2.3.2 Kĩ thuật trồng quế

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu quế của việt nam (Trang 43 - 49)

750.

751.Sau khi đã ươm cây được một thời gian, cây con đạt yêu cầu thì

người ta đem trồng đại trà trên đất rừng. Trồng quế là một phong tục tập quán lâu đời của đồng bào các dân tộc Dao, Mường, Cà tu, Cà toong, Bu… ở nước ta. Các vườn quế, rẫy quế được coi là tài sản quí giá của từng gia đình, ông bà, cha mẹ khi chết đi thường để lại các vườn quế cho con cháu. Có nơi sự giàu có thường được đo bằng diện tích các vườn quế. Theo phong tục của một số dân tộc, khi con cái xây dựng gia đình riêng, ông bà cha mẹ thường chia đất, chia rẫy cho con cháu để họ trồng quế. Có nơi người dân thường tổ chức trồng quế vào đầu năm mới như một lễ hội và đây là một tập quán tốt. Một năm thường có hai mùa trồng quế, mùa xuân vào các tháng 2 và 3, mùa thu vào các tháng 8,9. Tuỳ vào thời tiết của từng vùng mà bà con trồng quế vào thời gian khác nhau. ở Yên Bái, quế thường được trồng vào các tháng đầu xuân, các tỉnh miền trung trồng vào vụ thu khi đã có mua nhiều, đất ẩm, thời tiết dịu mát, tránh được gió nóng mùa hè.

752.

753.Quế thường được trồng trong vườn của các hộ gia đình, xung quanh

làng bản, ở các khu công sở, trường học. Quế được gây trồng trong vườn hộ gia đình được gọi là vườn rừng quế. Đặc điểm của loại hình trồng nầy là diện tích không lớn, chỉ khoảng 1 đến 2 ha mỗi hộ nhưng đất rừng được sử dụng có hiệu quả. Hàng năm các hộ có sản phẩm quế để bán, đồng thời tiếp tục trồng bổ sung. Quế được trồng thuần loại, có nhiều cỡ tuổi khác nhau từ nhỏ đến lớn. Lao động để xây dựng vườn rừng chủ yếu huy động từ các hộ gia đình, vốn đầu tư cũng do các hộ này tự bỏ ra sau mỗi lần bán sản phẩm quế. Chính nhờ cây quế mà hàng trăm hộ dân có tiền xây được

nhà kiên cố, sắm được ti vi, xe máy và các thiết bị khác trong gia đình. Ưu điểm của loại hình trồng quế này là có thể huy động tối đa sức người, sức của trong những vùng trồng quế, tuy nhiên nhược điểm là vốn đầu tư không nhiều, lao động thiếu nên việc mở rộng diện tích gặp nhiều khó khăn nếu không có sự giúp đỡ của các ngân hàng và tổ chức tín dụng khác.

754.

755.Quế cũng thường được trồng ở trên nương, rẫy, trên các sườn núi

tạo thành các vùng quế tập trung có diện tích lớn, đặc biệt quế còn được trồng theo phương thức nông lâm kết hợp như đã trình bày ở phần trên. Đây là loại hình trồng quế với qui mô lớn và thường tạo thành các trang trại quế. Diện tích của các trang trại này phụ thuộc vào đất đai mà Nhà nước giao cho cũng như lao động, tiền vốn của các hộ gia đình. Hiện nay các hộ gia đình đã đầu tư bằng mọi nguồn vốn có thể có để thuê nhân công phát băng, đào hố, khai thác vỏ quế đã tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động tại địa phương. Gây trồng quế trên nương rẫy mở ra khả năng cung cấp sản phẩm nhiều, đồng thời ngăn chặn được hiện tượng phát nương, phá rừng, chống được sói mòn, bảo vệ môi trường. Việc trồng quế trên nương rẫy cùng với trồng xen cây theo phương thức nông lâm kết hợp đã làm tăng thu nhập cho bà con nông dân đặc biệt là trong thời kì cây quế còn bé. Theo điều tra của các nhà nghiên cứu, những hộ áp dụng phương thức trồng quế này hàng năm có thu nhập rất cao khoảng từ 50 đến 100 triệu đồng một năm.

