1204. 1.1 Đánh giá về công tác sản xuất.
1205.
1206. Cũng giống như các ngành sản xuất lâm nghiệp khác, ngành sản xuất quế có đặc điểm là cần thời gian dài, diện tích sản xuất lớn, vốn đầu tư và lao động cần nhiều. Trong thời gian qua, các hộ gia đình trồng quế trong cả nước đã có nhiều cố gắng phát huy kinh nghiệm, trí tuệ, khắc phục khó khăn, có nhiều sáng tạo trong sản xuất, tận dụng tối đa những những ưu đãi của thiên nhiên và những thuận lợi mà các cấp, các ngành tạo điều kiện giúp đỡ. Chính vì vậy mà trong ngành sản xuất lâm nghiệp nói chung và sản xuất quế nói riêng đã có nhiều bước phát triển vượt bậc. Kể từ sau năm 1975, diện tích quế cả nước mới chỉ có khoảng 6000 ha, đến những năm 80 con số này đã lên đến khoảng hơn 10.000 ha. Riêng về sản lượng cuối thập kỉ 70 chúng ta mới chỉ sản xuất được khoảng 1.000 tấn vỏ quế khô nhưng hiện nay con số này đã là hơn 6.000 tấn.
1207.
1208. Kể từ năm 1990 trở lại đây, tốc độ phát triển của ngành trồng quế nước ta khá nhanh. Nếu năm 1990 cả nước ta mới có khoảng hơn 10.000 ha quế thì đến nay con số nay đã lên đến khoảng 15.000 ha. Về sản lượng thu hoạch qua các năm tuy có sự biến động nhưng vẫn theo xu hướng đi lên. Kim ngạch xuất khẩu tuy có bất lợi là giá quế không thuận lợi nhưng vẫn có chiều hướng đi lên. Điều này cho thấy các hộ nông dân cũng như các nhà xuất khẩu quế của chúng ta đã có những nỗ lực đáng kể trong việc đấy mạnh sản xuất và xuất khẩu quế.
1209.
1210. Chính sách giao đất, giao rừng cho các hộ dân của Đảng và Chính Phủ đã phát huy hiệu quả tích cực, được nhân dân ủng hộ nhiệt tình. Việc này đã tạo ra một động lực thúc đẩy bà con nhân dân hăng hái sản xuất tạo ra nhiều của cải cho xã hội. Chính sách trên có thể nói đã làm biến đổi căn bản diện mạo của rất nhiều vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa. Nó không chỉ ngăn chặn được nạn phá rừng
5.
bừa bãi, tạo công ăn việc làm thường xuyên cho bà con các đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần bảo vệ môi trường, môi sinh, bảo vệ nguồn gen quí mà còn tạo ra một đời sống mới cho nhân dân đồng thời góp phần mang lại nguồn thu ngoại tệ cho đất nước và tạo điều kiện cho Việt Nam mở rộng mối quan hệ với bè bạn năm châu. Mặt khác khi nhân dân thực hiện tốt chính sách trên là cũng góp phần vào thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn của Đảng ta.
1211.
1212. Một thực tế cho thấy, khi người dân đã được giao đất giao rừng trong thời gian 50 năm thì cây quế đã được gây trồng nhiều trong các vườn của các hộ gia đình một cách ổn định. Quế được trồng thuần nhất hoặc hỗn giao với nhiều loại cây ăn quả khác hoặc cây lấy gỗ khác. Trong hơn mười năm qua, với sự khởi sắc của kinh tế hộ gia đình, cùng với sự quan tâm phát triển kinh tế- xã hội của các cấp, các ngành nhất là vùng cao đồng bào dân tộc thiểu số, cây quế thực sự đã mang lại nhiều cơ hội đổi đời cho hàng nghìn hộ dân trong cả nước. Xét về một mặt nào đó, cây quế đã là một phần không thể tách rời của kinh tế hộ gia đình.
1213.
