2 Thực trạng sản xuất quế ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu quế của việt nam (Trang 30 - 35)

553.2.1 Các vùng trồng quế chính ở nước ta

554.ở nước ta, cây quế tự nhiên thường mọc hỗn giao trong rừng tự

nhiên nhiệt đới ẩm từ Bắc vào Nam. Tuy nhiên ngày nay quế tự nhiên không còn nhiều do sự khai thác bừa bãi của con người mà thay vào đó là cây quế đã được thuần hoá trở thành cây trồng. Từ lâu, nước ta đã hình thành bốn vùng trồng quế chính và mỗi vùng có những sắc thái riêng về tự nhiên, về dân tộc. Các vùng trồng quế chính đó là:

555.

556.2.1.1 Vùng quế Yên Bái

557.

558.ở tỉnh Yên Bái, cây quế được trồng tập trung ở các huyện Văn Yên,

Văn Chấn, Trấn Yên. Trong đó các khu vực tập trung quế là Đại Sơn, Châu Quế, Phong Dụ, Xuân Tầm... Các địa phương trên có diện tích và sản

5.

lượng quế chiếm khoảng trên 70% của cả vùng. Sinh sống trên vùng quế Yên Bái chủ yếu là đồng bào dân tộc Dao có nghề trồng quế từ lâu đời. Đặc điểm của vùng quế Yên Bái là vùng rừng núi bị chia cắt, hiểm trở nằm ở phía Đông và Đông nam của dãy Hoàng Liên Sơn, có độ cao tuyệt đối khoảng 300- 700 m so với mực nước biển, khu vực này có nhiệt độ trung

bình năm là 22,70 C, lượng mưa bình quân năm trên 1500 mm, độ ẩm bình

quân là 84%. Đất đai phát triển trên đá sa thạch, có tầng đất dày, ẩm, nhiều mùn và thoát nước. Đây là vùng quế có diện tích và sản lượng vỏ quế cao nhất cả nước.

559.

560.Vùng quế Yên Bái có diện tích khoảng 20.000 ha và sản xuất chủ

yếu là loại quế Đơn có chất lượng cao hơn so với quế đơn sản xuất ở các vùng khác. Theo điều tra của các chuyên gia, vùng này có khoảng hơn 2 vạn ha có khả năng trồng được quế. Diện tích đất này không chỉ nằm ở khu vực có điều kiện thuận lợi về khí hậu thời tiết mà đất đai khá phì nhiêu nên cây quế phát triển rất tốt. Tuy nhiên vùng này cũng có những mặt hạn chế, đó là địa hình đồi núi phức tạp, độ dốc lớn và bị chia cắt nên giao thông nội tỉnh đi lại rất khó khăn. Việc vận chuyển quế sau khi thu hoạch từ các khu vực trồng quế đến các nơi tập trung không mấy thuận lợi. Nhưng việc vận chuyển quế từ các nơi tập trung ở tỉnh đi các địa phương khác cũng có mặt thuận lợi do Yên Bái có quốc lộ 13, có tuyến đường sắt Lào Cai- Yên Bái- Hà Nội đi qua cùng với các tuyến đường nội tỉnh. Cây quế trồng ở Yên Bái có năng suất và chất lượng cao hơn các vùng khác nên đáp ứng yêu cầu xuất khẩu. Cây quế chỉ cần trồng khoảng 7- 8 năm là có thể cho khai thác để làm gia vị thực phẩm, gỗ đạt kích cỡ làm cây chống hầm lò.

561.

562.Nhìn chung, Yên Bái là địa phương có khả năng nhất trong việc phát

chất lượng nhất cho nhu cầu xuất khẩu. Các sản phẩm quế cũng phong phú bao gồm vỏ quế thô, bột quế, tinh dầu quế, các phụ phẩm dùng cho ngành sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, ngoài ra hàng năm còn cung cấp cho hàng trăm mét khối gỗ cho các cơ sở hầm lò ở Yên Bái, Lào Cai, Thái Nguyên...

563.

564.2.1.2 Vùng quế Quảng Ninh

565.