756.

757.Mật độ trồng quế phụ thuộc vào cường độ và mục đích kinh doanh.

ở những nơi có cường độ kinh doanh cao, có khả năng tận dụng hết các phụ phẩm trung gian, mật độ trồng có thể lên tời 10.000 cây/ha. ở những nơi có cường độ kinh doanh thấp, mật độ quế trồng có thể chỉ ở mức 3000 cây/ha.

758.

5.

759.Trước khi tiến hành trồng quế, người ta phải đào hố, mỗi hố cách

nhau từ 2- 3 m tuỳ theo mật độ trồng, mỗi hố rộng 0,25 m2, nên đào hố

thẳng hàng để sau này tiện chăm sóc cây con. Sau khi đào hố thì đổ mùn hoặc lá cây rụng xuống và bón phân trước. Sau đó mới đem cây con trồng vào trong hố. Nên trồng cây con bằng bầu thì cây sẽ có tỷ lệ sống cao.

760.

761.Trong thời gian từ 3- 4 năm đầu kể từ khi trồng quế phải tiến hành

chăm sóc thường xuyên. Nội dung của chăm sóc là tiến hành trồng bổ sung những cây con đã chết và điều chỉnh ánh sáng cho thích hợp. Loại bỏ các cây cỏ hoang dại lấn át cây trồng, nhổ những cây con yếu ớt, bị sâu bệnh… và tiến hành phòng trừ sâu bệnh cho rừng quế. Khi rừng quế đã khép tán cần điều chỉnh mật độ thích hợp cho từng giai đoạn. Công tác điều chỉnh rừng quế đảm bảo cho rừng quế đủ ánh sáng, đủ không gian dinh dưỡng để sau này cây quế đạt được năng suất và chất lượng cao. Tuỳ theo mật độ trồng, từ năm thứ 5 trở về sau có thể tiến hành chặt cành tỉa thưa, sản phẩm tỉa thưa có thể tận thu để chưng cất tinh dầu quế. Cần tiên hành phòng chống bệnh hại cho quế không để các dịch hại như dịch sâu róm hại quế như đã từng xảy ra ở Quảng Nam gây thiệt hại rất lớn cho bà con các dân tộc.

762.

763.2.3.4 Khai thác và chế biến vỏ quế

764.

765.Việc khai thác vỏ quế đã có từ lâu đời ở nước ta. Từ khi còn thu hái

tự nhiên cho đến khi biết trồng quế, nhân dân ta đã nhận biết và tích luỹ dần được những kinh nghiệm cơ bản như mùa vụ, kĩ thuật bóc vỏ, phân loại, kĩ thuật chế biến và bảo quản vỏ quế.

766.

767.Thông thường cây quế chỉ được khai thác có một lần nhưng đối với

những giống quế quí hiếm và yêu cầu vỏ không nhiều thì người ta tiến hành khai thác một phần vỏ về một phía của cây sau đó tiếp tục nuôi cây

để khai thác lần sau. Trong sản xuất, do yêu cầu số lượng sản phẩm nhiều nên người ta có thể khai thác toàn bộ vỏ cây trong một mùa khai thác gọi là khai thác trắng. Ưu điểm của phương pháp khai thác này là thu được nhiều sản phẩm, dễ áp dụng. Ngoài ra người ta còn áp dụng phương pháp khai thác chọn tức là chỉ khai thác những cây có đường kính đạt yêu cầu trong một mùa khai thác. Phương pháp này có ưu điểm là thu được những sản phẩm theo ý muốn nhưng khó bố trí khai thác và chu kì kinh doanh thường kéo dài.

768.