1214. Đối với khâu thu hoạch, chúng ta cũng có khá nhiều tiến bộ. Từ năm 1995 đến nay, tỷ lệ hao hụt trong quá trình phơi sấy vỏ quế đã giảm đáng kể. Nếu trước đây trung bình một héc ta quế sau khi thu hoạch thường có tỷ lệ hao hụt trung bình là 1/2 thì hiện nay con số này chỉ còn lại 1/3. Điều đó cho thấy không chỉ chất lượng mà giá trị sản phẩm của chúng ta cũng được nâng cao và các hộ sản xuất đã có sự đầu tư đáng kể vào khâu chế biến, phơi sấy mặc dù còn khiêm tốn. Tuy chúng ta chưa có nhiều nhà kho riêng để bảo quản vỏ quế sau thu hoạch nhưng những cố gắng của các hộ gia đình trong việc giữ gìn, bảo
quản sản phẩm sau thu hoạch để làm giảm tỷ lệ hư hao xuống thấp như hiện nay là rất đáng khích lệ.
1215.
1216. Trong công tác điều hành sản xuất và xuất khẩu, chúng ta chưa có một Hiệp hội gia vị chung, mới chỉ có Hiệp hội Hạt tiêu Việt Nam (thành lập năm 2001). Do đó trong công tác sản xuất và xuất khẩu gia vị nói chung và xuất khẩu quế nói riêng chưa có một tiếng nói thống nhất, chưa có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các nhà xuất khẩu, điều này nhiều khi gây thiệt hại cho chính chúng ta. Bởi vì nhiều khi các nhà sản xuất có tư tương “mạnh ai người ấy làm” nên việc kiểm soát sản xuất gặp nhiều khó khăn. Mặt khác, sự chỉ đạo của các cấp, các ngành ở địa phương trong công tác vận động, tuyên truyền cho ngành sản xuất quế còn gặp nhiều khó khăn nên ngành sản xuất quế những năm vừa qua còn có nhiều hạn chế.
1217.
1218. 1.2 Đánh giá về công tác xuất khẩu
1219.
1220. Trước đây mặt hàng quế của Việt Nam chủ yếu chỉ xuất khẩu sang các nước XHCN theo các Hiệp định kí kết ở cấp Chính phủ. Trong giai đoạn 1991- 1995, khi xuất khẩu sang các nước SNG và Đông Âu giảm mạnh, Việt Nam đã tăng cường xuất khẩu quế sang các nước khác nhưng phần nhiều là qua các trung gian, chủ yếu là qua mạng lưới tiêu thụ của các doanh nhân Singapore và Hông Kông. Từ năm 1995 đến nay, xuất khẩu qua trung gian của Việt Nam đã giảm dần và đã bắt đầu xuất khẩu trực tiếp sang các nước có nhu cầu tiêu thụ trực tiếp.
1221.
1222. Thị trường mua gom gia vị trong nước phụ thuộc chặt chẽ vào thị trường quốc tế và hoạt động xuất khẩu quế. Khi thị trường quốc tế thuận lợi, giá tăng, hoạt động mua gom quế trông nước sôi động tạo điều kiện cho tiêu thụ quế trong các hộ gia đình. Trong tình hình mấy năm qua, thị trường quế thế giới diễn biến không mấy thuận lợi về giá
5.
nhưng xuất khẩu quế của chúng ta vẫn tăng. Điều này chứng tỏ các doanh nghiệp của chúng ta hoạt động rất có hiệu quả.
1223.
1224. Các doanh nghiệp Nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong xuất khẩu gia vị nói chung và xuất khẩu quế nói riêng với tỷ trọng khoảng 85% tổng lượng xuất khẩu của cả nước. Các công ty xuất khẩu gia vị ngoài quốc doanh thường mua vỏ quế khô từ các doanh nghiệp địa phương, các doanh nghiệp địa phương này lại đi thu gom từ các hộ sản xuất. Việc làm này một mặt là huy động được tối đa nhiều nguồn lực trong công tác xuất khẩu quế tuy nhiên nhiều khi người thu gom lại ép giá bà con nông dân gây thiệt hại cho họ. Trong điều kiện sản xuất còn gặp nhiều khó khăn như hiện nay thì việc khắc phục tình trạng trên không phải là một việc dễ.
