Hiệu quả kinh tế của việc sản xuất và xuất khẩu quế thời gian qua

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu quế của việt nam (Trang 72 - 79)

gian qua

1251.

1252. Hiệu quả kinh tế của hoạt động kinh doanh là sự so sánh giữa kết quả đầu ra và các chi phí dùng cho hoạt động đó. Hiệu quả đó có thể là

5.

trực tiếp hoặc gián tiếp. Riêng đối với ngành sản xuất và xuất khẩu quế, hiệu quả trực tiếp thì đã rõ ràng, tuy kim ngạch không mang lại hàng trăm triệu USD như những ngành sản xuất khác nhưng những hiệu quả gián tiếp hay còn gọi là hiệu quả kinh tế- xã hội mà nó mang lại cho nước ta thì rất lớn. Những năm qua, ngành sản xuất và xuất khẩu quế đã góp phần không nhỏ vào việc thực hiện thành công chính sách dân tộc, miền núi của Đảng ta.

1253.

1254. 2.1 Hiệu quả trực tiếp

1255. Trong kinh doanh ngoại thương nói chung, người ta thường lấy các chỉ tiêu Lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận và tỷ suất ngoại tệ để làm thước đo hiệu quả kinh doanh. Thông thường người ta thường coi lợi nhuận là mục đích cuối cùng tuy nhiên chỉ tiêu quan trọng không kém đó là tỷ suất lợi nhuận. Chỉ tiêu này được xác định bằng cách lấy lợi nhuận đầu ra chia cho chi phí đầu vào. Đây mới chính là chỉ tiêu chính để làm căn cứ đánh giá hiệu quả kinh doanh ngoại thương. Bên cạnh đó chỉ tiêu tỷ suất ngoại tệ cũng là một nhân tố để có thể giúp người kinh doanh ngoại thương đánh giá hiệu quả mà các hợp đồng mang lại cho đất nước.

1256.

1257. Cũng giống như các sản phẩm khác, mặt hàng quế có giá cả phụ thuộc vào chất lượng của nó. Đối với loại hàng này, tuy giá mua của nó có cao hơn so với các mặt hàng khác nhưng lợi nhuận mà nó mang lại thì khá cao.

1258.

1259. Bảng 17: Hiệu quả kinh doanh quế (Số liệu bình quân trong 10 năm) 1260. 1261. Lo ại quế 1262. 1263. Giá mua (đ/kg) 1264. 1265. Giá bán (đ/kg) 1266. Chỉ tiêu 1270. Lợi nhuận 1271. Tỷ suất (%) 5% 100.000 140.000 40.00 28

0 1277. 4,5 % 1278. 70.000 1279. 95.000 1280. 25.00 0 1281. 26 1282. 4% 1283. 45.000 1284. 60.000 1285. 15.00 0 1286. 25 1287. 3,5 % 1288. 28.000 1289. 35.000 1290. 7.000 1291. 20 1292. 3% 1293. 19.000 1294. 22.000 1295. 3.000 1296. 20 1297. 0,8 % 1298. 15.000 1299. 17.000 1300. 2.000 1301. 8,8 1302. 1303. Nguồn: Công ty XNK tổng hợp 1 HN 1304.

1305. Trong đó giá mua được xác định bằng cách lấy giá mua thực tế cộng với thuế và các phụ phí. Giá bán thực tế được qui đổi theo tỷ giá ngoại tệ của Ngân hàng Ngoại thương công bố tại thời điểm ấy. 1306.

1307. Qua bảng trên chúng ta có thể thấy hiệu quả kinh doanh của ngành xuất khẩu quế là rất cao, trong đó loại quế 5% cho lợi nhuận cũng như tỷ suất lợi nhuận cao hơn cả và loại quế 0,8% cho hiệu quả thấp nhất. Qua đó chúng ta có thể thấy xuất khẩu quế là một trong những ngành mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho không chỉ người sản xuất mà cả người xuất khẩu.