769.ở nước ta, quế thường được khai thác vào các mùa mưa bởi đây là

lúc khí hậu thích hợp cho khai thác, nắng ấm, mưa nhiều, lượng tinh dầu tích tụ nhiều trong vỏ, mặt khác vỏ cây cũng dễ bóc tách lại dai không bị gãy vỡ, tỷ lệ hao hụt sẽ giảm. Khi khai thác quế thường theo các bước sau:

770.

- Chuẩn bị rừng khai thác, bóc thăm dò thử một số cây

- Bóc vỏ khoanh gốc thường có chiều dài từ 40- 60 cm

- Chặt ngã cây, chặt các cành nhỏ

- Bóc vỏ ra khỏi thân cây theo qui cách đã xác định

771.

772.Thao tác bóc vỏ cần chú ý: để bóc được nhiều khoanh vỏ đẹp và hợp

với qui định xuất khẩu thì khi lột vỏ ra khỏi thân cây cần chú ý không để lòng thanh quế bị ma sát, hai đầu không bị nứt, không bị thủng lỗ, mắt chết. Vỏ quế khai thác trên cùng một cây thường được chia ra thành các loại sau:

773.

774.+ Vỏ quế bóc ở thân cây: đoạn cách gốc 1m đến nơi cây tỉa cành vỏ

thường dày, lượng tinh dầu trong vỏ cao, vỏ thẳng đẹp ít bị thủng do có ít mắt chết và ít bị vênh. Nhân dân ta thường gọi loại quế này là quế Trung Châu. Đây là loại quế tốt nhất.

775.+ Vỏ quế bóc từ ngọn cây và các cành lớn thường được gọi là quế

Thượng căn. Loại quế này thường có nhiều lỗ thủng do có nhiều mắt chết

5.

và hàm lượng tinh dầu cũng ít hơn trong vỏ quế Trung Châu. Khi bóc vỏ loại quế này cần chú ý hạn chế tối đa sự xây xước do các mắt chết ở thân cây tạo nên.

776.+ Vỏ quế Hạ căn là vỏ quế bóc từ đoạn thân sát gốc có đặc điểm là

vỏ dày nhưng hàm lượng tinh dầu thấp và thường bị cong vênh.

777.+ Vỏ quế chi là vỏ quế bóc từ những cành cây nhỏ.

778.Thông thường quế trồng sau 6 đến 7 năm là có thể tiến hành khai

thác tỉa thưa được. Với loại quế khai thác ở tuổi 15 thì có thể tỉa thưa từ 2 đến 3 lần để điều chỉnh mật độ cho thích hợp. Thường thì cứ phải sau 15 năm thì rừng quế mới cho khai thác chính được, tuy nhiên trong quá trình đợi khai thác chính người ta tiến hành tỉa thưa và dùng các sản phẩm tỉa thưa này làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến thực phẩm và hương liệu. Các loại quế tốt dùng vào mục đích làm dược liệu thì thời gian kéo dài 20 năm.

779.

780.2.3.5 Kĩ thuật chế biến vỏ quế

781.

782.Tuỳ theo chất lượng và qui cách sản phẩm vỏ quế khác nhau mà kĩ

thuật chế biến cũng khác nhau như quế Kẹp, quế Chống (Quảng Nam, Quảng Ngãi), quế Thanh ( Thanh Hoá), quế Quỳ (Nghệ An) thì kĩ thuật chế biến rất tỉ mỉ và công phu. Để chế biến được quế tốt dùng vào mục đích làm dược liệu chữa bệnh phải tốn nhiều công sức từ việc lựa chọn cho được cây quế tốt, xác định vị trí và qui cách lấy vỏ, bóc vỏ, xử lí vỏ, tạo dáng đẹp sau đó phải phơi khô mất từ 15 đến 20 ngày. Để tạo dáng đẹp cho thanh quế, trước khi cho thanh quế lên bàn kẹp để uốn hình, vỏ quế thường được ủ 3- 4 ngày cho dai, mềm dễ uốn, tinh dầu trong vỏ quế đã tương đối ổn định. Trong khi ủ không để cho lòng vỏ quế bị ẩm mốc, có thể dùng rượu hoặc cồn lau sạch lòng thanh quế. Bàn kẹp gồm nhiều thanh tre hoặc gỗ dùng để uốn thanh quế thành hình theo ý muốn. Trong quá