1225.
1226. Hiện nay do quế là một mặt hàng được xuất khẩu với số lượng không nhiều nên thường được các Tổng công ty xuất nhập khẩu tổng hợp đảm nhiệm. Các công ty này thường cùng một lúc xuất khẩu nhiều mặt hàng nông, lâm sản. riêng mặt hàng quế thường được xuất khẩu kèm với các loại gia vị khác như hạt tiêu, gừng, hành, tỏi… theo các đơn đặt hàng của các nhà nhập khẩu nước ngoài.
1227.
1228. Về mặt thị trường xuất khẩu của chúng ta cũng đã được mở rộng tới gần 30 nước trên thế giới. Nhiều nhất vẫn là châu á hai đối tác lớn nhất là Hàn Quốc và Đài Loan. Chất lượng quế của chúng ta vẫn được đánh giá là tốt hơn so với quế của các nước khác.
1229.
1230. Mặc dù còn có nhiều khó khăn nhất định nhưng ngành sản xuất và xuất khẩu quế của chúng ta những năm qua đã đạt được những thành quả nhất định như đã trình bày ở phần trên.
1232.1233. 1233.
1234. 1.3 Một số tồn tại hạn chế
1235.
1236. Tuy nhiên chúng ta cũng cần chỉ ra một số tồn tại hạn chế trong công tác sản xuất và xuất khẩu quế để có thể rút ra bài học kinh nghiệm từ đó phục vụ tốt hơn các công tác sau này. Xin được liệt kê ra đây một số tồn tại, hạn chế mà chúng ta gặp phải qua thực tiễn một số năm vừa qua:
1237.
1238. Thứ nhất là diện tích trồng quế không ổn định, và không đều mặc dù có tăng. Có những năm chúng ta trồng rất nhiều nhưng cũng có những năm chúng ta trồng rất ít. Điều này làm cho khối lượng quế xuất khẩu của chúng ta tăng giảm thất thường (xem Bảng 10). Tâm lí bà con trồng các loại cây lâm sản thường không ổn định, khi thấy giá cao thì đua nhau trồng, đến khi rớt giá thì lại chặt phá đi trồng cây khác. Điều này nhiều khi gây thiệt hại rất lớn cho chính họ.
1239.
1240. Thứ hai là chúng ta còn thiếu dự báo về thị trường. Chúng ta mới bước vào nền kinh tế thị trường nên cả Nhà nước, người nông dân, các nhà kinh doanh, chế biến đều chưa có kinh nghiệm và rất yếu trong công tác dự báo thị trường. Cụ thể là về phía doanh nghiệp chủ yếu là hoạt động xuất nhập khẩu nên thường lấy lãi làm chính, sự nghiên cứu về thị trường còn yếu và hầu như ít được quan tâm. Về phía nông dân, phần lớn là sản xuất nhỏ, trình độ thông tin còn lạc hậu, tiếp xúc ít, gặp nhiều trở ngại trong tìm hiểu thị trường. Nên nhiều khi họ phát triển theo kiểu “phong trào”, thấy người khác làm có lãi thì cũng làm theo, không tính toán tới hiệu quả lâu dài cũng như sự ổn định của mặt hàng đó.
1241.
5.