1308. Hiệu quả kinh tế của ngành hàng này còn được thể hiện qua sự so sánh với một số mặt hàng nông lâm xuất khẩu của cả nước. Lấy một ví dụ để minh hoạ. Theo đánh giá tổng kết sơ bộ của Vụ Quản lí xuất nhập khẩu Bộ thương mại năm 2000 thì hiệu quả kinh tế của các ngành xuất khẩu gỗ, quế, chè như sau:

- Xuất khẩu gỗ: 17,8% lợi nhuận

- Xuất khẩu quế: 15,3% lợi nhuận

- Xuất khẩu chè: 9,1% lợi nhuận

1309.

5.

1310. Như vậy có thể thấy so với hai ngành khác thì ngành xuất khẩu quế cho người kinh doanh lợi nhuận khá và ổn định. Những năm trước đây, khi giá cả ổn định, quế Cassia BL của Việt Nam bán được khoảng trên 2000 USD/tấn qui đổi ra tỷ giá ngoại tệ được khoảng 24 triệu đồng, trong khi đó giá bán vỏ quế khô trong nước cao nhất chỉ mới đến 12 triệu đồng/tấn. Từ năm 2000 trở lại đây, tuy giá quế trên thị trường thế giới có biến động bất lợi nhưng ngành xuất khẩu quế vẫn mang lại hiệu quả kinh doanh cao.

1311.

1312. Đối với xuất khẩu thì cây quế mang lại hiệu quả như vậy, còn xét về mặt sản xuất thì loại cây lâm sản này cũng mang lại hiệu quả rất cao. Theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thì mỗi năm một ha quế có thể cho từ 80 đến 100 triệu đồng tiền bán vỏ quế thô. Nếu tính thêm cả rễ, cành, lá và gỗ thì thu hoạch có thể lên đến con số 110- 120 triệu một ha một năm. giá trị này bằng 2 lần so với sản xuất dứa, gấp 2- 3 lần so với sản xuất chè, 7- 8 lần so với sản xuất cà phê hay so với một số cây lâm đặc sản khác thì thu nhập từ cây quế cũng gấp 2 lần so với cây hồi, 9- 10 lần so với cây bồ đề, 10- 11 lần so với sản xuất nhựa thông.

1313.

1314. Khi so sánh như trên thì chúng ta có thể thấy rằng hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích là rất lớn. Vì vậy ở những vùng có điều kiện sản xuất quế thì chúng ta nên mở rộng diện tích cây trồng cũng như chế biến sao cho phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của từng vùng. Tuy nhiên trong nền kinh tế thị trường hiện nay chúng ta không nên chạy theo lợi nhuận mà nhanh chóng mở rộng diện tích một cách lãng phí. Việc tìm kiếm một hướng đi mới cho các vùng đồng bào dân tộc vùng sâu, vùng xa là rất đáng khuyến khích tuy nhiên không nên chạy theo nhu cầu nhất thời của thị trường mà mỗi sự đầu tư cần phải có tính toán kĩ lưỡng. Chính vì

vậy mà chính quyền và nhân dân cần phải có sự phối hợp nhịp nhàng với các công ty kinh doanh xuất khẩu quế để tránh tình trạng người sản xuất làm ra những sản phẩm không đạt yêu cầu để xuất khẩu và tình trạng người dân không thực hiện hợp đồng hay nhà sản xuất ép giá nông dân.

1315.

1316. 2.2 Hiệu quả gián tiếp 1317.

1318. Đối với các nhà sản xuất và xuất khẩu thì hiệu quả trực tiếp hay hiệu quả tài chính là mối quan tâm hàng đầu của họ. Nhưng đối với nhà nước thì hiệu quả lâu dài mà mỗi ngành kinh tế mang lại cho đất nước, cho xã hội thì mới đáng quan tâm. Đó chính là hiệu quả gián tiếp hay còn gọi là hiệu quả kinh tế –xã hội. ở Việt Nam, diện tích đồi núi chiếm khoảng 3/4, đây quả là một thuận lợi rất lớn cho ngành lâm nghiệp trong đó các mặt hàng như quế, hồi, tiêu, điều, sa nhân… từ lâu đã được coi là một mặt hàng quan trọng có giá trị xuất khẩu cao, góp phần rất lớn vào công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá của nước ta hiện nay.

1319.

