm chi phí, giảm giá thành sản xuất. Việc làm này cần có sự hướng dẫn của các cán bộ khuyến nông, khuyến lâm.

1451.

1452. Một thực tế hiện nay là ở các địa phương có cây quế thì lực lượng cán bộ khuyến lâm còn rất thiếu và rất yếu. Trong khi đó thì trình độ hiểu biết về khoa học kĩ thuật của các hộ dân trồng quế còn rất thấp, chủ yếu là bằng kinh nghiệm của cha ông để lại. Vậy nên ở các tỉnh trồng quế nên có chính sách thu hút nhân tài đặc biệt là các kĩ sư lâm nghiệp để có thể tăng cường đội ngũ cán bộ cơ sở. Những cán bộ này sẽ là những chuyên gia hướng dẫn nhân dân cách thức chọn giống, sản xuất giống, trồng rừng, chăm sóc rừng đúng cách. Có như vậy thì năng suất và chất

5.

lượng của ngành sản xuất quế mới được nâng cao. Nếu làm được như vậy chắc chắn việc sản xuất quế của bà con các dân tộc thiểu số sẽ gặp nhiều thuận lợi hơn.

1453.

1454. 1.5 Tăng cường khâu quản lí việc thu gom quế xuất khẩu

1455.

1456. Nhà nước cần tăng cường hơn nữa việc quan lí khâu thu mua vỏ quế thô để tránh tình trạng xuất khẩu nhỏ lẻ, manh mún như hiện nay. Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu quế, nhà nước nên xem xét chỉ cho phép các doanh nghiệp lớn xuất khẩu quế bởi vì mặc dù chúng ta khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia xuất khẩu nhưng việc có nhiều các công ty nhỏ, xuất khẩu với số lượng nhỏ sẽ làm cho chất lượng và giá cũng quế không đều. Điều này gây thiệt hại cho cả người sản xuất lẫn người xuất khẩu.

1457.

1458. Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu quế, khi thu mua nên kết hợp lại để cùng nhau xuất khẩu thành một đầu mối, có sự quản lí chặt chẽ về chất lượng quế xuất khẩu để đảm bảo uy tín cho cây quế Việt Nam. Khi đó chúng ta có thể kiểm soát được giá cả cũng như chất lượng, giảm chi phí giao dịch mang lại hiệu quả thương mại cao.

1459.

1460. Một việc nữa cũng không kém phần quan trọng mà chúng ta cần làm ngay là phải củng cố lại hệ thống lưu thông, phân phối và buôn bán quế trong cả nước để có thể quản lí tốt hơn nữa nguồn hàng sao cho mỗi khi có nhu cầu xuất khẩu thì chúng ta có thể chủ động.

1461.

1462. * Đối với chế biến, cần đẩy mạnh hơn nữa việc nghiên cứu sản xuất tinh dầu quế để trong tương lai không xa chúng ta có thể xuất khẩu loại sản phẩm này với khối lượng lớn đem lại kim ngạch cao. Việc

nhập khẩu công nghệ chưng cất tinh dầu và xây dựng các nhà máy chế biến sản phẩm quế ở các khu vực trồng quế là việc làm cần thiết.

1463.

1464. Nhà nước cũng nên hỗ trợ tài chính xây dựng các kho dự trữ đủ tiêu chuẩn để những khi giá quế xuống thấp, bà con không bán mà đem gửi vào đó chờ giá lên. Bởi vì hiện nay việc bảo quan vỏ quế khô của bà con nông dân ở nhà thường làm cho quế giảm chất lượng.

1465.

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu quế của việt nam (Trang 83 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w