1242. Thứ ba là chính sách bảo hiểm nông sản còn yếu. Quế cũng giống như các mặt hàng nông sản là loại hàng rất nhạy cảm, phụ thuộc nhiều vào diễn biến thời tiết và các yếu tố khác nhưng nhiều năm qua chính sách bảo hiểm cho các mặt hàng này hầu như bị lãng quên. Đây cũng chính là yếu tố làm các nhà xuất khẩu e ngại không dám gắn bó chặt chẽ với các loại hàng hoá này. Nhiều khi độ rủi ro rất cao, có thể làm cho các nhà xuất khẩu bị thua lỗ. Cũng chính vì điều này mà các công ty bảo hiểm không mấy mặn mà lắm với lĩnh vực này. tại Việt Nam hiện nay chỉ duy nhất có một công ty Groupama (100% vốn nước ngoài, cấp phép năm 2001) là dám kinh doanh các sản phẩm bảo hiểm thuộc lĩnh vực nông, lâm nghiệp. Nhưng phạm vi bảo hiểm rủi ro cũng rất hạn chế, chủ yếu là những rủi ro có thể kiểm soát được hoặc xảy ra với tần suất thấp. Nhìn chung ở Việt Nam chưa có quĩ bảo hiểm về năng suất cây trồng cũng như về giá các mặt hàng gia vị. Thời gian qua, nhà nước đã có một số chính sách để bảo hiểm và trợ giá cho một số mặt hàng nông sản nhưng mới tập trung vào một số mặt hàng có kim ngạch lớn như gạo, cà phê còn các mặt hàng khác hiện chưa được hưởng chính sách này.
1243.
1244. Thứ tư là chưa có hợp đồng bao tiêu sản phẩm hoặc tính khả thi trong thực hiện hợp đồng giữa người sản xuất và người xuất khẩu còn thấp. Phần lớn việc mua các mặt hàng gia vị trong nước các doanh nghiệp đều thông qua các đầu mối tư nhân nên còn bị động nhiều trong số lượng và giá cả. Hợp đồng có thể được kí kết nhưng việc phá vỡ hợp đồng xảy ra thường xuyên do bị tác động bởi tư tưởng “ai trả giá cao thì bán cho người đó”. Có hiện tượng trên là do sản xuất của chúng ta còn khá manh mún, để thu được đủ lượng cho xuất khẩu, các doanh nghiệp thường phải kí kết hợp đồng với nhiều hộ gia đình nên gây ra lãng phí thời gian và chi phí. Mặt khác doanh nghiệp chỉ có thể kí hợp đồng lâu
dài với người sản xuất khi họ có đầu ra ổn định. Nhưng trong bối cảnh kinh doanh hiện nay việc có được hợp đồng thường xuyên và ổn định là rất khó. Đã thế, trên thực tế thường xảy ra chuyên người sản xuất không thực hiện đúng theo hợp đồng đã cam kết, sản xuất hàng không đúng chất lượng, hoặc từ chối giao hàng cho doanh nghiệp mà bán thẳng ra thị trường khi thấy giá cao hơn, bỏ qua những đầu tư đã nhận trước của doanh nghiệp như giống, công nghệ chăm sóc, phân bón khiến nhiều doanh nghiệp bị thua thiệt hàng trăm triệu đồng và không có hàng để giao cho các đối tác dẫn đến mất bạn hàng là điều khó tránh khỏi.
1245.
1246. Thứ năm là chúng ta thường ở thế bị động trong hoạt động kinh doanh. Do chúng ta mới chỉ xuất khẩu một lượng quế chỉ chiếm khoảng 6% thị phần thế giới nên nhiều khi ta thường bị động về giá cả cũng như số lượng trong buôn bán quốc tế. Bên cạnh đó chúng ta cũng chưa tạo ra được một thương hiệu riêng cho mặt hàng quế Việt Nam. Xuất khẩu quế của chúng ta vẫn còn chưa tương xứng với chất lượng của chính mặt hàng này.
1247.1248. 1248.
1249. Thứ sáu là chúng ta thiếu các cơ sở chế biến. Từ trước tới nay chúng ta chủ yếu xuất khẩu sản phẩm vỏ quế thô mà chưa chú ý đến xuất khẩu tinh dầu bởi vì chúng ta chưa có công nghệ chế biến tinh dầu hiện đại. Gần đây chúng ta có phát triển các làng nghề sử dụng các phụ phẩm từ cây quế nhưng mới chỉ giới hạn ở một số địa phương mà chưa được nhân rộng ra nhiều nơi. Các sản phẩm được làm từ cây quế còn chưa phong phú nên thị trường xuất khẩu còn chưa nhiều, chỉ mới giới hạn ở một số nước nhất định.
1250.