1320. Những năm qua, ngành xuất khẩu quế của nước ta không chỉ mang lại một phần đáng kể ngoại tệ để phục vụ nhập khẩu các thiết bị máy móc phục vụ cho các ngành sản xuất khác mà nó còn góp phần thay đổi đáng kể bộ mặt nông thôn, miền núi nước ta. Có thể nói cũng như các loại cây lâm đặc sản khác, cây quế đã làm cho giá trị địa tô của đất tăng lên đáng kể. Cây quế ngoài việc bản thân nó mang lại những lợi ích kinh tế cho người trồng, nó còn giúp cải tạo bảo vệ môi trường sống, chống sói mòn, lũ lụt. Khi tiến hành sản xuất quế, người ta còn trồng xen các loại cây nông nghiệp ngắn ngày như ngô, sắn, khoai… hoặc kết hợp trồng lúa nương vừa có tác dụng bảo vệ đất, vừa có tác dụng xen canh, gối vụ tăng nguồn thu cho nông dân.

1321.

5.

1322. Bên cạnh đó cây quế là một loại cây cần nhiều lao động chăm sóc nhất là khi cây còn non. Vì vậy những năm qua nó đã góp phần đáng kể vào việc tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động dư thừa trong những lúc nông nhàn. Nhờ đó có thể giảm được các tệ nạn xã hội như nghiện hút, trộm cắp… giữ gìn trật tự an toàn xã hội. ở nhiều địa phương hiện nay đang xem xét đưa cây quế vào trồng để có thể thay thế việc trồng cây thuốc phiện của bà con các dân tộc Mông, Thái… ở các tỉnh như Lai Châu, Sơn La.

1323.

1324. Nếu như ai có dịp đến các địa phương có cây quế như Trà Bồng (Quảng Nam), Văn Yên (Yên Bái)… thì sẽ thấy bộ mặt ở đó đổi thay như thế nào nhờ cây quế. Đường sá được đầu tư mở rộng, điện nước đến với từng làng bản, trường học, trạm xá… được đầu tư xây dựng khang trang. Những nhà trồng quế đều có ti vi, đài radio… để có thể học tập, xem, nghe những chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta. Như vậy rõ ràng là cây quế mạng lại hiệu quả kinh tế xã hội rất lớn.

1325.

1326. Do đặc điểm cây quế chỉ thích nghi với đất đồi rừng nên chỉ có bà con các dân tộc ít người mới có phong tục trồng quế. Các dân tộc này trước đây thường sống du canh, du cư, đốt phá rừng làm nương rẫy nên tình trạng hàng nghìn héc ta rừng nguyên sinh của chúng ta bị tàn phá trong những năm qua là điều dễ hiểu. Kể từ khi Đảng và Nhà nước ta coi trọng phát triển kinh tế- xã hội ở các vùng miền núi có đồng bào các dân tộc thiểu số thì tình trạng trên giảm hẳn. Diện tích rừng nước ta từ con số che phủ 28% đến nay đã lên đến khoảng 40%. Đây là một con số rất đáng tự hào và điều quan trọng là trong các loại cây đóng góp vào con số kể trên có cây quế.

1328. Như vậy có thể nói hiệu quả kinh tế- xã hội lâu dài mà cây quế mang lại cho không chỉ các đồng bào dân tộc thiểu số mà cả toàn bộ xã hội là rất đáng kể. Vì vậy chúng ta cần phải đẩy mạnh hơn nữa việc trồng và bảo vệ rừng quế vừa để thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về dân tộc, miền núi, vừa là một trong các giải pháp phát triển kinh tế- xã hội đồng thời để cây quế có thể phát huy hết những ưu điểm vốn có của nó.

1329.1330. 1330. 1331. 1332. 1333. 1334. 1335. 1336. 1337. 1338. 1339. 1340. 1341. 1342. 1343. 1344. 1345. 1346. 1347. 1348. 1349. 1350. 1351. 1352. Chương 3

1353. Một số giải pháp và kiến nghị nhằm đẩy mạnh

5.

1354. sản xuất và xuất khẩu quế của ViệtNam

1355.

I. Định hướng sản xuất và xuất khẩu sản phẩm quế giai đoạn từ nay đến năm2010

1356.

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu quế của việt nam (Trang 72 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w