566. Các huyện Hải Ninh, Hà Cối, Đầm Hà, Tiên Yên và Bình Liêu tỉnh

Quảng Ninh là vùng đồi núi san sát nhau thuộc cánh cung Đông bắc kéo dài về phía biển. Các dãy núi theo hình cánh cung Đông Bắc- Tây Nam là địa hình chắn gió vì vậy lượng mưa trong vùng rất cao, khoảng

trên 2300 mm một năm, nhiệt độ bình quân năm là 230 C. Vậy nên cây

quế rất có điều kiện phát triển. Quế được trồng trên các đồi núi cao khoảng 200- 400 m so với mực nước biển. Quế là nguồn lợi đáng kể của các đồng bào Thanh Y, Thanh Phán sống ở trong vùng. Các đồng bào dân tộc ít người trên đã có truyền thống sản xuất quế từ lâu đời. Sản phẩm chủ yếu là quế Đơn. Nhiều năm qua, vùng quế Quảng Ninh đã cung cấp một lượng lớn quế hàng hoá phục vụ cho xuất khẩu. Hình thức sản xuất quế chủ yếu là do quốc doanh, các lâm trường được thành lập từ hàng chục năm qua và các hộ dân được nhà nước giao đất giao rừng.

567.

568. Vùng quế Quảng Ninh là nơi có đất đai và khí hậu rất thuận

lợi để phát triển cây quế. Nếu như có sự đầu tư thích đáng khả năng có thể mở rộng qui mô sản xuất quế lên tới 6000 ha. Vùng này lại có điều kiện thuận lợi khác là giao thông đi lại tương đối thuận lợi do địa hình đồi núi không cao lắm, quốc lộ 18 vừa mới được cải tạo và mở rộng, lại là một tỉnh có nhiều cảng biển như cảng Cửa Ông, cảng Hòn Gai, cảng nước sâu Cái Lân ( đang xây dựng)… Do đó việc vận chuyển sản phẩm quế đi các tỉnh khác và để xuất khẩu là không mấy khó khăn. Tuy nhiên do hiện nay

5.

diện tích không lớn và chất đất ở đây không cho chất lượng quế tốt như ở Yên Bái nên Quảng Ninh mới chỉ mới sản xuất và xuất khẩu rất ít mặt hàng này. Trong tương lai, cải tạo các giống quế và đưa các giống có năng suất, chất lượng cao như loại quế Đơn vào vùng quế này để tiến hành sản xuất đại trà là một việc làm đang được tỉnh Quảng Ninh quan tâm.

569.

570.2.1.3 Vùng quế Thanh Hoá, Nghệ An

571.

572.Các huyện Thường Xuân, Ngọc Lặc (Thanh Hoá) Quế Phong, Quỳ

Châu (Nghệ An) là một vùng liền giải nằm về phía Đông dãy Trường Sơn,

có vĩ độ từ 190 đến 200 vĩ Bắc, Phía Tây thượng nguồn là các dãy núi cao

khoảng 1500- 2000m án ngữ biên giới Việt Lào và thấp dần về phía Đông. Vùng quế này bị kẹp giữa bởi hai lưu vực sông Chu và sông Hiến; có độ cao bình quân 300- 700 m chia cắt và đón gió Đông Nam nên lượng mưa

trong vùng cũng rất cao trên 2000 mm/ năm; nhiệt độ bình quân 23,10 C,

độ ẩm bình quân là 85%. Thực vật trong vùng phong phú và đa dạng, có rất nhiều loại lâm sản ngoài gỗ có giá trị như song, mây, tre trúc và các loại cây thuốc nhưng đặc biệt quý giá vẫn là cây quế. Tiêu biểu là hai loại quế Thanh và quế Quỳ. Đây là hai loại rất tốt vì có hàm lượng và chất lượng cao nổi tiếng trong cả nước. Người trồng quế chủ yếu là đồng bào các dân tộc Thái, Mường, Mán.

573.

574.Khả năng phát triển cây quế ở vùng này là rất lớn tuy nhiên hiện nay

diện tích quế chỉ mới tập trung chủ yếu ở các huyện Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Quế Châu của Nghệ An và Thường Xuân, Ngọc Lặc, Lang Chánh của Thanh Hoá. Nhu cầu về cây quế thanh để làm dược liệu là rất lớn nhưng khả năng sản xuất lại có hạn nên việc mở rộng diện tích quế ở vùng này là rất cần thiết.