trình tạo dáng, vỏ quế được phơi nơi khô ráo thoáng mát, tránh ánh nắng trực diện hoặc nơi có nhiệt độ cao. Khi phơi, lòng thanh quế phải được úp xuống tránh sự bay hơi của tinh dầu. Trong quá trình tạo dáng, bàn kẹp phải luôn siết chặt để tạo dáng theo ý muốn. Khi vỏ quế đã khô thì tháo thanh kẹp ra, tu sửa lại thanh quế, phân loại và đem bảo quản. Có nơi nhân dân thường đẽo vát hai đầu thanh quế để lộ ra phần nhục quế hoặc dùng sáp ong để bịt kín hai đầu thanh quế. Quế được bảo quản trong các hộp kẽm hoặc trong các hộp có bọc nhiều lớp vải mỏng và mềm, làm như vậy có thể bảo quản quế được rất lâu mà không bị mất mùi. Khi phơi tạo dáng cho thanh quế nhất thiết phải làm đúng các qui tắc như vậy quế mới đủ điều kiện xuất khẩu.

783.

784.Chế biến vỏ quế gia vị dùng vào chế biến thực phẩm thường đơn

giản nhưng khối lượng rất lớn có khi lên đến hàng trăm tấn trong một mùa vụ, một năm. Thông thường việc chế biến vỏ quế thô rất đơn giản nhưng cũng đòi hỏi công phu theo các bước sau: vỏ quế sau khi bóc xong, đem phơi khô, phân loại và đóng vào các thùng gỗ có bọc túi polyêtylen hoặc giấy hút ẩm. Khi đóng gói cần chú ý không làm các thanh quế bị vỡ trong quá trình vận chuyển. Khi xếp phải đủ chặt để khi vận chuyển quế không va đập vào nhau gây hao hụt. Yêu cầu chính là quế không bị mốc, không bị mất mùi vị, thanh quế phải đạt kích thước nhất định, đảm bảo các tiêu chuẩn về thực phẩm, phải được bảo quản nơi khô ráo, nhiệt độ thích hợp, không để quế lẫn xăng dầu, các chất dễ nhiễm mùi như hoá chất, nước mắm, cá… Không nên bảo quản quế quá lâu bởi vì để lâu quế dễ bị mất mùi vị, ẩm mốc không đảm bảo chất lượng xuất khẩu.

785.

786.Tinh dầu quế được chế biến từ vỏ, lá, cành, ngọn, mầm non trong

quá trình khai thác. Hàng năm người trồng quế đều có thể khai thác các phụ phẩm của cây quế để ép lấy tinh dầu. Thiết bị chưng cất tinh dầu

5.

thường dùng hiện nay là các thiết bị chưng cất bằng hơi nước, hiệu suất nhìn chung còn thấp, tỷ lệ hao hụt cao, 100 kg vỏ quế thường chưng cất được khoảng 2 lít tinh dầu; 1000 kg cành, lá, rễ chỉ chưng cất được 5 lít tinh dầu. Hàm lượng Anđehyt Cinamic trong tinh dầu chưng cất từ lá thường chỉ đạt 70%. Chính vì điều này mà những năm qua nước ta chưa xuất khẩu tinh dầu quế do hiệu suất thấp nên không có doanh nghiệp nào dám đứng ra xuất khẩu sản phẩm này mặc dù giá của nó trên thị trường thế giới rất cao.

787.

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu quế của việt nam (Trang 43 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w