575.

576.Theo điều tra khảo sát của các chuyên gia lâm nghiệp, vùng này có

Bắc, đất đai có độ dày và ẩm lớn, nhiều mùn, chất lượng đất tốt, khả năng trồng cây quế Đơn ở khu vực này là rất lớn. Vì vậy việc đưa cây quế Đơn vào trông ở khu vực này để tạo vùng nguyên liệu phục vụ xuất khẩu là một việc làm cần thiết để nâng cao thu nhập của đồng bào các dân tộc ở đây. Bên cạnh đó nguồn lao động dồi dào ở các đại phương trên cũng là một thuận lợi lớn để phát triển sản xuất quế.

577.

578.2.1.4. Vùng quế Quảng Nam, Quảng Ngãi

579.

580.ở vùng này, sản xuất quế tập trung chủ yếu ở các huyện Trà My của

tỉnh Quảng Nam và Trà Bồng của tỉnh Quảng Ngãi, khu vực này nằm ở phía đông của dãy Trường Sơn, thượng nguồn phía Tây là đỉnh Ngọc Linh cao khoảng 1500 m và thấp dần về phía Đông. Vùng quế Trà My, Trà Bồng có độ cao trung bình khoảng 400- 500 m; nhiệt độ bình quân hàng

năm là 220 C, lượng mưa bình quân khá cao khoảng 2300 mm/năm, độ ẩm

bình quân 85%. Đất đai phát triển trên các loại đá mẹ, đá sa thạch hoặc sa phiến thạch có tầng đất dày, ẩm và thoát nước, thành phần cơ giới trung bình. Quế là nguồn lợi và gắn bó với các đồng bào dân tộc Cà Tu, Cà Toong, Bo từ lâu đời nay. Các xã như Trà Quân, Trà Hiệp, Trà Thuỷ (Trà Bồng), Trà Long, Trà Giác, Trà Mai (Trà My) là những địa phương có nhiều quế nhất. Hiện nay vùng quế đã được mở rộng ra các địa phương khác như Quế Sơn, Phước Sơn, Sơn Tây và Sơn Hà.

581.

582.ở khu vực này tổng diện tích có thể trồng quế lên tới hơn 10.000 ha.

Sản phẩm truyền thống vẫn là quế Đơn có chất lượng tốt không kém quế Đơn trồng ở Yên Bái, Quảng Ninh.. Khu vực này có điều kiện giao thông tương đối thuận lợi, có đường 1 và đường Hồ Chí Minh đi qua, lại gần biển (khu vực miền Trung có các cảng như Đà Nẵng, Sa Huỳnh, …) nên việc vận chuyển sản phẩm quế sau thu hoạch đi tiêu thụ là rất thuận lợi.

583.

5.

584.Những năm qua, việc chế biến các sản phẩm có nguồn gốc từ cây quế chưa được chúng ta trú trọng lắm. Do lượng quế sản xuất ra không nhiều lại bị phân tán ở 4 khu vực khác nhau và việc xuất khẩu lại chủ yếu là vỏ quế thô nên công đoạn chế biến cũng đơn giản, dựa vào người trồng quế là chính. Khi đến vụ thu hoạch, quế được lột vỏ theo những quy trình nhất định. Trong công đoạn này, để có được những phiến quế phù hợp với tiêu chuẩn xuất khẩu, cán bộ thu mua phải hướng dẫn cho người sản xuất tiêu chuẩn về độ dài, chiều ngang của thanh quế để đạt được giá trị cao

nhất. Vỏ quế sau khi tách ra khỏi cây sẽ được phơi khô và bán cho công ty

ngoại thương, để sau đó các công ty này sẽ đưa vào chế biến và đưa đi xuất khẩu.

585.

586.Hiện nay Yên Bái là một địa phương sản xuất quế đứng đầu cả nước

nhưng theo qui hoạch thì sắp tới vùng quế Quảng Nam, Quảng Ngãi sẽ có diện tích và sản lượng ngang bằng với Yên Bái.

587.

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu quế của việt nam (Trang 30 - 35)